Thế “kiềng 3 chân” giúp tuổi thọ và chất lượng sống của người Nhật hàng đầu thế giới
Chất lượng cuộc sống của người dân cũng như tuổi thọ trung bình của người Nhật luôn được xếp vào hạng cao của thế giới. Và đây là những lý do.
Chính sách chú trọng sức khoẻ từ chính phủ
Tại Nhật, ngay từ đầu những năm 1980, chính phủ đã rất quan tâm đến sự phát triển của ngành thực phẩm có lợi cho sức khoẻ (food with health claims).
Năm 1984, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã bắt đầu nghiên cứu chức năng của thực phẩm. Đến năm 1988, MEXT bắt đầu kiểm nghiệm tầm quan trọng của thực phẩm trong việc giảm các bệnh về lối sống, cũng như sự cần thiết của việc công bố thông tin thực phẩm dựa trên những bằng chứng khoa học.
Một năm sau, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản nhận được báo cáo từ MEXT và tiến hành nghiên cứu về thực phẩm chức năng. 2 năm sau, bộ này chính thức luật hoá hệ thống kiểm nghiệm các sản phẩm hỗ trợ chức năng hoặc có lợi cho sức khoẻ – FOSHU (viết tắt của Foods for Special Health Uses). Trong báo cáo Thị trường thực phẩm sức khoẻ Nhật năm 2014, FOSHU được xem là một trong những chứng nhận đầu tiên trên thế giới hợp pháp hoá các thực phẩm thương mại tốt cho sức khoẻ.
Chính phủ Nhật rất chú trọng phát triển thị trường thực phẩm có lợi cho sức khoẻ
Chính phủ Nhật sẽ chỉ cấp chứng nhận FOSHU cho những sản ph ẩm thực phẩm, thức uống tốt cho sức khoẻ và được chứng minh hiệu quả về mặt sinh lý học đối với cơ thể con người. Chứng nhận chia nhỏ thành 15 nhóm lợi ích sức khỏe cụ thể, gồm chức năng tiêu hoá, nồng độ cholesterol, huyết áp, xương khớp, răng miệng, nồng độ đường trong máu…
Để đạt được chứng nhận FOSHU, một sản phẩm có thể phải chờ đến 3 năm, trải qua nhiều qui trình kiểm nghiệm từ an toàn thực phẩm, hiệu quả với sức khoẻ, thành phần sản phẩm, thậm chí thông tin trên bao bì sản phẩm. Và để đủ tiêu chuẩn xét duyệt, sản phẩm phải có những bằng chứng khoa học cũng như lâm sàng rõ ràng về hiệu quả sản phẩm. FOSHU đặc biệt và được người dân Nhật tín nhiệm ở chỗ công nhận chất lượng của một sản phẩm cụ thể, thay vì chỉ chứng nhận một thành phần nào đó có lợi cho sức khoẻ như các chứng nhận thông thường khác.
Video đang HOT
Doanh nghiệp tích cực tung các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ
2 năm sau khi luật hoá FOSHU, sản phẩm đầu tiên (gạo không gây dị ứng) được cấp chứng nhận FOSHU, tạo đà cho ngành công nghiệp thực phẩm có lợi cho sức khoẻ phát triển rầm rộ tại Nhật. Theo báo cáo Những xu hướng hiện hành của khoa học và ngành công nghiệp thực phẩm chức năng năm 2014 của Soichi Arai và cộng sự, rất nhiều sản phẩm đạt chứng nhận FOSHU đã ra mắt thị trường. Các nhà khoa học bắt đầu có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các thành phần thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu đầu tư vào quá trình nghiên cứu phát triển để cho ra đời những sản phẩm theo một xu hướng mới- có lợi cho sức khoẻ và đạt chứng nhận FOSHU.
