Thầy giáo Nghị truyền lửa đam mê học Vật lý cho học trò vùng cao
Qua những bài giảng của thầy giáo Chu Tiến Nghị, ngọn lửa đam mê học môn Lý luôn được thắp sáng trong mỗi em học sinh Trường Trung học cơ sở Vô Ngại.
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm chuyên ngành Vật lý, thầy giáo trẻ Chu Tiến Nghị về nhận công tác tại Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hoành Mô ( huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).
Sau đó, thầy Nghị được luân chuyển về dạy tại Trường Trung học cơ sở thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu).
Đến năm 2014, thầy được điều động sang công tác tại Trường Trung học cơ sở Vô Ngại (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu – nơi thầy sinh ra và lớn lên).
Theo chia sẻ của thầy Nghị, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thầy đã yêu thích môn Vật lý, vì môn học này tuy khô khan nhưng hữu ích với cuộc sống.
Chính bởi lẽ đó, khi bắt tay vào việc giảng dạy môn Lý, thầy Nghị luôn tâm niệm phải có cách truyền đạt mới mẻ để khiến các học sinh quan tâm và muốn học môn học này.
Thầy giáo Chu Tiến Nghị luôn truyền lửa đam mê học môn Vật lý tới các học trò (Ảnh: CTV)
Nói về duyên bén nghề, thầy Nghị cho biết:”Từ khi còn là học sinh Trung học phổ thông, mình đã rất cảm phục những người thầy hoạt động trong hai lĩnh vực: giáo dục và y tế.
Đây vẫn thường được coi là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Từ lòng ngưỡng mộ và kính trọng những người thầy, cô từng dạy mình trên ghế nhà trường, mình đã quyết định trở thành một thầy giáo để có thể trực tiếp đem đến cho các em học sinh không chỉ là kiến thức mà còn là đạo đức sống và cách làm người”.
Qua nhiều năm giảng dạy, thầy giáo Chu Tiến Nghị nhận thấy rằng, hiện nay các em học sinh đang yếu về phương pháp tư duy môn Vật lý.
Với kinh nghiệm giảng dạy, thầy Nghị đã lên ý tưởng mới cho những bài giảng của mình chú trọng rèn luyện khả năng tư duy và xây dựng phương pháp học phù hợp cho học sinh.
Video đang HOT
Thầy sở hữu phương pháp giảng bài tỉ mỉ và cách dạy chuyên sâu, tổng quát giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề từ cơ bản đến phức tạp.
Thầy đi sâu vào từng phương pháp giải, dạy kỹ về mặt bản chất để học sinh nắm vững kiến thức và dễ dàng xử lý được những câu hỏi khó.
Trong các giờ dạy của mình, với các bài mà đồ dùng thiết bị đã hỏng, thầy Nghị luôn cố gắng tự làm đồ dùng dạy học thay thế, kết hợp với các thí nghiệm ảo, video thí nghiệm phục vụ việc học tập cho các học sinh tốt hơn.
Những giờ học đó đã được ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin để khai thác dữ liệu, thu thập thêm tài liệu dạy học và khai thác một số phần mềm phù hợp với từng dạng bài.
Qua những bài giảng của thầy, ngọn lửa đam mê học môn Lý luôn được thắp sáng trong mỗi em học sinh Trường Trung học cơ sở Vô Ngại.
Và Vật lý từ một môn khô khan, khó học lại trở nên đơn giản hấp dẫn, thực tế và gần gũi hơn với những câu hỏi kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.
Thầy còn là cán bộ quản lý phòng học bộ môn Vật lý – công nghệ; quản lý phần mềm Phổ cập chống mù chữ.Theo lãnh đạo nhà trường, năm học 2018-2019, thầy giáo Nghị được giao dạy môn Vật lý cho học sinh khối 7, 8, 9; môn Công nghệ khối 8,9 và ôn thi học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện, cấp tỉnh, chủ nhiệm lớp 8B.
Khi được giao thêm nhiệm vụ ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lý cấp huyện, cấp tỉnh, thầy đã luôn tích cực, nhiệt tình cố gắng để học sinh vươn cao đạt thành tích tốt nhất.
Nhận bất kỳ nhiệm vụ nào, thầy Nghị luôn hoàn thành tốt công tác giảng dạy, góp phần với tập thể giáo viên của nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, hoàn thành tốt công tác phổ cập Trung học cơ sở.
Trong 3 năm gần đây, năm nào thầy Nghị cũng có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Ngoài ra, trong công tác dạy học, thầy giáo Nghị còn có những sáng kiến, kinh nghiệm được công nhận và áp dụng mang lại hiệu quả phạm vi cấp cơ sở.
Với sự nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi, thầy giáo Nghị nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
Thầy Nghị còn nhận được nhiều giấy khen của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu, bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
TUẤN KIỆT
Theo giaoduc.net
Nên cho mở trường phổ thông tư thục thực hành trong trường sư phạm
Nếu các trường sư phạm mở được trường phổ thông tư thục thì sẽ góp phần giải quyết được một phần không nhỏ cho giáo dục nước nhà.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, cả nước có 154 cơ sở đào tạo giáo viên bao gồm 15 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa ngành, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên, 2 trường trung cấp sư phạm và 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non.
