Thầy, trò và giải nhất hội thi sáng tạo
Sản phẩm đoạt giải mang tên “Xây dựng thí nghiệm quan sát tác động của từ trường lên dòng electron từ vật liệu dễ tìm”.
Và “bộ ba” gặt hái thành tích trên về cho ngôi trường chuyên bậc nhất của tỉnh Quảng Nam là thầy Phan Công Thành (giáo viên tổ Vật lý) và hai học trò Trần Tùng Dương, Trương Duy Nhất (lớp 11 chuyên tin).
Nhắc đến quá trình sáng tạo nên sản phẩm đoạt giải cao, thầy Thành kể: “Hàng chục năm đứng lớp đảm nhiệm bộ môn Vật lý và thực hiện vô số thí nghiệm từ lý thuyết sách giáo khoa, thế nhưng thí nghiệm mô phỏng tác động của lực Lorenxơ lên hạt mang điện vẫn luôn đặt ra cho tôi một dấu hỏi rất lớn.
Chính việc truyền đạt cho học sinh kiến thức chương này bằng lý thuyết ‘chay’ là động lực thôi thúc tôi sáng tạo thí nghiệm. Vậy là đầu năm học 2014-2015, tôi cùng hai học trò chuyên tin nhưng mê mẩn với thí nghiệm khoa học xúc tiến dự án này”.
Thầy Thành và hai học trò đoạt giải với thí nghiệm tác động của từ trường lên các hạt mang điện. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Sau khi lên ý tưởng và phân công nhiệm vụ, thầy Thành cùng hai cộng sự nhanh chóng bắt tay thu thập nguyên vật liệu để làm thí nghiệm khoa học được “thai nghén” từ rất lâu này.
Ròng rã một năm trời nghiên cứu, có trong tay đầy đủ linh kiện, nhưng khi tập trung vào khâu lắp ráp thì “bộ ba” thầy trò đau đầu với không ít chướng ngại vật cản trở sản phẩm hoàn thiện.
Giữa lúc bức bách nhất, vô tình tham quan phòng thí nghiệm tổ hóa học, thầy Thành bất giác thấy kim tiêm trên kệ chứa dụng cụ. Chính hình ảnh ấy đã giúp thầy nảy ra sáng kiến dùng xilanh 20cc làm ống chân không…
Trở về sau thành tích ấn tượng tại hội thi sáng tạo, ba thầy trò đề xuất đưa thí nghiệm này vào chương trình thực hành ngoài giờ lên lớp cho học sinh toàn trường và ngay lập tức nhận được cái gật đầu đồng ý của ban giám hiệu.
Video đang HOT
Chia sẻ về điều này, thầy Thành khoe: “Học sinh trong trường đã bày tỏ sự hứng thú với thí nghiệm còn mới toanh này. Tôi hi vọng thí nghiệm này sẽ nhanh chóng được ứng dụng phổ biến ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh và rộng hơn là toàn quốc”.
Theo Thanh Ba/Tuổi trẻ
Nông trại vui của thầy trò
Sau mỗi giờ học, thầy trò lại ra nông trại nhỏ nằm trong khuôn viên trường với đủ rau, bầu, bí, gà vịt... cùng nhau chăm sóc.
Nông trại giúp nhà trường cải thiện bữa ăn cho học sinh nội trú và tập cho các em kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tập thể.
Nông trại vừa giúp cải thiện bữa ăn vừa là nơi dạy cho các em những kỹ năng sống - Ảnh: Trần Mai.
Đó là cách làm của thầy và trò Trường tiểu học Sơn Ba (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi). Dựa vào điều kiện thực tế của trường và độ tuổi, hoàn cảnh sống của các em học sinh mà nhà trường thiết kế mô hình trang trại sao cho phù hợp để thu hút sự tham gia của học sinh.
Trường đã dành một khoảng không gian rộng, thoáng đãng để làm nông trại và hướng dẫn học sinh làm việc.
Niềm vui sau giờ học
Tiếng trống trường vừa báo hiệu hết giờ, các em học sinh nội trú nhanh chóng ùa về phòng cất sách vở rồi cùng nhau ra nông trại nhỏ nằm bên góc trường, em cắt rau, hái đậu, bầu bí vào cho thầy cô chuẩn bị bữa cơm tối, số khác nhổ cỏ và cho gà vịt ăn.
Vì cuộc sống của các em phần lớn rất éo le. Trong thời gian học, trường xem nông trại như một cách hướng dẫn các em làm công việc nhà nông một cách thuần thục. Bên cạnh đó giúp các em thấy vui vì bữa ăn có công đóng góp của mình
Tiếng nói cười rộn rã của những cô cậu bé người H'Rê khi được làm công việc của người lớn ngay tại trường. Trên khuôn mặt học sinh nào cũng tỏ ra thích thú khi trực tiếp tham gia chăm sóc vườn rau của mình.
