Thầy giáo kể chuyện ứng phó khi bị phụ huynh dọa ‘đập nát trường’
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội cho rằng tâm lý giáo dục giúp trường nâng cao chất lượng, giải quyết những vấn đề bạo lực học đường.
Mới đây, Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học quốc tế: “Tâm lý học và Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”.
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thanh Hùng
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội cho rằng, hạnh phúc là giá trị tối cao của loài người, đồng thời cũng là giá trị được mỗi cá nhân theo đuổi trong suốt cuộc đời. Do vậy, học sinh cũng cần được hạnh phúc trong cuộc đời học sinh mà không phải chờ đến khi trưởng thành.
“Một đứa trẻ hạnh phúc có ý nghĩa không kém và thậm chí còn có ý nghĩa nhiều hơn một người trưởng thành hạnh phúc, bởi lẽ nó chính là mầm hạnh phúc của xã hội tương lai”, ông Sơn cho hay.
Do đó, theo ông Sơn, cần có những nghiên cứu để làm rõ bản chất của hiện tượng này, cũng như các cách thức để giúp con người nói chung và trước tiên là học sinh có được hạnh phúc.
Tâm lý học có ưu thế nổi trội trong việc phát hiện bản chất tâm lý của cảm nhận hạnh phúc và xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Trong khi đó, giáo dục học lại có thế mạnh trong việc tác động đến học sinh – chủ thể của cảm nhận hạnh phúc để hình thành ở các em các giá trị, các mục tiêu sống, các nhu cầu và năng lực hoạt động để có được hạnh phúc cho bản thân.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng tâm lý giáo dục chính là nền tảng giúp trường ông tồn tại, có được vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Thời gian đầu, trường tư của ông vào diện đì đẹt và không có chút tiếng tăm nào ở Hà Nội. Học sinh vào trường toàn diện yếu kém và các thầy cô giáo dường như phải “đánh vật” hằng ngày, vất vả khôn lường nhưng cũng không có thành quả.
Trăn trở làm sao để giảm được áp lực làm việc cho chính bản thân mình và các thầy cô và cứu trường khỏi nguy cơ giải thể, ông Hòa đã nghĩ cách để thay đổi.
“Việc đầu tiên tôi phải làm là thuyết phục các thầy cô giáo chấp nhận việc dạy học sinh yếu kém mà không kêu ca, không căng thẳng và đặc biệt không tạo áp lực thêm cho học sinh. Tôi nói với các giáo viên rằng học tập chỉ là một trong nhiều năng lực của con người. Học sinh học kém không phải không có thế mạnh gì. Mỗi học trò còn có nhiều năng lực nổi trội khác nào đó mà các thầy cô cần khám phá. Do đó cần phát lộ và phát huy để trở thành điểm sáng. Đó mới là nhiệm vụ của giáo dục, của các thầy cô giáo”.
Theo ông Hòa, chỉ cần các thầy cô quan tâm đến cảm xúc của học trò hơn là điểm số, chăm lo cho mỗi em đều tiến bộ so với chính bản thân mình là được.
Và rồi theo ông Hòa, phương châm giáo dục quan tâm, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ đã giúp các giáo viên của nhà trường như có thêm nguồn năng lượng, nghị lực để có thể làm thay đổi học sinh ngày càng tiến bộ.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Để có được điều này, ông Hòa cho hay bản thân đã phải hứa không đưa tỷ lệ học sinh khá giỏi ra để làm tiêu chí thi đua. Thay vào đó, ông hướng dẫn các thầy cô thực hành phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho học sinh. “Tôi kiên trì chờ đợi sự thay đổi từ chính các thầy cô giáo và không bức xúc, sốt ruột nữa”, ông Hòa kể.
Mặt khác, ông cũng kiên trì nói với phụ huynh học sinh điều đó. “Khi đi đúng vào tâm lý của cha mẹ học sinh, hiểu được họ mong muốn gì ở con em mình và ở các thầy cô, nhà trường, chúng tôi tạo được niềm tin cho họ. Có lẽ cũng vì thế mà trường dần cải thiện về công tác tuyển sinh khi học sinh đăng ký vào nhiều lên”.
Theo ông Hòa, tâm lý giáo dục cũng giúp ông giải quyết bài toán bạo lực học đường – vấn đề mà gần như không trường nào không có. Bản thân ông từng phải đứng ra xử lý trực tiếp không ít những tình huống khó khăn, gay cấn với phụ huynh vì chuyện con cái ở trường.