Trong nhưng năm qua, cac cơ sơ đào tạo giáo viên đã thưc hiên nhiêm vu đao tao, bôi dương đôi ngu giao viên va can bô quan ly giao duc, gop phân tich cưc vao sư nghiêp đôi mơi giao duc va đao tao, phat triên kinh tê - xa hôi cua đât nươc.
Theo Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ, nếu các trường sư phạm mở được trường phổ thông tư thục thì sẽ góp phần giải quyết được một phần không nhỏ cho giáo dục nước nhà. (Ảnh: Thùy Linh)
Tuy nhiên, trong qua trinh hoat đông va phat triên, đên nay hê thông cơ sở đào tạo giáo viên đa bôc lô nhiều han chê, bât câp như việc mở rộng quy mô thời gian qua tập trung nhiều vào số lượng mà chưa chú trọng đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng;
Phân bố cac cơ sơ đào tạo giáo viên quá dàn trải, phân tan và nho le; nhiêu cơ sơ trên cùng một địa bàn bi trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ; chương trình đào tạo giáo viên không thống nhất;
Đao tao chưa găn vơi nhu câu sư dung, còn không ít sinh viên tốt nghiệp sư phạm ra trường không có việc làm đúng ngành hoặc không tìm được việc làm, gây lãng phí, bức xúc; nhân lực giáo viên thừa thiếu cục bộ giữa các địa phương, bậc học; ngân sách nhà nước đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp; không thu hut đươc cac hoc sinh gioi, co năng lưc phù hợp vao hoc cac trương sư pham.
Được biết, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Đề án Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm.
Dự thảo mới nhất (ngày 30/6) của Đề án này đã nêu rõ, việc sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm va thanh lâp môt sô trương sư pham trong điêm dưa trên cac nguyên tăc:
Khuyến khích các trường sư phạm tự nguyện liên kết để tập trung nguồn lực phát triển hoặc tự nguyện sap nhâp, hơp nhât theo quy định hiện hành đê nâng cao chất lượng, hiệu quả hoat đông.
Đồng thời, thực hiện đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường sư phạm theo chuẩn, quy chuẩn. Không giao chỉ tiêu đào tạo cho các ngành đào tạo, cơ sở đào tạo giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chuẩn chất lượng sư phạm theo qui định.
Các ngành, cơ sở đào tạo giáo viên không đảm bảo chuẩn chất lượng phải có lộ trình khắc phục theo qui định hoặc có phương án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.
Tuy nhiên với ý kiến này nhiều người băn khoăn rằng, khi các trường sư phạm mở trường phổ thông liên cấp tư thục thì vấn đề sử dụng tài sản công, khấu hao cơ sở vật chất sẽ tính như thế nào?Trước thực tế này nhiều chuyên gia "hiến kế" giải cứu các trường sư phạm. Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng:
Chúng ta nên tạo điều kiện cho các trường sư phạm được mở trường phổ thông liên cấp tư thục, như vậy vừa chăm lo được giáo dục phổ thông lại vừa không lãng phí tài sản công của nhà nước.
Hơn nữa, cơ sở đào tạo giáo viên là trường công lập, cơ sở vật chất là của nhà nước, vậy khi mở trường phổ thông tư thục, thu học phí cao, liệu có ổn?
Giải đáp điều này, thầy Nhĩ nhấn mạnh rằng, hiện nay giáo dục phổ thông công lập của chúng ta đang rất nan giải từ quỹ đất, sĩ số học sinh/lớp... do đó nếu các trường sư phạm mở được trường phổ thông tư thục thì sẽ góp phần giải quyết được một phần không nhỏ cho giáo dục nước nhà.
Chỉ có điều nếu trường phổ thông tư thục bình thường thì cơ sở vật chất đều do nhà đầu tư đóng góp còn trường phổ thông mở trong trường sư phạm sẽ tùy thuộc vào cấp quản lý để tính đến việc phải thuê hoặc tính khấu hao để chi trả cho nhà nước hoặc tái đầu tư.
Hơn nữa, hiện nay xã hội khuyến khích chất lượng giáo dục ngày càng cao do đó các trường thu tiền tương xứng với chất lượng là hoàn toàn chính đáng.
Chỉ tính sơ bộ cho thấy, 154 cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên với cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ hiện có mở được 154 trường phổ thông tư thục liên cấp thì đã giải quyết được biết bao nhiêu sinh viên ra trường có việc làm, bao nhiêu học sinh không phải ngồi chen chúc 50-60 học sinh/lớp...
"Tôi tin rằng với cách quản lý, đội ngũ giáo viên, thư viện, sân vận động, hội trường... thì trường sư phạm sẽ sử dụng một cách triệt để, hiệu quả khi mở trường phổ thông và chắc chắn chất lượng sẽ rất tốt", phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
58 bài thi bị 0 tăng điểm sau phúc khảo, mức cao nhất lên 8,75 Nhiều bài thi tăng từ 0 lên mức từ 7 tới 8,5 điểm. Sở GD-ĐT Tây Ninh vừa công bố kết quả chấm phúc khảo, thi THPT quốc gia 2019. Theo đó có 95 bài thi thay đổi điểm sau khi phúc khảo và đều tăng. Ở các môn thi trắc nghiệm, có 58 bài thi bị điểm 0, đều tăng sau phúc...