Thầy giáo nổi tiếng dự đoán đề thi và điểm chuẩn khối B năm tới: Sĩ tử 2k4 cần đặc biệt lưu ý những điều này
“Các trường Y dược lớn cũng không có nhiều phương thức tuyển sinh. Nếu có ưu tiên IELTS thì dừng ở mức cộng điểm chứ không tuyển thẳng như nhiều trường kinh tế”, thầy Đinh Đức Hiền chia sẻ.
Mùa tuyển sinh đại học 2021 vừa qua đã chứng kiến rất nhiều sự biến động: Điểm chuẩn nhiều trường tăng vọt tới 8 – 9 điểm; có những ngành lấy tới trên 30 điểm, hay việc nhiều thí sinh 26, 27 điểm vẫn trượt hết nguyện vọng,…
Những điều này khiến sĩ tử các khóa 2k4, 2k5 không khỏi lo lắng: Điểm chuẩn năm tới sẽ ra sao? Liệu có biến động mãnh liệt như năm này? Cần làm gì để có thể chắc suất đỗ đại học. Nói về điều này, thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ riêng về đề thi và điểm chuẩn khối B trong năm tới.
Chúng tôi xin được chia sẻ lại quan điểm của thầy như sau:
ĐỀ THI VÀ ĐIỂM CHUẨN KHỐI B 2022 SẼ NHƯ THẾ NÀO? 2K4 CẦN LÀM GÌ?
1. Thứ nhất, có thể thấy tuyển sinh vào các trường Y dược là ổn định nhất trong các khối ngành, và cũng là nguyện vọng của phần lớn các em thi khối B. Điểm chuẩn cao, chỉ tiêu ít, và hầu hết các trường chỉ lấy khối B. Các em sẽ không bị ảnh hưởng bởi các khối thi khác.
Các trường Y dược lớn cũng không có nhiều phương thức tuyển sinh. Nếu có ưu tiên IELTS thì dừng ở mức cộng điểm chứ không tuyển thẳng như nhiều trường kinh tế. Đối với các ngành khác tuyển khối B thì chủ yếu là các ngành khoa học công nghệ, kĩ thuật, sư phạm… Mặc dù các trường lấy nhiều khối thi cùng lúc nhưng những ngành này vốn ít được sự quan tâm của phần lớn thí sinh nên điểm chuẩn cũng sẽ không có biến động lớn.
Video đang HOT
Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI.
2. Thứ hai, đề thi có khó hơn không? Trước hết cần phải hiểu đây là kì thi Tốt nghiệp THPT, mục đích chính là tốt nghiệp. Đồng thời trong bối cảnh Luật giáo dục mới, các trường đại học tự chủ tuyển sinh, sự hình thành các trung tâm khảo thí lớn trong tương lai, vì thế đòi hỏi một đề thi khó như kì thi tuyển sinh đại học trước đây khó có thể thực hiện.
Đề thi 2 năm nay đã có sự ổn định, độ phân hóa gần hợp lý và 2022 khả năng cao đề thi cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên Bộ hoàn toàn có thể làm để Đề thi phân hóa tốt khoảng điểm 7-9 hơn nữa và đồng đều giữa các môn.
Các trường Y dược lớn cũng không có nhiều phương thức tuyển sinh. Nếu có ưu tiên IELTS thì dừng ở mức cộng điểm chứ không tuyển thẳng như nhiều trường kinh tế. (Ảnh minh họa)
3. Thứ ba, chính vì những điều trên nên điểm chuẩn cũng sẽ không có sự biến động nhiều, và các em phải xác định rằng muốn vào y dược thì cứ trung bình 9 điểm/ môn trở lên, kể cả có dùng IELTS (IELTS thì xác định cứ phải 6.5 trở lên).
4. 2k4 cần làm gì? Đơn giản thôi, hãy làm tốt nhất những gì đang có, làm tốt nhất những gì đang là thế mạnh của mình, đừng hóng hớt, tham lam. Tập trung toàn bộ vào 1 khối thi, đừng tham 2 khối trừ khi bạn quá xuất sắc. Và hãy nhớ không có cơ hội nào cho sự trì hoãn! Lúc quá mệt mỏi hãy nghỉ một chút nhưng đừng dừng lại!
61 thí sinh đạt điểm từ 29,5 trở lên trượt tất cả các nguyện vọng
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết toàn quốc có 130 trường hợp sĩ tử có 29,5 điểm trở lên nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1.
Theo đó, 130 sĩ tử tham dự kì thi THPT Quốc gia 2021 đạt mức điểm từ 29,5 trở lên - một mức điểm cao gần như tuyệt đối song vẫn không đỗ nguyện vọng 1 đại học, nguyên nhân được cho là do các ngành, trường các bạn chọn học đều có điểm chuẩn rất cao.
Trong số 130 sĩ tử này có 84 trường hợp đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào khối trường công an, trong đó riêng Học viện Chính trị Công an Nhân dân là 67 em.
Có 22 bạn là thí sinh của ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa).
Thống kê cũng cho thấy trong số 130 thí sinh có 69 trường hợp đỗ đại học ở các nguyện vọng sau, đáng chú ý có 61 bạn không đỗ nguyện vọng nào.
Bộ GD&ĐT cho biết 61 trường hợp điểm cao nhưng trượt ĐH là do các bạn chỉ chọn 1 nguyện vọng duy nhất, chỉ có 1 bạn chọn 2 nguyện vọng.
Ảnh minh họa
Trong 61 bạn này, có 59 bạn có nguyện vọng 1 vào các trường công an, quân đội và đều chỉ có một nguyện vọng, trong đó 57 bạn tốt nghiệp từ năm 2019 trở về trước.
Theo điểm chuẩn được các trường công an công bố, mức điểm năm nay tăng mạnh thậm chí có trường lấy điểm gần 30. Riêng với ĐH Hồng Đức có ngành lấy 30,5 điểm. Ngoài ra, một lý do khiến các thí sinh điểm cao trượt đại học là chỉ tiêu của các trường ít dẫn đến tỉ lệ chọi cao.
Đại học Hồng Đức có hai ngành điểm chuẩn trên 29,5 điểm (Sư phạm Ngữ văn: 30,5 điểm và Sư phạm Lịch sử: 29,75 điểm), đều là ngành chất lượng cao, được tỉnh Thanh Hóa có chế độ ưu đãi đặc biệt, cấp từ học phí, sinh hoạt phí đến bố trí việc làm, chỉ tiêu mỗi ngành chỉ 15 bạn.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) có hai ngành có điểm chuẩn trên 29,5 điểm là Hàn Quốc học (30 điểm khối C00 với 10/40 chỉ tiêu cho các khối thi xét theo điểm Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông) và Đông Phương học (29,8 điểm khối C00 với 15/40 chỉ tiêu các khối thi xét theo điểm Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông).
Gỡ bất cập trong tuyển sinh đại học - Bài 1: Vì sao điểm cao vẫn trượt? Điểm chuẩn đại học (ĐH) năm 2021 tăng cao "chóng mặt" khiến nhiều thí sinh dù đạt điểm cao vẫn trượt. Năm 2021 nhiều trường đại học chỉ dành khoảng 50% chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Quang Vinh. Theo phân tích của các chuyên gia, điểm chuẩn tăng thể hiện xu hướng tự chủ của...