Thầy hiệu dành cả ‘thanh xuân’ để đến ký túc xá lúc 6h sáng đánh thức học sinh dậy chạy bộ 2000m
Thầy Vương yêu cầu mỗi học sinh chạy 2000m, đối với những em học sinh không khỏe, không thể chạy bộ thì sẽ thay bằng đi bộ 2000m.
Vào lúc 6h sáng, ngày 18/5, theo thông lệ, thầy hiệu trưởng Vương Hoa Binh, trường THCS Jiangshan Foreign Language School, đến từng phòng ký túc xá đánh thức học sinh dậy chạy bộ.
Trường THCS Jiangshan Foreign Language School có 1.599 học sinh, trong đó, 80% học sinh đều ở ký túc xá của trường. Suốt 5 năm, thầy hiệu trưởng (51 tuổi) đều đặn đến trường vào lúc 5h sáng. Sau đó, 6h sáng, thầy sẽ đến ký túc xá đánh thức các em học sinh dậy chạy bộ.
Vào lúc 6h sáng, thầy sẽ đến ký túc xá đánh thức các em học sinh dậy chạy bộ.
Thầy Vương yêu cầu mỗi học sinh chạy 2000m, đối với những học sinh không khỏe, không thể chạy bộ thì sẽ thay bằng đi bộ 2000m. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mỗi cấp học sẽ phân ra từng mốc thời gian chạy bộ.
Đối với những em học sinh không khỏe, không thể chạy bộ thì sẽ thay bằng đi bộ 2000m.
Thầy hiệu trưởng chia sẻ: ‘Suốt 5 năm, tôi đã đến ký túc xá đánh thức và chạy bộ cùng các em. 2 năm gần đây, nhà trường đã đạt nhiều thành tích về thể thao, nhờ chạy bộ nên thể chất của học sinh rất tốt’.
Thầy hiệu trưởng Vương Hoa Binh, trường THCS Jiangshan Foreign Language School.
‘Thời gian đầu, em không thích dậy sớm chạy bộ, nhưng sau khi tập luyện, em cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, ý chí và tính kiên nhẫn đều được trau dồi’.
Ngoài việc đánh thức học sinh dậy sớm chạy bộ, thầy hiệu trưởng năng động đã cùng ăn, cùng đọc sách và đều đặn kiểm tra ký túc xá của các em học sinh.
Sau khi video trên được chia sẻ rộng rãi, cộng đồng mạng Trung Quốc ca ngợi tinh thần thể thao của thầy hiệu trưởng:
‘Các em thật may mắn khi được dẫn dắt bởi thầy hiệu trưởng hết lòng vì học sinh’.
‘Chạy bộ rất tốt cho sức khỏe, môi trường học tập thế này rất có lợi cho học sinh’.
‘Các em đúng là được đãi ngộ đặc biệt, được thầy hiệu trưởng đến từng phòng đánh thức, thầy giống như người cha chăm lo cho đàn con nhỏ’.
Trường cấp II Trung Quốc gây tranh cãi vì ép học sinh chạy 100 phút/ngày để giảm béo hậu cách ly
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng trọng lượng cơ thể không phải yếu tố duy nhất để xác định thể lực, đặc biệt là ở trẻ em.
Một trường cấp II ở miền đông Trung Quốc vừa đưa ra chương trình giảm cân đặc biệt cho học sinh sau nhiều tháng ở nhà né dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sáng kiến này có thể gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Theo bài viết của China News Service (CNS) vào thứ 5 tuần trước, trường Song ngữ Thự Quang ở tỉnh Giang Tô đang hướng tới việc cải thiện cân nặng và thể lực của học sinh bằng cách cho các em chạy... 100 phút/ngày.
Chủ trương này được đưa ra sau khi ban giám hiệu nhận thấy nhiều trẻ đã phát phì sau nhiều tháng cách ly xã hội.
