Thầy và trò vùng cao nỗ lực “vượt vũ môn”
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bắt đầu. Cả thầy và trò vùng cao đang sát cánh, nỗ lực “vượt vũ môn”.
Học tới đâu ôn tới đó
Không cần đợi đến khi Bộ GD&ĐT công bố thời gian thi, đề minh họa, nhiều năm qua, Trường THPT Tây Trà (Trà Bồng) khởi động việc ôn tập, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 ngay từ đầu học kỳ 2. Nhờ vậy mà trường luôn nằm trong tốp đầu các trường miền núi có kết quả tốt nghiệp cao nhất tỉnh dù là nơi vùng sâu vùng xa nhất, điều kiện đi lại khó khăn.
Trường đang gấp rút hoàn thành nội dung chương trình trong buổi sáng. Buổi chiều trường tổ chức dạy tăng tiết với thời lượng 2 tiết/môn/tuần cho tất cả các môn học sinh đăng ký dự thi.
Buổi tối, thầy cô giáo kèm cặp học trò cả ở khu nội trú, tập trung ôn luyện cho các em những kiến thức cơ bản nhất. Với phương châm học tới đâu ôn tập tới đó, hỏng đâu bù đó.
Thầy cô sát cánh cùng học trò trong từng con số, câu chữ, tập trung ôn luyện cho các em những nền tảng kiến thức căn bản nhất. Hầu hết học sinh ở lại khu nội trú nên thuận lợi cho việc học nhóm, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ cho nhau.
Thầy và trò Trường THPT Tây Trà đang tích cực ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.
Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Trà Lê Thanh Tâm chia sẻ: “Ngoài thời gian ôn tập trên lớp, giáo viên kèm cặp học sinh thêm thời gian ban đêm. Bất cứ lúc nào các em cần sự giúp đỡ đều có các thầy, cô giáo giải đáp, chỉ bảo tận tình”.
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Sơn Tây) cũng duy trì hoạt động ôn tập song với học chính khóa từ đầu học kỳ 2.
Là huyện miền núi, nhiều học sinh người dân tộc thiểu số nên lực học của các em hạn chế hơn so với miền xuôi. Các em cũng không có điều kiện để mua tài liệu tham khảo hay học thêm. Vì thế, việc ôn tập cho học sinh khối 12 luôn được nhà trường quan tâm.
Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thầy Phạm Văn Nam cho biết, nhà trường tăng 2 tiết/môn với những môn thi tốt nghiệp để khẩn trương hoàn thành chương trình song với ôn tập cho học sinh. Việc ôn tập theo chủ đề, bám sát các đề minh họa, đề thi của các năm trước, ôn tập lại theo hướng hổng đâu bù đó.
Ngoài giờ ôn thi trên lớp, hằng đêm, các thầy, cô giáo thường xuyên sát cánh cùng học sinh ở nội trú, kèm cặp thêm cho học sinh với phương châm “trò chưa thi thầy chưa nghỉ”, để các em tham gia kỳ thi có kết quả như mong muốn.
Ngoài giờ học trên lớp, thầy cô giáo còn kèm cặp học sinh học ở khu nội trú.
Sau khi kết thúc chương trình, trường sẽ họp phụ huynh, tập trung học sinh ở bán trú, phân loại theo nhóm dựa vào năng lực , dành toàn bộ thời gian 8 tuần ôn thi tập trung cho học sinh.
Tự tin “vượt vũ môn”
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng sẽ tổ chức 2 kỳ thi thử, sau mỗi kỳ thi giáo viên sẽ trả bài, hướng dẫn thêm những kiến thức các em chưa tốt, kiến thức bị hỏng để các em được trang bị những kiến thức tốt nhất, tự tin trước khi bước vào kỳ thi.
Mục tiêu lớn nhất của học sinh vùng cao là đỗ tốt nghiệp. Những em có thành tích học tốt hơn thì thầy cô rèn cho kiến thức nâng cao để có cơ hội xét tuyển vào đại học.
Theo thầy Lương Hà Thanh, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Tây Trà, hầu hết học sinh ở bán trú nên điều kiện học tập thuận lợi hơn, các em rất chăm ngoan. Với đề thi tốt nghiệp không khó để học sinh đạt được điểm 6, điểm 7. Một số em có thể đạt được điểm 8. Thầy cô sát cánh cùng học trò, học sinh sẽ tự tin “vượt vũ môn”.
Em Hồ Ri Anh, học sinh lớp 12 C2, Trường THPT Tây Trà chia sẻ: “Ở đây không có điều kiện đi học thêm như học sinh đồng bằng, nhưng bù lại được thầy cô kèm cặp. Buổi tối được ôn tập với thầy cô rất hiệu quả. Em cảm thấy rất yên tâm, tự tin sẽ vượt qua kỳ thi, đạt điểm cao, đỗ vào đại học”.
Có thể ngăn chặn được bạo lực học đường và học sinh tự tử, nếu...