Một khách hàng trẻ lựa chọn đồ uống tại cửa hàng tiện lợi ở Nhật (ảnh: Shutterstock)
Tính đến tháng 1/2018, đã có 1.143 sản phẩm đăng ký và được cấp chứng chỉ FOSHU tại Nhật. Bên cạnh nhiều cái tên “nội địa” như Itoen, Ohstuka, Asahi…, cũng có nhiều thương hiệu quốc tế đạt chứng nhận khắt khe này của Nhật. Gần đây nhất là Coca-Cola với sản phẩm Coca-Cola Plus giúp giảm hấp thu chất béo từ bữa ăn do có bổ sung chất xơ dinh dưỡng. Sản phẩm được thị trường chào đón vì giải quyết được một trong những vấn đề sức khoẻ mà người Nhật đang đối mặt- đó là các bệnh gây ra do lối sống (ví dụ như huyết áp, tiểu đường, béo phì, ung thư). Giải pháp được chính phủ đặt ra đó là thay đổi lối sống (Hướng dẫn của Hiệp hội Xơ cứng Động mạch Nhật Bản về phòng ngừa các bệnh tim mạch và xơ cứng động mạch năm 2012).
Người Nhật ý thức cao trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình
Yếu tố cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, giúp tuổi thọ và chất lượng cuộc sống ở Nhật luôn ở top đầu thế giới, đó là bản thân người dân xứ hoa anh đào rất quan tâm đến sức khoẻ.
Thông thường, người tiêu dùng thường có lý do quyết định mua thực phẩm, đồ uống. Trong đó, có nhiều lý do liên quan đến cảm xúc như vì cảm thấy thích, thấy bao bì đẹp, ưa thích mùi hương hay được bạn bè giới thiệu… Trong khi đó, người Nhật chỉ quan tâm đến việc liệu sản phẩm đó có tốt hay không. Theo khảo sát năm 2013 của Tổng cục Tiêu dùng Nhật Bản (CAA), 90% người Nhật lựa chọn sản phẩm dựa trên chức năng của sản phẩm đó. Khảo sát Diễn đàn Sức khoẻ và Thực phẩm tại Nhật đăng trong Báo cáo Thị trường thực phẩm sức khoẻ Nhật năm 2014 cho thấy, khi được hỏi cách nào để cải thiện sức khoẻ, 54% người Nhật trả lời là sẽ chọn các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ để cải thiện sức khoẻ của mình.
Thị trường Nhật chào đón Coca-Cola Plus với chứng nhận FOSHU giúp giảm hấp thu chất béo từ bữa ăn do có bổ sung chất xơ dinh dưỡng
Một trong những căn cứ để người tiêu dùng Nhật lựa chọn sản phẩm đó là dựa vào hệ thống các chứng nhận được chính phủ cấp phép, như FOSHU để chọn được những sản phẩm bảo vệ và cải thiện sức khoẻ của mình.
Kết:
Tại Việt Nam, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến yếu tố sức khoẻ khi lựa chọn sản phẩm, nhất là thực phẩm. Chúng ta hoàn toàn có thể hành động để đạt được những điều tương tự như Nhật Bản – tuổi thọ và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Mới đây, Coca-Cola Plus, 100% theo công thức Coca-Cola Plus đạt chứng nhận FOSHU do chính phủ Nhật Bản cấp đã chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam. Sản này đạt chứng nhật FOSHU vì có tác dụng giúp hạn chế hấp thu chất béo từ bữa ăn nhờ bổ sung chất xơ dinh dưỡng. Đây sẽ là lựa chọn mới giúp người Việt vừa có thể cân bằng giữa niềm vui ăn uống và việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
Theo Khám Phá
Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới theo đúng lộ trình
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội.
Ảnh minh họa/internet.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạnsách giáo khoa (SGK) mới theo đúng lộ trình Quốc hội đã thông qua; tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, không để tái diễn tiêu cực;
Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, văn hóa, kỹ năng cho học sinh; ban hành quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học; tăng cường kiểm tra, giám sát các địa phương, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường.
Các địa phương theo phân cấp quản lý chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường tại địa phương; chủ động kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra phạm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
Đẩy mạnh đào tạo cấp chứng chỉ nghề cho lao động; phân luồng liên thông dạy văn hóa cho học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đẩy nhanh quy mô đào tạo và số lao động có chứng chỉ;
Ngoài ra, chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT kiểm tra, có giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; khẩn trương hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em cấp cơ sở.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Tuyển sinh vào lớp 10: Trường THPT chuyên Hà Tĩnh tuyển 320 chỉ tiêu Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên và THPT chuyên ở Hà Tĩnh năm học 2019 - 2020 sẽ diễn ra từ ngày 30/5, thí sinh sẽ phải thi 3 môn bắt buộc là: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Theo đó, các môn Toán, Ngữ văn sẽ ra bắng hình thức tự luận thời gian làm bài 90 phút...