Thầy giáo trẻ chịu chi 6,6 tỉ biến ngôi nhà thành màu đen hoàn toàn vì yêu thích được làm việc tại gia
Từ việc sống trong căn nhà cũ kỹ, thầy giáo dạy môn nghệ thuật đã quyết định cải tạo, sửa chữa, biến thành không gian tuyệt đẹp và độc đáo dành cho chính mình.
Với mong muốn 90% thời gian được làm việc tại nhà, một nam giáo viên nghệ thuật ở Ôn Châu, Trung Quốc đã chịu chi tới 6,6 tỉ để cải tạo ngôi nhà, biến không gian đang sống thành màu đen với nhiều ý tưởng trang trí độc đáo.
Trong vòng 9 tháng, nam giáo viên 2 lần cải tạo để mang đến cho mình một không gian thật đẹp. Đằng sau cánh cửa là không gian riêng tư, không có ghế sofa, cũng không có tivi.
Thầy giáo trẻ tên là Mo Hen dành thời gian nhiều cho việc trang trí ngôi nhà theo phong cách Nhật. Anh Mo Hen đặc biệt yêu thích màu đen nên mọi không gian trong nhà đều lựa chọn cho hầu hết nội thất, các cánh cửa, sơn tường, sàn gỗ…
Căn nhà được thiết kế với các bức tường màu đen.
Ngôi nhà với vẻ đẹp đặc biệt với các cột, dầm xà đều được lựa chọn chất liệu gỗ theo phong cách truyền thống từ thời Tống. Không những thế, không gian còn được làm đẹp bằng những góc nhỏ trồng cây, thưởng trà thảnh thơi, thanh nhã.
Những lúc rảnh rỗi, anh tự khắc những đồ vật trang trí, tự họa lên giấy để làm đẹp tường. Mỗi ngày đều vô cùng ý nghĩa khi anh dành nhiều thời gian cho bản thân, nhìn sâu vào bên trong tâm hồn để tìm ra những cảm hứng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật.
Anh yêu thích cuộc sống tự do, tự tại.
Thời gian rảnh, anh thường chạm khắc.
Góc ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài.
Anh sinh ra và lớn lên ở vùng ngoại ô phía Tây của Ôn Châu từ những năm 1980. Đến năm 2017, anh tự mua cho mình một căn nhà thô có diện tích 249m2. Sau khi ở một thời gian ngắn, anh quyết định sửa sang, sơn lại căn nhà với màu đen hoàn toàn.
Video đang HOT
Với tính chất công việc, căn nhà anh mua khá gần trường. Anh thích làm việc trong bóng tối bởi với anh, đây chính là không gian tuyệt vời cho việc sáng tạo nghệ thuật.
Điều đặc biệt là ngôi nhà của anh không có phòng khách, cũng không kê sofa và mua sắm TV, sàn nhà được sơn nhiều lớp màu đen. Ngôi nhà có 3 phòng trà và hai khoảng sân ngoài trời khá rộng.
Anh mua đá về để làm đẹp không gian.
Không gian được đặt chiếu tatami và bình phong kiểu Nhật.
Một góc sân thượng với các chậu cây tùng và bách.
Anh yêu thích cuộc sống với những gam màu đen huyền bí.
Một góc nhỏ nơi thầy giáo dạy nghệ thuật nghỉ ngơi.
Sàn nhà được lát gỗ màu đen. Ban đầu chỉ thoa một lớp dầu sáp gỗ trên bề mặt. Lâu ngày lớp sáp sẽ mờ dần nên anh Mo Hen thường vẩy mực xuống sàn và dùng chổi quét tạo màu đen khá ấn tượng.
Với các khung cửa , anh dùng cánh cửa gỗ trượt nguyên khối để có thể tách biệt các căn phòng khi cần thiết và cũng có thể nối liền khi muốn mở rộng diện tích.
Không gian rộng rãi, đẹp mắt và cuốn hút với gam màu đen từ xà, dầm, cột, tường đến sàn.
Khoảng sân thượng là nơi anh Mo Hen đặc biệt yêu thích. Không gian thoáng đãng nên anh chủ yếu trồng thông và bách. Không gian là nơi anh cảm thấy vui vẻ, thư thái khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.
Đồng Tháp: Viết chữ lên giấy, vải,... xưa rồi, nay anh thầy giáo điển trai "hô biến" thư pháp trên lá sen cực phẩm
Với những ai yêu vẻ đẹp bình dị, sự e ấp của những đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy, hay thích những sản phẩm làm từ sen của tỉnh Đồng Tháp, chắc hẳn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thư pháp có 1 không 2 của một thầy giáo trẻ.
Từ lá sen, qua bàn tay tài hoa 1 thầy giáo (ngụ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đó chính là những bức thư pháp trên lá sen. Những chiếc lá sen nhờ nét mực thư pháp mà trở thành một sản phẩm làm nức lòng du khách bốn phương khi đến với tỉnh Đồng Tháp.
