Thầy Nguyễn Đức Thắng chia sẻ phương pháp giúp học sinh không “sợ” môn Toán
Thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng -Tổ trưởng Tổ Toán – Tin Trường Trung học phổ thông Ban Mai nêu ra những việc phải làm để học sinh thích và yêu toán học.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng đăng tải chia sẻ của thầy.
Toán học là môn học mang tính trừu tượng cao. Môn Toán là môn học không nhiều học sinh yêu thích ngay từ những ngày đầu tiên, mặc dù chúng ta tiếp cận nó thường xuyên trong thực tiễn cuộc sống.
Thầy Nguyễn Đức Thắng trong một tiết dạy môn Toán. Ảnh: NVCC
Vậy, làm sao để học sinh thích học toán và yêu toán học?
(1). Làm cho học sinh thấy mối liên hệ giữa toán học và cuộc sống thực tiễn: Thông qua hoạt động trải nghiệm, thực hành để học sinh giải quyết một số vấn đề của cuộc sống. Học sinh thấy được công dụng của toán học trong cuộc sống mỗi ngày.
(2). Mỗi chủ đề dạy-học thường xuyên liên hệ và kết nối với các vấn đề trong cuộc sống xung quanh các em. Giáo viên khai thác các chủ đề tích hợp liên môn, vận dụng dạy học theo định hướng STEM để các em thực hành, vận dụng toán học vào giải quyết bài toán các em đặt ra cũng như bài toán nảy sinh trong quá trình học tập.
(3). Các nội dung toán học đưa vào giảng dạy cần làm cho đơn giản, giảm bớt kiến thức hàn lâm. Giáo viên xây dựng tài liệu học tập sống động, đơn giản để học sinh dễ hiểu, dễ học.
Video đang HOT
(4). Dựa trên tìm hiểu sâu chương trình, sách giáo khoa theo chương trình mới người Giáo viên xây dựng kế hoạch bài học theo hướng cá nhân hóa cao đối tượng học sinh; phân hóa đối tượng học sinh để học sinh được học nội dung phù hợp với năng lực và giải quyết được vấn đề đặt ra với sự nỗ lực của bản thân.
(5). Đa dạng hóa các hình thức dạy-học như học tập trực tuyến- Elearning; lớp học ảo; lớp học tương tác đa phương tiện. Khai thác ứng dụng của công nghệ vào trong dạy học.
(6). Trong dạy học, giáo viên kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học cá nhân với hợp tác. Hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm; bài kiểm tra với dự án học tập,….
(7). Cần thay đổi quan niệm trong đánh giá kết quả học tập của học sinh: Ngoài hình thức đánh giá qua điểm số, cần triển khai đánh giá quá các sản phẩm học tập của học sinh; đánh giá thông quan hồ sơ học tập trong suốt quá trình học tập của học sinh.
(8). Rèn luyện tư duy đặc biệt là tư duy phản logic, tư duy phản biện; cần làm cho học sinh hiểu bản chất toán học đặc biệt là các khái niệm toán học trong chương tình; chú trọng rèn luyện kĩ năng học tập, tự học, kĩ năng đặt câu hỏi…
(9). Ngay từ khi còn nhỏ, cho học sinh tiếp xúc với sách thuộc các thể loại khác nhau: sách truyện có nội dung toán học hay sách về toán trong cuộc sống và trong tự nhiên, sách về trò chơi toán học, lịchọc sinhọc sinhử toán học, đối vui giải trí toán học,…từ đó khơi dậy sự yêu thích toán học của các con.
(10). Xóa bỏ các rào cản tâm lí dẫn đế sợ toán như bị ép học nhiều toán, bị bạn bè và người lớn chế giễu khi bị điểm kém hoặc bài giảng môn toán khô khan, hình thức và giáo điều trên lớp,…nên dành thời gian cho học sinh được suy ngẫm, tìm tòi, tự học và tự đọc sách để giải quyết vấn đề của học sinh còn vướng mắc.
Có nhiều học sinh cho rằng, toán học khô khan, khó hiểu, trừu trượng và không thực tế… Học giỏi toán là biết giải những bài toán khó, lắt léo, tìm ra mẹo mực để giải quyết bài toán…Điều đó dẫn đến học sinhọc sinhọc sinhẽ sợ toán. Vậy, làm thế nào để học sinh không còn sợ toán?
Theo tôi, để học sinh không còn sợ toán trước hết phải thay đổi các tiếp cận chương trình, sách giáo khoa cũng như thay đổi cách kiểm tra đánh giá; quan tâm đúng mực đến công tác đào tạo giáo viên; xây dựng phong cách học tập trong nhà trường.
Để nội dung toán học dễ hiểu hơn, đơn giản và thiết thực hơn. Thông qua các hoạt động giải quyết những bài toán thực tiễn trong cuộc sống và học tập để học sinh hiểu được ý nghĩa, vai trò của toán học. Đặc biệt, cần gắn kết toán học với các môn khoa học khác, đưa toán học trở thành công cụ để giải quyết những vấn đề phù hợp năng lực của học sinh.
Hiện nay, chương trình mới đã công bố có rất nhiều điểm mới. Để triển khai thành công chương trình mới thì vai trò của giáo viên mang yếu tốt then chốt, người giáo viên phải là nắm rõ định hướng, quan điểm trương trình mới như coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học; tích hợp liên môn và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
Kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học; khai thác công nghệ để dạy-học đa dạng và hiệu quả hơn; coi trọng phát triển tư duy, rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp cho học sinh, phân hóa trong dạy học, cá nhân hóa việc học tập của học sinh hay làm thế nào kết hợp linh hoạt đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình?