“Có lần một phụ huynh kéo khoảng 20 người đến trường gây gổ và đe dọa rằng sẽ đập nát ngôi trường và cả tôi nữa. Lý do đơn giản là con gái lớp 6 nô đùa kéo nhau đỏ cả cánh tay, nhưng về nhà, phụ huynh tưởng là có bạo lực hoặc con bị đánh nên đến bắt đền nhà trường. Việc đầu tiên lúc đó, tôi thực hiện là lắng nghe để hiểu tâm trạng của họ, giúp họ xả hết ra. Gần như chỉ có xin lỗi chứ không sa vào lý giải, tranh luận. Lúc họ xả hết những bức bối thì mình nói mới vào. Cuối cùng, vị phụ huynh rời trường trong vui vẻ và sáng hôm sau thì vợ của anh này đã đến xin lỗi”, ông Hòa kể và cho rằng điểm chung là cần phải luôn biết lắng nghe phụ huynh.
Ông Hòa cho rằng, hầu hết nguyên nhân các sự việc không phải do vấn đề đạo đức, ý thức kỷ luật mà mọi người vẫn luôn áp đặt khi nói về bạo lực trong nhà trường.
“Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề thuộc vê tâm lý lứa tuổi. Bởi nếu chúng ta nhìn lại, khi còn là học sinh như vậy, nhưng khi trưởng thành các em lại khác. Thậm chí nhiều em sau này vẫn quay trở lại trường để xin lỗi các thầy cô về hành động của mình và cảm ơn thầy cô đã bỏ qua cho lỗi lầm và giờ đây thành người”, ông Hòa nói.
“Các thầy cô giáo cũng tương tự khi chỉ vì nhiều áp lực,…dẫn đến tức giận và rồi đổ lên đầu học sinh và thành ra bạo lực”.
Ông Hòa cho hay, giáo viên không chỉ cần có sự yêu thương mà còn cần phải có sự thấu hiểu học trò, hiểu hoàn cảnh gia đình và sự khó khăn mà các em đang vấp phải. Từ đó có sự giúp đỡ, hỗ trợ và tháo gỡ thì đó chính là nền tảng của trường học hạnh phúc.
Thủ khoa 2 lần trượt đại học, bỏ dở sư phạm để tìm lối đi riêng
Trải qua hai lần trượt đại học với nhiều thất vọng và khủng hoảng, Vân vẫn tiếp tục đứng dậy, lấy lại sự tự tin cho bản thân và ngày càng bản lĩnh, dám đấu tranh vì những gì mình mong muốn.
Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyễn Hải Vân (cựu sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng) cho rằng "Việc trượt đại học 2 lần từng khiến em cảm thấy rất tiếc nuối và tự trách bản thân. Nhưng sau cùng, em nhận ra rằng hướng đi nào rồi cũng tới cái đích mà ta kỳ vọng".
Bỏ dở Sư phạm trước sự phản đối của gia đình
Vân sinh ra ở Hà Nội, trong gia đình có mẹ làm ngành Y. Vì vậy, hơn ai hết, mẹ Vân hiểu nỗi vất vả mà những người trong ngành sẽ phải trải qua. Biết con gái muốn thi vào Trường ĐH Y Hà Nội, mẹ Vân ra sức phản đối.
Nguyễn Hải Vân, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Y tế Công cộng năm 2020.
Năm 2015, Vân thi vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không đỗ. Trước sự quyết liệt của gia đình, Vân đành đăng ký vào ngành Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo mong muốn của bố mẹ.
"Giai đoạn đó em hoàn toàn sụp đổ. Bố mẹ có quan điểm trái chiều, khắt khe trong việc học nên em thấy áp lực và thất vọng. Lúc đó, em chỉ nghĩ mình sẽ thi lại", Vân nói.
Một năm đó, Vân tiếp tục nuôi ý định sẽ phải thi lại đại học. Song song với việc học tại trường Sư phạm, Vân vẫn tự mình ôn thi vào trường Y.
Năm 2016, nữ sinh đăng ký lại vào ngành Y đa khoa. Tuy nhiên với số điểm đạt được, Vân vẫn trượt.
"Lần này, em quyết định dừng lại vì thấy mục tiêu vào Y đa khoa có lẽ quá sức với mình. Vì thế, em đã lựa chọn vào một ngôi trường Y khác với mong muốn được thỏa mãn đam mê".
Trường ĐH Y tế Công cộng trở thành nơi học tập trong 4 năm tiếp theo của Vân, mà sau này theo cô, "2 lần trượt đại học đã đưa đẩy em vào trường như một cơ duyên".