"Cháu rất thích công việc này vì rất vui. Tụi cháu thường thi nhau xem ai dọn cỏ sạch hơn và hái rau đúng chuẩn như thầy cô hướng dẫn" - em Đinh Văn Sẻo nói.
Hai năm trước, thầy Đặng Văn Cương, hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Ba, trăn trở khi thấy bữa ăn của học sinh còn thiếu thốn nên lên ý định làm vài luống rau tăng gia để bữa ăn của học sinh và thầy cô thêm đa dạng và đỡ tốn tiền.
Thấy sau giờ học các em học sinh chẳng biết làm gì bèn kêu học sinh ra cùng làm với thầy cô cho vui. Tiếng cười thêm rộn ràng thì nông trại càng lớn dần.
Sau hai năm từ hai luống rau giờ nông trại của trường đã rộng hơn 500 m2 với đầy đủ rau xanh, bầu bí và một chuồng gà vịt gần 100 con.
"Có nông trại này là không khí sau giờ học ở phòng nội trú vui hẳn, em nào cũng hứng thú làm những việc gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em. Nhà trường cũng đỡ phải lo quản lý các em rủ nhau đi tắm sông vì rảnh rỗi" - thầy Cương chia sẻ.
Phần lớn các em học sinh nội trú ở Trường tiểu học Sơn Ba gia đình có cảnh nhà rất khó khăn và sinh sống ở thôn Gò Da nằm tách biệt giữa núi rừng. Từ nhà ra đến trường phải mất 3 giờ băng rừng vượt suối.
Để vận động gia đình đưa các em đến lớp ở học nội trú, thầy cô phải đảm bảo nuôi được các em và không để các em chán trường bỏ học. Nông trại đã khiến các em thêm yêu trường lớp.
Trong số học sinh nội trú có ba em thiếu vắng tình thương cha mẹ, khi được chăm sóc rau, quả, gà, vịt cùng thầy cô bạn bè, các em cũng phần nào nguôi ngoai. Sau khi cha mẹ ly dị, hai chị em Đinh Thị Thiểu và Đinh Văn Cu Kiều bỗng trở thành trẻ không người chăm sóc. Cả hai đang sống nội trú tại trường và rất thích chăm sóc rau.
"Cháu thích lắm, vừa vui vừa giống như anh chị em một nhà. Mấy thầy cô cũng làm chung nên rất gần gũi" - Thiểu tâm tình.
Ở nhà không bày kỹ như ở trường
Cô học trò Đinh Thị Phin chỉ mới 9 tuổi đã có thể cầm cuốc tém đất vào luống rau để giữ ẩm và giúp cho thân thêm chắc chắn có thể đủ sức chống chọi với những cơn mưa lớn ở miền núi.
"Chúng em làm những công việc mà cha mẹ ở nhà cũng làm và được thầy cô hướng dẫn kỹ tùy theo mùa mà chăm sóc một cách khác nhau. Ở nhà tụi em không được bày kỹ như ở trường. Em với mấy bạn vui lắm, hồi hè về em với mấy bạn cũng trồng được một luống rau ở suối lên tốt lắm nhưng mưa lớn làm hư mất" - Phin khoe.
Với thầy cô giáo ở trường Tiểu học Sơn Ba, không chỉ dạy cho các em biết cái chữ mà ngay tại không gian trường học các em sẽ được rèn luyện kỹ năng sống dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, em học sinh nào ở nội trú cũng thuần thục khi làm các công việc thực tế trong cuộc sống, những công việc gắn với cuộc sống của các em.
"Nông trại như một hình thức dạy gắn lý thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống. Sản phẩm các em làm ra sẽ cải thiện bữa ăn của chính các em. Phần nào đó giúp các em hiểu và yêu quý công sức lao động của cha mẹ, ông bà" - thầy Cương cho biết.
Từ luống rau, con gà, con vịt và cơm thừa canh cặn, thầy cô Trường tiểu học Sơn Ba đã giúp các em học sinh đồng bào H'Rê dù còn nhỏ tuổi nhưng đã có nhận thức tích cực hơn với cuộc sống.
Sau bữa ăn không ai bảo ai, các em gom cơm canh đổ vào thùng rồi mang ra chuồng cho gà vịt ăn. Buổi chiều sau khi tan học, các em ra sân chơi thể thao rồi cùng nhau ra vườn rau chăm sóc với ý thức tự giác công việc mình làm.
Theo Trần Mai/Tuổi Trẻ
Ý kiến trái chiều về quy định cấm thầy cô yêu sinh viên Nhiều bạn đọc nêu quan điểm khác nhau khi tranh luận về quy định của trường cao đẳng ở TP HCM cấm thầy yêu trò. Vi phạm đạo đức? Trước quy định cấm thầy trò yêu đương tại Cao đẳng Việt Mỹ TP HCM hôm 8/4, độc giả Tùng Nguyễn bày tỏ sự ủng hộ. Theo anh, môi trường giáo dục cần sự...