Quan trọng người giáo viên phải là người đi tiên phong, dám thay đổi và sẵn sàng, chủ động trong triển khai chương trình mới.
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Đồng hành cùng với sự phát triển toàn diện cho thiếu nhi, Hội đồng Đội cùng các Liên đội trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong xây dựng mô hình giáo dục lòng yêu nước, tương thân tương ái, giúp đỡ bạn học mắc bệnh hiểm nghèo... cho đội viên, học sinh.
"Đổi quà cùng bạn"
Đây là mô hình đã được Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) triển khai thực hiện từ đầu tháng 12 đến nay, học sinh rất hào hứng tham gia. Thầy Trần Lê Trọng Phước Hòa, Giáo viên Tổng phụ trách Đội cho biết, theo kế hoạch ban đầu, mô hình chỉ diễn ra trong tháng 12, tuy nhiên được sự yêu thích, ủng hộ của học sinh, Liên đội trường quyết định kéo dài đến hết năm học.
Cụ thể, sẽ thông báo đến học sinh của các lớp, tập trung đồ dùng của mình không sử dụng nữa (vẫn còn sử dụng được) đem đến, mọi người cùng trao đổi với nhau. Nhà trường bố trí một góc trước Phòng truyền thống để đựng quà trao đổi do chính các em mang đến.
Hoạt động diễn ra vào ngày thứ 2 và thứ 4 hàng tuần, hiện nay còn bổ sung thêm quần áo mới cho các em chuẩn bị đón Tết. Khuyến khích các em đóng góp nhiều phần quà tương trợ cho bạn bè. Có thể góp quà, lấy đồ về cho bạn cùng lớp hoặc cho các bạn khác mà các em cảm thấy yêu thương.
Giày, dép, cặp, bóp, viết... đã qua sử dụng là những món quà các em đem đến tham gia mô hình "Đổi quà cùng bạn".
"Lúc đầu mới triển khai, các em chưa đến nhiều. Sau vài ngày thì mạnh dạn hơn, tự đem đồ của mình lại rồi trao đổi 1 món đồ khác, có em chỉ đến để tặng quà của mình, không nhận lại nhưng rất vui vẻ. Đó là niềm vui của sự sẻ chia giữa bạn bè với nhau" - thầy Hòa chia sẻ.
Có thể, những món quà đã qua sử dụng, đã cũ với các em nhưng là món đồ mới đối với các bạn khác. Khi có thể cùng trao đổi những món quà yêu thích với bạn bè, giúp gắn bó và đoàn kết hơn, cùng nhau phấn đấu trong học tập. Thông qua mô hình "Đổi quà giúp bạn", mong muốn sẽ giúp học sinh có những hoạt động trải nghiệm, hình thành cho các em có thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, còn giúp các em hình thành được tính tiết kiệm, tận dụng đồ đã dùng vào việc có ích. Thời gian qua, nhà trường còn thực hiện nhiều mô hình, như: vườn rau của em, tặng góc học tập cho bạn học nghèo... nhằm giáo dục học sinh tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau cùng đến trường, yêu thích lao động.
Giúp bạn mắc bệnh hiểm nghèo
Cách đây hơn 1 tháng, Hội đồng đội TP. Long Xuyên phát động các Liên đội trên toàn thành phố hỗ trợ học sinh bị bệnh hiểm nghèo. Đó là trường hợp của em Võ Trương Hoàng An (học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, phường Mỹ Hòa) bị mắc bệnh Hemophila A (thường gọi là máu khó đông).
Theo Phó Bí thư Thành đoàn Long Xuyên Lý Tuấn Phong, trước đó nhận được đơn xin hỗ trợ của ông Võ Văn Sỹ (khóm Tây Huề 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), là ba của em Hoàng An. Căn bệnh của em Hoàng An là bệnh mãn tính, thời gian điều trị lâu dài và tốn kém nên gia đình cạn kiệt về tài chính, không còn khả năng chữa trị tiếp cho em Hoàng An.
"Nhận thấy trường hợp của gia đình rất khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của cộng đồng. Nhằm phát huy tinh thần "Tương thân, tương ái" giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn và giúp cho gia đình phần nào trong điều trị bệnh cho Hoàng An, Hội đồng Đội thành phố đã phát động trong các Liên đội thực hiện vận động đội viên, học sinh đóng góp kinh phí giúp gia đình" - anh Phong thông tin.
Khi có những trường hợp đặc biệt như mắc bệnh hiểm nghèo, Hội đồng Đội thành phố sẽ phát động vận động. Trong năm học này, ngoài trường hợp vận động giúp em Hoàng An bị bệnh hiểm nghèo, còn vận động ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. Đây là những hoạt động rất ý nghĩa, phát huy tinh thần "Tương thân, tương ái" trong các em học sinh. Sau thời gian triển khai, số tiền vận động được 210 triệu đồng đã trao cho gia đình em Hoàng An. Trong đó, Liên đội Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đóng góp trên 10 triệu đồng để giúp đỡ bạn mình có thêm chi phí điều trị bệnh.
Đổi mới, tăng cường hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở các trường THPT Để học sinh có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân, khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử..., các trường THPT ở Nam Định đã tích cực đổi mới hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp . Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, các trường THPT ở tỉnh Nam...