Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu
Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại “khủng” cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới.
Thiệt hại kinh hoàng
Theo tờ The Guardian dẫn lại báo cáo của Phòng Thương mại quốc tế (ICC), tổng số thảm họa liên quan khí hậu tăng từ giai đoạn 1980 – 1999 đến giai đoạn 2000 – 2019 đã tăng 83%. Trong đó, khoảng 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt trên 6 châu lục trong giai đoạn 2014 – 2023 đã gây thiệt hại nặng nề từ việc phá hủy nhà cửa, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng đến năng suất lao động của con người. Báo cáo cho thấy tổng cộng 1,6 tỉ người bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời nêu rõ số người thiệ.t mạn.g sẽ tăng lên theo thời gian.
Hiện trường một khu vực ở bang Florida (Mỹ) sau khi bão Milton quét qua. ẢNH: AFP
Về kinh tế, tổng thiệt hại do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan khí hậu cực đoan toàn cầu là khoảng 2.000 tỉ USD từ năm 2014 – 2023, tương đương với tổn thất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Xét trong giai đoạn 2022 – 2023, thiệt hại kinh tế toàn cầu đã lên tới 451 tỉ USD, tăng 19% so với mức trung bình hằng năm của cách đây 8 năm. Theo báo cáo trên, Mỹ chịu tổn thất kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2014 – 2023 với mức 935 tỉ USD. Sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ ghi nhận mức thiệt hại tài chính lớn thứ 2 và 3, lần lượt là 268 tỉ USD và 112 tỉ USD. Đức, Úc, Pháp và Brazil cũng nằm trong bảng xếp hạng 10 quốc gia chịu tổn thất nhiều nhất do biến đổi khí hậu.
Sẽ có thêm siêu bão như Yagi vì biến đổi khí hậu
Theo báo cáo của ICC, gánh nặng kinh tế do biến đổi khí hậu không đồng đều ở các quốc gia. Nhà kinh tế học Ilan Noy tại Đại học Victoria (New Zealand) nhận xét: “Về lâu dài, những tổn thất ở các quốc gia có thu nhập thấp có sức tàn phá lớn hơn so với những nước thịnh vượng, nơi hỗ trợ của nhà nước mạnh hơn”.
Trước đó, nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng kinh tế toàn cầu sẽ chịu tổn thất kinh hoàng do hiện tượng thời tiết cực đoan. Viện Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu Potsdam (PIK) cũng ước tính biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại tương đương 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và mức tổn thất ước tính lên tới 38.000 tỉ USD/năm vào năm 2050. Xét riêng các nền kinh tế đang phát triển châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản, Úc và New Zealand), từ nay đến năm 2070, nếu không được kiểm soát, biến đổi khí hậu có thể làm tổn hại tích lũy 17% GDP của khu vực. Mức tổn thất GDP này có thể lên đến 41% vào năm 2100, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm 31.10.
“Mạnh tay” rút hầu bao
Ông Simon Stiell, Giám đốc phụ trách mảng khí hậu của LHQ, ngày 11.11 cảnh báo: “Nếu ít nhất 2/3 các quốc gia trên thế giới không đủ khả năng cắt giảm khí thải nhanh chóng, thì mọi người đều phải trả giá đắt”.
Đồng quan điểm, Tổng thư ký của ICC John Denton nhấn mạnh: “Rõ ràng, dữ liệu trong thập niên qua đã chứng minh biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của tương lai. Tình trạng mất năng suất do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang được nền kinh tế thực sự cảm nhận ngay tại đây và ngay lúc này”.
Ông Denton kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng nhanh chóng và đồng bộ trước các tác động kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gây ra, đồng thời khẳng định việc “rút hầu bao” cho khí hậu là đầu tư vào một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và kiên cường, nơi tất cả mọi người đều được hưởng lợi.
Bộ trưởng Môi trường Azerbaijan Mukhtar Babayev ngày 11.11 kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân cần thể hiện trách nhiệm nhiều hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. “Nếu không có khu vực tư nhân, sẽ không có giải pháp khí hậu. Thế giới cần nhiều tiề.n hơn và cần chúng nhanh hơn”, theo tờ The Guardian dẫn lời ông Babayev.
