Thầy giáo vượt suối đưa học sinh đến trường
Trên vùng biên giới Quảng Bình, nơi cái đói, cái nghèo vẫn còn đeo bám, thầy Nguyễn Trung Hiếu dành hết tâm huyết ươm mầm tri thức cho con em dân tộc thiểu số xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch.
Thầy Trung Hiếu chụp ảnh cùng học sinh vùng cao.
“Gánh” con chữ lên vùng biên giới
Lớn lên tại thành phố Đồng Hới nhưng bố mẹ quê gốc ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, thầy Nguyễn Trung Hiếu (sn 1980) thường nói vui mình là “người con của Bố Trạch”. Ước mơ theo đuổi sự nghiệp “gõ đầu trẻ”, thầy Hiếu nộp hồ sơ vào Trường ĐH Đà Lạt, thành phố Đà Lạt.
Sau khi tốt nghiệp năm 2004, thầy ứng tuyển làm giáo viên hợp đồng trong các trường miền xuôi tỉnh Quảng Bình. Qua 4 năm, thầy được điều về làm việc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bố Trạch, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, khi ấy mới thành lập được hai năm.
Dẫu biết “cắm bản” nhiều vất vả, gian nan nhưng vì tình yêu với nghề giáo, thầy Hiếu vẫn quyết tâm đi. Thế nhưng, thầy chưa bao giờ lường hết được những khó khăn phải đối mặt.
Nằm trên con đường xuyên dãy Trường Sơn, bên biên giới Tây, Thượng Trạch là Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bố Trạch. Ngày thầy Hiếu về trường công tác, Quảng Bình đổ mưa lớn, nghênh đón đợt lũ lịch sử. Khởi hành lúc 9h tại nhà ở thị trấn Phong Nha, thầy Hiếu mất một ngày mới tìm được đến trường.
Thầy Hiếu và học sinh vượt suối đến trường.
Đi cùng thầy Hiếu còn hai thầy giáo khác. Do đường lầy lội với vô số ổ voi, ổ gà, xe của các thầy bị hỏng, chỉ có thể dắt bộ. Gặp mưa lớn, không thể tiếp tục dắt, cả ba dùng những cành cây lớn chọc ngang xe để khiêng. Vừa đi bộ vừa khiêng xe gần một tiếng, đoàn của thầy Hiếu mới tìm thấy ánh đèn vàng leo lét của trường Bố Trạch giữa núi rừng.
Video đang HOT
Dạy môn Lịch sử, thầy Hiếu luôn trăn trở tìm cách khiến học sinh không chỉ thích học mà còn hiểu và ghi nhớ các sự kiện, mốc thời gian. Mỗi lần về nhà, thầy thường lên mạng tìm kiếm bài giảng của giáo viên miền xuôi, câu chuyện lịch sử để kết hợp giảng dạy cùng chương trình trong sách giáo khoa.
Những năm gần đây, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch được trang bị điện và TV tại phòng sinh hoạt tập thể. Tận dụng cơ hội này, thầy Hiếu chiếu phim, đọc sách lịch sử tại phòng sinh hoạt chung cho các em học sinh trong trường. Thời gian tới, thầy sẽ cùng ban giám hiệu nhà trường thành lập Câu lạc bộ Lịch sử để giúp lan tỏa tình yêu với bộ môn này đến học sinh.
Qua một năm công tác, thầy Hiếu đã xem Trường Phổ thông dân tộc nội trú Bố Trạch là ngôi nhà thứ hai. Đồng nghiệp, học sinh cùng đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây là những người thân trong gia đình. Những ngày về lại nhà dưới đồng bằng, thầy Hiếu cho biết: “Tôi thấy nhớ học sinh, đồng nghiệp, trong người bứt rứt, chỉ muốn lái xe máy quay lại trường”.
Kỷ niệm đi “bắt” học sinh
Mỗi ngày, thầy Hiếu vào bản vận động học sinh đi học.
Chưa kịp thông thạo địa hình gập ghềnh nơi đây, thầy Hiếu phải đối mặt với khó khăn đầu tiên là vận động học sinh tới lớp. Thầy Hiếu cho biết: Gần 300 học sinh trường đều là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, thường xuyên trốn học về nhà phụ cha mẹ làm nương rẫy.
Ngày ngày sau buổi học sáng, thầy phải đến từng bản tìm học sinh. Nhiều em thấy bóng thầy là trốn biệt nên thầy Hiếu dựng xe ở đầu bản rồi đi bộ vào rừng, lên nhà chòi trông nương rẫy. Không chỉ tìm học sinh, thầy vào từng nhà vận động, giải thích cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc học rồi xin phép đưa các em về trường. Cứ như vậy, thầy Hiếu mất cả buổi chiều, thậm chí đến tối khuya mới quay lại trường.
“Nhớ năm 2009, tôi lên bản 61 tìm học sinh. Tôi thuyết phục được gần hết học sinh bản về trường, duy chỉ có một nữ sinh nhất quyết không chịu đi. Khi tôi tìm đến nhà, em liều lĩnh nhảy từ nhà sàn cao xuống khoảng sân sau và bị ngã. Bố em tức giận, cầm roi đánh con. Chẳng kịp nghĩ ngợi gì, tôi xông ra đỡ đòn thay học sinh, miệng nài nỉ: “Xin bố đừng đánh em. Bố cho em về trường với thầy để học con chữ”, thầy Hiếu xúc động kể lại.