Anh chính là Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Đam mê thư pháp từ nhỏ, viết thư pháp trên lá sen là cơ hội để thầy giáo Long, ngụ tại huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) thỏa sức sáng tạo.
Anh Long chia sẻ: "Tôi là một người viết thư pháp, từ lâu tôi nghĩ rằng mình cần tìm một chất liệu mới ngoài những chất liệu truyền thống để thể hiện. Khi viết thư pháp trên lá sen, tôi cảm thấy rất tự hào về vùng quê Đồng Tháp. Nơi đây có những những người con biết tận dụng rất nhiều các bộ phận của cây sen để làm nên nhiều sản phẩm".
Sử dụng chất liệu lá sen để viết thư pháp, thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình, (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) phải trải qua nhiều công đoạn.
Vào năm 2017, thay vì sáng tác trên chất liệu thông thường như: Giấy, vải, hai gốm,...người thầy giáo trẻ đã thử viết thư pháp lên chất liệu lá sen.
Theo thầy giáo Long, mỗi chiếc lá sen đều có những hình dạng đường gân khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho các bức tranh thư pháp từ lá sen trở nên độc đáo hơn, nhưng đó cũng là thách thức cho anh mỗi khi sáng tác.
Sau khi thu hái về, lá sen sẽ được sấy khô bằng công nghệ hiện đại để giữ được hình dáng và màu sắc nguyên vẹn. Những chiếc lá sen sau khi được xử lý sẽ có độ bền trong nhiều năm.
"Một cái lá sen tươi sau khi hái từ đầm sen về thì mình không thể nào vẽ lên được. Nếu người làm phơi hoặc ủi thì lá sen sẽ bị ảnh hưởng, màu sắc không đẹp và độ dai, độ bền không đảm bảo để làm tranh hay viết thư pháp", thầy Long cho biết.
Đường gân trên lá sen tạo nên nét độc đáo của những bức tranh thư pháp, nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho nghệ nhân.
Để có được một bức tranh thư pháp đẹp, có hồn, người nghệ nhân thường phải trải qua gần chục công đoạn. Lá sen sấy khô sau khi chọn lựa sẽ được dán cố định để tạo nền, sau đó sẽ được phơi trong bóng râm từ 10-15 phút.
Tiếp đến là viết chữ thư pháp, đây được xem khâu kỳ công nhất. Bởi lá sen có nhiều gân nên đòi hỏi công đoạn viết phải có kỹ thuật nhất định, còn nội dung thì phải định hình trước. Chất liệu mực viết cũng phải khác so với chất liệu trên giấy, phải đảm bảo sao cho không bị phai, lem và phải nổi trên lá sen.
Tùy vào độ khó của từng bức thư pháp trên lá sen mà thầy Long phải mất từ 2-3 tiếng để hoàn thành cho một tác phẩm. Đối với những tác phẩm lớn, có khi thầy giáo này phải mất thời gian cả tuần để hoàn thành.
Mỗi bức thư pháp trên lá sen là cả quá trình tỉ mỉ của người nghệ nhân.
Thầy giáo Long cho hay: "Khi tôi viết thư pháp lên lá sen, cái khó là mặt gân của lá cản trở viết những đường nét hơn so với những chất liệu giấy thông thường. Khi chúng ta viết trên lá sen thì cần phải định hình trước bố cục, phần chữ và kỹ thuật lia bút sau cho hài hòa và mạch lạc".
Thầy giáo Long đến với bộ môn thư pháp như một cái duyên, từ khi còn học lớp 7. Và từ khi đến với nghệ thuật viết thư pháp lên lá sen, thầy giáo Long đã có nhiều cơ hội thể hiện sức sáng tạo và đam mê của mình trong địa hạt này.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen. Mỗi bức thư pháp của thầy giáo này có giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, tùy vào kích cỡ của tranh, số lượng chữ và hình vẽ.
Tính đến nay, thầy đã cho ra đời trên 400 bức thư pháp viết trên nền lá sen.
Bình dị mà thanh cao, những bức tranh thư pháp của thầy giáo Trịnh Phi Long, một giáo viên tiểu học ngụ xã Hòa Bình (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) tuy nhỏ bé nhưng mang đậm bản sắc vùng quê Tây nam bộ. Đâu đó trong từng tác phẩm còn là cả tâm huyết, sự trao gửi nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại từ thầy giáo trẻ.
Giá bán mắt kính cận chống ánh sáng xanh từ máy tính và điện thoại cao bất ngờ, nhưng điều gì vẫn khiến người cận nặng "chuộng mua" Có giá bán đắt hơn so với các loại mắt kính cận thông thường, mắt kính cận chống ánh sáng xanh vẫn được nhiều người chọn mua do những chức năng được quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách sử dụng các loại kính có chức năng chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt khi làm...