Khai mạc Hội nghị COP29
Vào ngày 11.11, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Sự kiện quy tụ hơn 51.000 đại biểu. Một trong những tâm điểm của COP29 là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, COP29 hứa hẹn sẽ đưa ra nhiều hành động quyết tâm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi tập trung vào 3 định hướng chống biến đổi khí hậu
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku (Azerbaijan), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh đến 3 định hướng chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gồm giảm phát thải, bảo vệ nhân loại trước hậu quả của biến đổi khí hậu và tài chính.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ngày 12/11/2024. Ảnh: REUTERS
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ông Guterres nhấn mạnh các nước cần khẩn cấp giảm lượng khí thải để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, theo đó lượng khí thải phải giảm 9% mỗi năm. Đến năm 2030, chỉ số này phải giảm 43% so với mức năm 2019. Người đứng đầu LHQ cho rằng các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phải dẫn đầu về vấn đề này bởi đây là những nước phát thải lớn nhất, có khả năng và trách nhiệm lớn nhất.
Thứ hai, Tổng thư ký LHQ cũng nhấn mạnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo vệ nhân loại khỏi hậu quả tàn khốc của cuộc khủng hoảng khí hậu, nhất là các nước đang bị bỏ mặc trước những hiện tượng khí hậu khắc nghiệt. Ông cho biết sự chênh lệch giữa nhu cầu thích ứng và nguồn tài chính có thể lên tới 359 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Những khoản tiề.n thiếu hụt này có thể dẫn đến thiệt hại về người, mất mùa và bỏ qua cơ hội phát triển.
Về định hướng thứ ba, ông cho biết, cần biến cam kết thành hành động. Ông kỳ vọng các nước sẽ thực hiện các cam kết về tài chính, còn các nước phát triển sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu lên ít nhất 40 tỷ USD vào năm 2025. Theo ông, cam kết tài chính cho vấn đề khí hậu không phải là từ thiện mà là một khoản đầu tư, hành động vì khí hậu không phải là sự lựa chọn mà là mệnh lệnh.
Ông Guterres nhấn mạnh: "COP29 phải phá bỏ các bức tường về tài chính khí hậu. Các nước đang phát triển không được để hội nghị tại Baku trắng tay. Một thỏa thuận là cần thiết. Chúng ta cần một mục tiêu tài chính mới phù hợp với thời điểm này". Ông nói thêm rằng tài chính khí hậu là cần thiết, nếu không, nhân loại sẽ phải trả giá. Ông Guterres cũng hy vọng COP29 sẽ thống nhất được các quy định cho các thị trường carbon công bằng, hiệu quả.
Hội nghị cấp cao về hành động vì khí hậu của các nhà lãnh đạo thế giới COP29 khai mạc ngày 11/11 tại thủ đô Baku. Khoảng 80 lãnh đạo cấp cao và người đứng đầu chính phủ đã tham dự. Một trong những chủ đề "nóng" nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng nay con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức tài trợ lên 1.000 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay.
Tuy nhiên, lãnh đạo của một số nền kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới không tham dự hội nghị khí hậu năm nay. Trong số đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Khi COP29 bắt đầu diễn ra, các vụ cháy rừng bất thường ở bờ Đông nước Mỹ vẫn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí tại New York. Trong khi đó, các nhà khoa học dự báo năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.
Bằng chứng khoa học cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như tác động của hiện tượng này đang diễn ra nhanh hơn dự kiến và nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể đã tăng 1,5 độ C so với thời kỳ công nghiệp. Mức tăng nhiệt vượt ngưỡng 1,5 độ C sẽ dẫn đến nguy cơ các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn.
Báo động chuyện sống còn Năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng kỷ lục và hội nghị khí hậu của LHQ sắp diễn ra sau hàng loạt sự kiện thời tiết cực đoan trên toàn cầu. Trang The Verge ngày 9.11 dẫn báo cáo của Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) dự báo 2024 sẽ là...