Phó hiệu trưởng họ Châu nói với CNS rằng: "Học sinh được ăn uống thoải mái và nghỉ ngơi nhiều ngày liền, vì thế mà nhiều em trong số đó trở nên thừa cân và yếu ớt".
Trường song ngữ Thự Quang ở tỉnh Giang Tô đang hướng tới việc cải thiện cân nặng và thể lực của học sinh bằng cách cho các em chạy... 100 phút/ngày.
Trong khi hầu hết học sinh của trường Song ngữ Thự Quang tỏ ra sợ hãi, một em nhỏ họ Cơ lại tỏ ra thích thú với sáng kiến này.
"Thầy cô cho cả lớp chạy cùng nhau, có nhiều bạn khá bụ bẫm nên em không cảm thấy mình kém cỏi", Cơ nói với The Cover.
Bác sĩ họ My, chuyên gia về bệnh tim mạch tại Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Bắc Kinh lại có ý kiến khác:
"Trong trường hợp không tập thể dục, tăng cân trong thời gian cách ly kéo dài là điều hoàn toàn tự nhiên. Quản lý cân nặng của trẻ em là điều cần thiết vì tỷ lệ béo phì của trẻ em Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những năm gần đây".
Khảo sát vào năm 2019 cho thấy: Từ 7 tuổi trở lên, cứ 5 trẻ thì 1 trẻ bị thừa cân, thậm chí béo phì, tăng 15% so với năm 1985.
Báo cáo của UNICEF và năm 2018 cũng dự đoán rằng, hơn 28% trẻ em ở Trung Quốc (49 triệu đứa trẻ) có thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì vào năm 2030.
Dẫu vậy, chạy 100 phút/ngày chưa chắc đã là phương pháp phù hợp với mọi học sinh.
"Trẻ thừa cân phải tập luyện quá đà sẽ bị tổn thương khớp", bác sĩ My cho biết.
"Hơn nữa, béo phì có xu hướng đi kèm với các tình trạng như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Do đó tập luyện cường độ cao dễ khiến trẻ thừa cân hạ đường huyết, thậm chí là ngừng tim".
Theo chuyên gia dinh dưỡng này, việc trẻ nhẹ hay nặng cân không đủ để nói lên tình trạng thể lực. Cơ thể trẻ liên tục phát triển, rất có thể số cân dư thừa đến từ hệ cơ hoặc xương đang tăng trưởng.
Ngoài ra, quá chú trọng vào việc "sao cho gầy" gián tiếp làm tăng sự kỳ thị xã hội đối với người thừa cân.
"Người ta thường gắn mác khá tiêu cực cho việc béo, như lười biếng hoặc không được thông minh và điều đó khiến trẻ tổn thương về mặt cảm xúc", cô Ngư Văn Lạc, chuyên viên y tế ở Hạ Môn nói với S.T.
"Nếu nhà trường áp học sinh vào một khuôn mẫu thẩm mỹ nhất định, nó sẽ khiến trẻ stress vì ngoại hình, ảnh hưởng xấu đến lòng tự tôn của các em".
"Mong muốn của trường Song ngữ Thự Quang khá tích cực nếu chỉ tập trung vào mục tiêu cải thiện sức khỏe của học sinh. Tuy nhiên, gắn mác trẻ em dựa vào trọng lượng cơ thể chính là phân biệt đối xử".
Thầy hiệu trưởng nhiệt tình nhưng không lượng sức mình, đích thân hướng dẫn nhảy xa và cái kết khiến cả trường cười ná thở Chứng kiến màn nhảy xa của thầy hiệu trưởng, toàn trường có lẽ ai cũng cười nắc cười nẻ. Hiệu trưởng là người có chức vụ lớn nhất trong trường. Có lẽ vì thế, trong suy nghĩ của các em học sinh thì người đứng đầu luôn nghiêm khắc, khó gần và khó tính. Thế nhưng chắc chắn ai nấy sẽ thay đổi...