Qua những vụ bạo lực học đường, học sinh tự tử gây xôn xao dư luận thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng này hoàn toàn có thể được ngăn chặn nếu mỗi trường đều có đội ngũ tham vấn tâm lý chuyên nghiệp.
Cần phát hiện, tiên lượng và can thiệp sớm
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), chia sẻ tại trường ông thường có khoảng 63 - 90% số học sinh (HS) đến văn phòng tham vấn tâm lý để được tư vấn về khó khăn trong học tập và ý thức kỷ luật, số còn lại cần tư vấn vì có khó khăn về vướng mắc trong quan hệ gia đình, một tỷ lệ nhỏ có các vấn đề về rối nhiễu giới tính và biểu hiện tâm thần.
Thoạt đầu, các biểu hiện khó khăn trên tồn tại và được xem xét như những vấn đề cá nhân. HS và gia đình tự đánh giá mức độ, hoặc tự tìm kiếm chuyên gia để đánh giá và có những biện pháp can thiệp cho con em mình. Tuy nhiên, đôi khi HS và gia đình không ý thức hết được độ nghiêm trọng của các biểu hiện khó khăn về tâm lý. Trong trường hợp đó, sự can thiệp của nhà trường là cần thiết.
Cảnh báo tội phạm vị thành viên: Khi hành vi rất gần tội ác
Ông Lâm cho rằng lứa tuổi HS trung học là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất đã tương đối ổn định, nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý. Sự thay đổi từ vị trí phụ thuộc của trẻ con sang vị trí tự quyết của người lớn đặt trẻ vào tình trạng không ổn định, thất thường. Tuy nhiên, giữa những biểu hiện bất thường về tâm lý và những rối nhiễu tâm thần bệnh lý là một ranh giới đôi khi rất mong manh. Vì vậy, làm sao để phát hiện, tiên lượng và can thiệp sớm là vấn đề đặt ra cho tất cả các nhà tâm lý học đường.
Gặp phải trở ngại về nguồn nhân lực
Bàn về vấn đề này, tại hội thảo đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do Trường ĐH Giáo dục Hà Nội tổ chức gần đây, Giáo sư Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường này, cho rằng để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trước hết phải tập trung chăm sóc đời sống, sức khỏe tinh thần cho HS, sinh viên, nhằm giảm thiểu những khó khăn tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng cá nhân người học. Do đó, các dịch vụ giáo dục như tham vấn học đường, tham vấn sức khỏe học đường, tham vấn về phương pháp học tập... trở thành nhu cầu xã hội cấp bách.
Theo ông Thanh, công tác tham vấn, tư vấn học đường những năm qua đang gặp phải trở ngại về nguồn nhân lực. "Đến hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý. Đội ngũ làm công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giảng viên dạy các chuyên ngành như: luật, tâm lý; giáo viên ngữ văn, giáo dục công dân...".
Cần được đầu tư đến nơi đến chốn
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng để mở một phòng tư vấn không khó, chỉ cần các nhà trường bố trí một phòng, rộng hay hẹp tùy điều kiện của mỗi nơi, trang bị một số tài liệu, tủ sách, bàn ghế. Tuy nhiên, ai sẽ tư vấn, tư vấn các vấn đề gì, tư vấn ra sao, liệu HS có tin tưởng đến các phòng tư vấn học đường để chia sẻ nỗi niềm, xin được tư vấn hay không... là điều không dễ, cần có thời gian và nguồn lực để thực hiện.
Ông Nguyễn Tùng Lâm cũng chỉ ra rằng Bộ Nội vụ đã có mã nghề cho ngành tham vấn học đường, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về số lượng biên chế ngành này trong các trường học, dẫn đến những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện. Do vậy, để thực hiện thành công hiệu quả công tác tham vấn học đường, cần thực hiện một cách đồng bộ, tránh việc "treo ra để đấy cho đẹp".
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng dự thảo quy định mới về khen thưởng kỷ luật HS mà Bộ GD-ĐT công bố năm 2020 có đề cập đến "biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực" - một khái niệm mới rất đáng được lưu ý, trong đó có nội dung đáng chú ý là "tổ chức tư vấn tâm lý cho HS mắc khuyết điểm".
Theo ông Khang, tư vấn tâm lý cho HS là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn. Phòng tư vấn tâm lý của nhà trường buộc phải có "hai chuyên": chuyên môn và chuyên trách. Nghĩa là việc tư vấn tâm lý phải do những người được đào tạo chính quy về khoa học tư vấn tâm lý đảm nhiệm, không phải do một GV vừa dạy học vừa kiêm nhiệm tư vấn tâm lý. Muốn làm tốt, phòng tâm lý phải có đủ tài chính để trả lương cho chuyên gia và kinh phí để hoạt động.
Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao môn GDCD: Một số vấn đề về kinh tế Vào lúc 18 giờ 30 hôm nay 17.4 Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT đạt điểm cao năm 2021 môn GDCD tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Cô Võ Hậu hướng dẫn học sinh ôn thi THPT - B.THANH Theo đó, 8 chuyên đề của môn GDCD trong chương trình Bí quyết ôn...