Những ngày mưa, con đường vùng cao trơn tuột nhưng mong “học sinh có tương lai tươi sáng hơn”, thầy lại lặn lội vào bản. Có ngày nước lũ dâng ngang ngực, thầy trò phải nắm tay nhau lội qua. Vừa đi, thầy Hiếu vừa sợ khi nghĩ đến cảnh học sinh bị dòng nước cuốn trôi, bản thân không làm tròn trách nhiệm với nhà trường và gia đình các em.
13 năm cắm bản, thầy Hiếu ngẫm thấy tình yêu nghề thôi là chưa đủ mà còn cần tinh thần nhiệt huyết, tấm lòng đồng cảm, sẻ chia với khó khăn, hoàn cảnh của các em nhỏ và người dân vùng cao. “Với mỗi giáo viên vùng cao, trăn trở lớn nhất vẫn là về chất lượng giáo dục, phải làm sao để học sinh yêu thích việc học, không còn trốn về nhà. Tôi chỉ hy vọng có nhiều động lực và sức lực để gắn bó với những đứa trẻ vùng cao”, thầy Hiếu cho biết.
Cô giáo Miên- Người mẹ thứ hai của học trò vùng cao
Không ngại khó, ngại khổ, bám lớp, bám trường, luôn tâm huyết với nghề, cô giáo Tô Thị Miên (Quảng Ninh) được các học trò yêu quý như người mẹ thứ 2.
Đều đặn các ngày trong tuần, cô giáo Tô Thị Miên phải vượt hơn 40 cây số đến điểm trường Bản Buông, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hà Lâu (xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên) dạy học.
Điểm trường Bản Buông được biết đến là điểm trường khó khăn, xa điểm trường chính nhất ở xã Hà Lâu.
Trên cung đường đó, đoạn từ điểm trường chính đến điểm trường lẻ dài hơn chục cây số rất khó đi, đường nhỏ, dốc cao, uốn lượn và phải vượt qua nhiều con suối.
Vì thế, hàng ngày, cô giáo Tô Thị Miên phải đi từ 5 giờ sáng mới kịp thời gian dạy học.
Cô giáo Tô Thị Miên hướng dẫn học sinh lớp 1 viết chữ (Ảnh: CTV)
Những hôm phải trực nội trú tại điểm trường chính, hơn 9 giờ tối cô Miên mới từ trường đi xe máy về nhà.
Thời tiết khô ráo thì khá thuận lợi. Nhưng vào ngày mưa, đường trơn trượt, dễ sạt lở, con đường từ trường về nhà là cả một hành trình đầy khó khăn, vất vả với cô giáo Miên và các đồng nghiệp.
Cô giáo Miên tâm sự: "Điều mà tôi vẫn trăn trở là làm sao để những học sinh nghèo không phải bỏ học, làm sao để chất lượng dạy và học của trường ngày càng được nâng lên.
Vì thế, năm học 2020-2021, năm đầu tiên thay sách giáo khoa lớp 1, tôi đã chủ động nghiên cứu giảng dạy trên phần mềm của bộ sách Cách Diều.
Đồng thời đề xuất Ban giám hiệu nhà trường lắp wifi để phục vụ giảng dạy cho học sinh theo chương trình mới".
Theo cô giáo Miên, mỗi khi soạn giáo án, cô luôn trăn trở, đầu tư tâm huyết xây dựng bài giảng, lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, tạo lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái cho các em qua mỗi tiết học.
Cô Miên cũng luôn quan tâm, sâu sát từng học sinh để nắm bắt tâm lý, tính cách, sở thích của mỗi em, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hài hòa.
Đến nay, cô giáo Tô Thị Miên đã có tới 22 năm được phân công giảng dạy lớp 1.
Trong gần 4 năm công tác tại xã Hà Lâu, cô Miên luôn có nhiều cách làm hiệu quả để thu hút học sinh lên lớp đạt 100%, kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt, đảm bảo phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.
Nhận xét về cô giáo Miên, bà Nguyễn Thị Kim Xuyên, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hà Lâu chia sẻ: "Cô Miên có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
Trước khi lên Hà Lâu, cô đã từng công tác tại nhiều điểm trường vùng cao, vùng khó khác của huyện.
Cô giáo Miên không ngại khó, ngại khổ và rất tâm huyết, yêu nghề và được các học trò quý mến.
Trong quá trình giảng dạy tại trường, thấy học sinh vùng cao thiếu thốn, cô thường xuyên tặng đồ dùng, sách vở cho các em.
Những tối trực tại trường, cô như người mẹ thứ hai của học sinh, chỉ bảo lời ăn, tiếng nói, rèn chữ, luyện đọc, thậm chí tắm rửa, gội đầu, giặt giũ cho những học sinh mới chập chững vào lớp 1".
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, cô giáo Tô Thị Miên là một trong số 30 nhà giáo tiêu biểu được đề xuất khen thưởng tại Lễ tri ân các nhà giáo nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) tới đây tại Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Cô giáo dân tộc Bố Y 'gieo chữ' trên vùng đất khát Cô giáo Lồ Thị Lan (SN 1990, dân tộc Bố Y) đã gần chục năm bám bản bám trường gieo chữ trên vùng cao còn nhiều gian khó mà "khát" chữ và "khát" nước luôn thường trực vây quanh. Cô Lan là một trong những giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm...