Thầy giáo cắm bản “nuôi” ước mong thay đổi cuộc sống cho học trò nghèo
Sinh ra và lớn lên ở miền núi, chứng kiến những đứa trẻ lớn lên mà ít được học hành, bởi vậy, ước mơ đưa con chữ, mang tri thức đến với học trò nghèo vùng cao đã thôi thúc người thầy không ngừng cống hiến.
24 năm gắn bó với vùng cao, thầy Ly vui mừng khi học trò dần khôn lớn và trưởng thành.
Gian nan đường tới trường
Với 24 năm công tác tại các điểm trường và gắn bó học sinh người dân tộc thiểu số, thầy Ma Văn Ly, giáo viên Trường Tiểu học Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã dành tuổi trẻ của mình cần mẫn từng ngày đóng góp công sức để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vùng cao.
Nhận nhiệm vụ dạy học tại điểm trường thôn Thái Lạo, xã Yên Cư từ năm 2001, đây là điểm trường cách trung tâm xã 14km và trung tâm huyện khoảng 50km. Điểm trường có 40 học sinh với 2 lớp ghép các trình độ, trong đó 1 lớp 2 trình độ và 1 lớp 3 trình độ, học sinh chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
Điểm trường nơi thầy Ly dạy không có sóng điện thoại, không có Internet, 2 năm trở lại đây mới có điện, thiếu thốn về thiết bị dạy học, đặc biệt là thiết bị dạy học Chương trình GDPT mới…
Đường tới trường, một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực thẳm. Con đường gập ghềnh, đoạn thì dốc dựng đứng, đá ngổn ngang, đoạn toàn đất đỏ trơn trượt. Đặc biệt là vào những ngày trời mưa rét mới hiểu hết được những nhọc nhằn vất vả của học sinh và giáo viên vùng cao trên hành trình đi tìm con chữ.
Giữa mênh mông đại ngàn, nhọc nhằn là thế nhưng cũng như nhiều giáo viên “cắm bản”, thầy Ly luôn yêu nghề, mến trẻ.
Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào
Thật khó có thể quên những ngày đầu tiên đặt chân đến điểm trường để xây trường, mở lớp, khó thể quên những năm tháng băng rừng, vượt núi, trèo đèo, lội suối trong cái rét như cắt da cắt thịt, những trang giáo án hiện lên dưới ánh đèn le lói, tù mù…
Video đang HOT
Điểm trường thôn Thái Lạo nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp về những năm tháng đầu tiên bước vào sự nghiệp trồng người của thầy Ly.
Khó khăn chồng chất khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua gian nan, nhọc nhằn ấy. Song với lòng yêu nghề, yêu trường, tình thương mến dành cho học trò vùng cao trở thành động lực giúp thầy và trò cùng vượt lên hoàn cảnh.
Chia sẻ về học trò của mình, thầy Ly dành ánh mắt trìu mến, thân thương kể về chúng: Đối với học trò vùng cao, được đến trường mỗi ngày là niềm hạnh phúc to lớn, nơi ngoài những giờ học, chúng còn được hòa mình vào trò chơi tập thể, gặp gỡ bạn bè, gắn bó với thầy cô như cha mẹ và lớp học như nếp nhà.
Dù điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng những đứa trẻ ấy vẫn chưa bao giờ thiếu đi sự hồn nhiên, trong trẻo và ở chúng luôn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, ý thức vươn lên.
Ở nơi xa xôi, đối mặt với con đường dốc đá chênh vênh, những bữa cơm người dân không đủ gạo để nấu, thiếu nước sạch và nhiều khó khăn, thiếu thốn khác, thầy Ly luôn ý thức rõ chỉ có nỗ lực học tập là con đường duy nhất giúp đồng bào và học trò của mình thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.
Thầy Trịnh Quốc Đoàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Cư khẳng định: Với 24 năm công tác và gắn bó tại điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, giữ vai trò là Tổ trưởng tổ chuyên môn, thầy Ma Văn Ly luôn nỗ lực và có nhiều đóng góp trong công việc, tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường và ngành giáo dục địa phương. Sự cống hiến ngày đêm bám trường, bám lớp, bám dân của thầy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho vùng khó, xứng đáng với lòng tin yêu, sự tín nhiệm của nhân dân.
Dẫu rằng để thay đổi suy nghĩ, nhận thức của học sinh, phụ huynh vùng cao là rất khó, nhưng bằng sự kiên trì và tình cảm chân thành, hòa mình với người dân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào, tạo mối quan hệ gắn bó khăng khít với già làng, trưởng bản chính là chìa khóa giúp thầy Ly mở cửa tấm lòng của bà con.
Khơi dậy khát vọng, thay đổi suy nghĩ của người dân có ý nghĩa rất lớn, góp phần tạo động lực cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số thấy được tầm trò quan trọng của việc học tập; khích lệ, động viên học trò nỗ lực vươn lên, lao động hăng say, để ngày mai có thể vững vàng trên con đường lập thân, lập nghiệp, thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Huy động nguồn lực để học trò khó khăn có đủ sách cho năm học mới
Trước thềm năm học 2021-2022, nhiều trường học trên địa bàn huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đang nỗ lực huy động nguồn hỗ trợ sách giáo khoa để học trò có đủ sách bước vào năm học mới.
Các trường trên địa bàn huyện Minh Hóa đang nỗ lực để học sinh có đủ sách bước vào năm học mới.
Khó khăn trước thềm năm học mới
Phần lớn học sinh các trường miền núi huyện Minh Hóa đều là con em người dân tộc thiểu số, bố mẹ các em quanh năm chỉ làm nương rẫy, thu nhập thấp, đời sống rất khó khăn. Để mua được bộ sách mới với giá gần 300.000 đồng cho con học tập là một điều rất khó đối với các bậc phụ huynh.
Từ trước đến nay, để có đủ sách cho các em trong năm học mới, nhiều nhà trường đã phải nỗ lực kêu gọi nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm, đơn vị, tổ chức, đồng thời phải bỏ thêm kinh phí để hỗ trợ.
Năm học mới đã cận kề và nỗi lo thiếu sách cho học trò khiến nhiều nhà trường hết sức trăn trở.
Thầy Cao Viết Hương - Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trọng Hóa, cho biết, năm học 2021-2022, sau tuyển sinh lớp 6 nhà trường có tổng 507 học sinh, 100% là con em người dân tộc thiểu số.
Nhà trường sẽ đón các em Tiểu học bước vào năm học mới theo kế hoạch. Còn đối với các em THCS ở bán trú tại trường, dự kiến đầu tháng 9 các em sẽ trở lại trường.
"Do điều kiện kinh tế khó khăn nên khả năng mua sách của phụ huynh cho con em bước vào năm học mới là rất khó. Nhà trường buộc phải đặt mua trước 62 bộ sách lớp 2; 49 bộ sách lớp 6, còn đối với sách lớp 1, trường đang nỗ lực kêu gọi nguồn hỗ trợ. Băn khoăn lớn nhất đó là trường chưa có đủ kinh phí để thanh toán tiền sách đã đặt mua cho học sinh ở năm học 2021-2022" - thầy Hương cho biết.
Ngoài sự hỗ trợ của ngành giáo dục địa phương, nhà trường còn kêu gọi sự ủng hộ của các mạnh thường quân để các em có đủ sách học tập.
Theo kế hoạch, sau khi số sách nhà trường đặt mua được đơn vị cung ứng chuyển về, nhà trường sẽ thông tin cho phụ huynh, vận động những gia đình có điều kiện kinh tế không mấy khó khăn mua sách cho con em mình trong năm học mới. Số em còn lại thiếu sách không có khả năng mua, nhà trường sẽ phải kêu gọi và tìm mọi cách để hỗ trợ cho các em.
Nỗ lực để trò có đủ sách
Trước thềm năm học mới, ngoài nỗi lo về việc thiếu sách đối với khối lớp 2 và lớp 6 thì nhiều trường cũng lo lắng về số lượng sách ở các khối lớp để cho các em sử dụng trong năm học mới.
Bởi lẽ, những bộ sách cũ năm ngoái được nhà trường kêu gọi hỗ trợ và mua cho các em sử dụng, sau khi kết thúc năm học mặc dù các em đã trả lại cơ bản đầy đủ. Nhưng qua rà soát, nhiều cuốn sách đã hư hỏng mất trang, bị ướt, rách không thể sử dụng được nữa.
Sở GD&ĐT Quảng Bình đã phân bổ sách giáo khoa hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022.
Do các học sinh của trường hoàn cảnh còn khó khăn, cặp sách cũng như các túi bảo quản sách cũng không có, đường đi học thì suối đèo, lầy lội, vượt cả mấy cây số, nên sách thường bị ướt, bị bẩn, nhòe trang...
Cùng chung nỗi lo thiếu sách giáo khoa, thầy Nguyễn Văn Chương - Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Dân Hóa cho hay dự kiến sau khi hoàn thiện tuyển sinh lớp 6, tổng học sinh toàn trường là 530 em, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 97%.
"Hiện tại nhà trường cũng đang lo lắng về việc các em thiếu sách trong năm học mới. Nhà trường đang cố gắng vận động những hộ gia đình đã thoát nghèo, khá giả mua sách cho con em. Các em gia đình khó khăn thì nhà trường sẽ nỗ lực kêu gọi và hỗ trợ để các em có đủ sách để học tập.", thầy Chương cho biết.
Nhiều trường học trên địa bàn huyện Minh Hóa, đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn nên phụ huynh không có khả năng mua sách cho con đến trường.
Được biết, căn cứ đề nghị của các phòng Giáo dục Đào tạo; sự hỗ trợ từ nhà sách, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã có quyết định về việc phân bổ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2021-2022. Các trường học trên địa bàn huyện Minh Hóa được hỗ trợ 199 bộ sách giáo khoa, trong đó sách lớp 1 là 120 bộ; lớp 2 là 60 bộ; lớp 6 là 19 bộ ( dành cho trường Tiểu học và THCS Thượng Hóa).
Ông Đinh Tuấn Anh, Trưởng phòng GD&ĐT Minh Hóa cho biết: "Hiện tại, phòng đã tiếp nhận số sách hỗ trợ theo quyết định của Sở, sẽ tiến hành phân bổ về cho các trường để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó sẽ thông tin đến các trường để có phương án hỗ trợ kịp thời cho các em, đảm bảo tất cả học sinh có đủ sách trong năm học mới."
Hiện nay nhiều trường học ở huyện Minh Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, đang nỗ lực để đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh bước vào năm học mới, phục vụ tốt công tác dạy và học.
Giáo viên gặp bất ổn tâm lý sau 2 năm dạy online: Khóc rất nhiều, tái phát bệnh, từng suy nghĩ đến nghỉ hưu sớm nhưng... Học trò có những áp lực tâm lý của riêng mình thì chính thầy cô cũng có những vấn đề cần thấu hiểu trong suốt quãng thời gian dài dạy online. Học online 2 năm qua - quãng thời gian đủ dài để hiểu hơn về một cách thức học. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng phải trải qua những bất ổn...