Hải Vân trong lễ tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trên địa bàn Hà Nội
2 năm đầu, Vân vẫn cảm thấy thích thú với ngành học của mình.
Nhưng đến cuối năm thứ 2, Vân bắt đầu hoang mang với hướng đi này. Rồi cô bắt đầu tham gia vào các buổi hội thảo về tâm lý. Tình cờ, Vân gặp một giảng viên là chuyên gia Tâm lý học lâm sàng. Sở thích tìm hiểu về tâm lý con người lúc thuở nhỏ lại trỗi dậy.
"Ngày bé, em luôn thích tìm hiểu về tâm tư của mọi người và mong muốn được giúp họ giải tỏa tâm lý. Nhưng khi ấy, em chưa thể gọi tên được ngành nghề. Lên đại học, khi được tiếp xúc với môn Tâm lý, em bắt đầu mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn".
Định hướng tương lai dần rõ ràng hơn với cô gái 23 tuổi.
Nghiên cứu về các nữ lao động tình dục
Trong 2 năm cuối đại học, Hải Vân bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tâm lý. Trong đó, cô tập trung vào hai đối tượng là những nữ lao động tình dục và cộng đồng người LGBT. Với mỗi đề tài, cô dành khoảng một năm để nghiên cứu.
Về đề tài hướng tới những người trong cộng đồng LGBT, Vân không gặp nhiều khó khăn để tiếp cận do cô đang là thành viên trong nhóm NextGen, một tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBT.
Còn đối với đề tài về các nữ lao động tình dục, Vân đã gặp khó khăn ngay từ khâu tiếp cận.
Đây là một nghiên cứu do tổ chức UNESCO tài trợ. Mục tiêu của nhóm là tìm hiểu tâm tư những nữ lao động tình dục, về lý do họ đi theo con đường này và cả những nỗi lo lắng, sợ hãi.
Tuy nhiên, tiếp cận nhân vật không dễ dàng. Bên cạnh việc thuyết phục họ tham gia những cuộc phỏng vấn trực tiếp, Vân cũng đi tham khảo một số nơi làm việc của những nữ lao động này nhằm mục đích nghiên cứu.
"Có hôm, em phải đi bộ vòng quanh một dãy phố ở ngoại thành, nơi các nữ lao động tình dục làm việc để xem phản ứng của họ ra sao, phương thức mời khách như thế nào hay dấu hiệu của khách khi đến mua dâm".
Nhờ vào sự hỗ trợ kết nối với những người trong mạng lưới nữ lao động tình dục tại Hà Nội, Vân đã có cơ hội phỏng vấn những nữ lao động này về cuộc sống và công việc.
"Khi đã cảm thấy tin tưởng, họ đều nhận lời và chia sẻ cởi mở. Dường như, họ rất hiếm có cơ hội để được chia sẻ với người khác, bởi không có ai lắng nghe và họ cũng thấy mình không có tiếng nói".
Tiếp cận với những đối tượng thuộc nhóm yếu thế đã giúp Vân cảm nhận bản thân dần trưởng thành và vững tin hơn vào con đường mình lựa chọn.
Vân trong buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu về giới LGBT.
Trong khi bạn bè cùng lớp đã tốt nghiệp và đang tham gia vào các dự án về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Vân lại lựa chọn tiếp tục học lên bậc thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Từng có lúc cảm thấy như vô định, cũng từng nuối tiếc khi 2 lần đều không thể vào được ngôi trường mình mơ, nhưng cũng nhờ vậy, đã có nhiều cơ hội khác mở ra cho Vân.
"Nếu không trượt đại học hai lần, em sẽ không hiểu rằng, nếu theo Y mà chỉ học làng nhàng, khi ra hành nghề sẽ thật tai hại. Cũng nhờ vậy, em đã nhận ra được đam mê của mình và chắc chắn về nó. Từ một đứa trẻ chỉ biết làm mọi thứ để bố mẹ vui lòng, giờ đây em đã biết đấu tranh cho những gì mình mong muốn", Vân nói.
Việc đạt danh hiệu thủ khoa là điều rất nhiều người mơ ước, nhưng với Vân không phải là đích đến của bản thân. "Đây mới chỉ là điểm bắt đầu. Mọi thứ phía trước em vẫn đang phải từng bước tìm hiểu và khám phá".
Triển khai phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc" một cách thiết thực Hội thảo chuyên môn cấp thành phố với chủ đề "Trường học hạnh phúc" năm học 2020 - 2021 dự kiến sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức vào tháng 4/2021. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội vừa...