Thấy gì qua việc Trung Quốc quyết ‘bóp nghẹt’ Alibaba?
Khoản tiền phạt gần 2,8 tỉ USD đối với Alibaba vì vi phạm luật chống độc quyền nhấn mạnh ý định của Bắc Kinh trong việc thắt chặt kiểm soát các công ty internet đang phát triển nhanh chóng.
Chính quyền Trung Quốc đang kìm hãm đế chế Alibaba của Jack Ma
Các nhà quản lý Trung Quốc hôm 10.4 phạt Alibaba Group 18,2 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỉ USD), đây là số tiền phạt kỷ lục tương đương với 12% lợi nhuận ròng trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2020 của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ.
Không riêng Alibaba, các hãng công nghệ lớn khác của đại lục, bao gồm Tencent và Baidu, cũng bị phạt trong những tháng gần đây vì vi phạm luật chống độc quyền và các vi phạm khác. Tuy nhiên, số tiền phạt của những công ty này không vượt quá vài trăm nghìn USD.
Video đang HOT
Theo Nikkei, khoản phạt nặng tay dành cho Alibaba đã phản ánh mức độ đe dọa mà công ty này gây ra đối với giới lãnh đạo Trung Quốc. Cuộc đàn áp Alibaba bắt đầu từ công ty con Ant Financial, đơn vị tài chính vận hành dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh Alipay. Theo các nguồn thạo tin, Ant Financial được thiết lập cho đợt IPO kỷ lục, nhưng các nhà quản lý trong nước đã đột ngột thay đổi lập trường vào tháng 11.2020, buộc đơn vị này phải hoãn kế hoạch niêm yết tại Thượng Hải và Hồng Kông. Hình phạt mới nhất hồi cuối tuần qua liên quan đến cáo buộc Alibaba lạm dụng vị trí thống trị trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Giới chức Trung Quốc nói rằng các thương gia trong nước bị áp lực bởi Alibaba.
Trước khi mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước trở nên tồi tệ, Alibaba từng nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của chính phủ như một công ty dẫn đầu sự phát triển trong lĩnh vực internet của Trung Quốc từ những năm đầu tiên. Ví dụ, cơ quan quản lý đã ngăn chặn các dịch vụ do Facebook và Google cung cấp ở thị trường đại lục trong năm 2009 và 2010.
Tuy nhiên, sự phát triển của các ông lớn công nghệ trong nước cuối cùng đã bắt đầu đi ngược lại với lợi ích của nhà nước Trung Quốc. Thông qua Ant Financial, Alibaba dần lấn sân sang lĩnh vực tài chính vốn là nơi thuộc kiểm soát của các ngân hàng quốc doanh. Mảng kinh doanh môi giới cho vay sinh lời, trong đó Alipay giới thiệu người dùng đến các ngân hàng và Ant Financial nhận lại hoa hồng từ ngân hàng, là một sáng kiến đổi mới nhưng nó lại làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính truyền thống. Bắc Kinh đang tìm cách duy trì một trật tự kinh tế do các doanh nghiệp nhà nước lãnh đạo, ở đó khu vực tài chính do chính phủ kiểm soát là cốt lõi. Vì vậy, không khó hiểu khi Alibaba không còn được phép phát triển tự do một cách thiếu kiểm soát.
Việc đàn áp Alibaba dường như cũng là kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền lực trong giới chính trị. Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện một cuộc cải tổ nhân sự lớn tại đại hội đảng vào mùa thu năm sau. Quá trình phát triển của Alibaba được cho là có sự hỗ trợ từ những người có liên hệ với nhóm quyền lực Thượng Hải do cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân lãnh đạo, Nikkei cho biết.
Nikkei dẫn các nguồn thạo tin nói rằng, những người thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình không hài lòng khi nhìn thấy danh sách những người có lợi ích trong đợt IPO của Ant Financial. Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng ông Tập Cận Bình trừng phạt Alibaba để làm suy yếu các nhân vật quyền lực có liên hệ với công ty.
Nhiều ông lớn công nghệ Trung Quốc bị phạt
Cục Quản lý Thị trường của Trung Quốc đã phạt một số gã khổng lồ công nghệ của nước này bao gồm Tencent, Baidu và ByteDance vì các vụ mua lại và đầu tư trong quá khứ.
Vào hôm thứ sáu, Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc thông báo về việc ông Mã Hóa Đằng, CEO của Tencent, bị phạt 500,000 nhân dân tệ (77,000 USD) vì khoản đầu tư vào ứng dụng giáo dục trực tuyến Yuanfudao trong năm 2018. Baidu cũng đã từng bị phạt khi cố mua lại nhà sản xuất thiết bị điện tử Ainemo vào năm 2014.
Tencent, Baidu cùng với Alibaba đã chịu chung số phận đối diện các án phạt từ Cục Quản lý Thị Trường Trung Quốc trước những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát ngành công nghiệp tỷ đôla này. Vào năm 2020, cơ quan này đã ban hành án phạt với Alibaba vì những lý do tương tự.
"Thông điệp được đưa ra rất rõ ràng rằng việc có sự chấp thuận của chính quyền trong những thương vụ mua lại và sáp nhập giữa các công ty là một điều bắt buộc", Ye Han, cộng tác viên công ty luật Merits & Tree có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên về chống độc quyền và mua bán, sáp nhập (M&A), cho biết.
"Mặc dù chúng tôi chưa từng ghi nhận trường hợp các công ty bị tan rã hoặc sáp nhập không suôn sẻ, nhưng những vụ việc này có thể xảy ra ở hậu trường", Ye Han bổ sung.
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang vấp phải những động thái cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong việc phòng chống độc quyền.
Didi Mobility, một đơn vị thuộc gã khổng lồ Didi Chuxing và công ty SoftBank đã bị phạt 500,000 nhân dân tệ, vốn là mức phạt cao nhất, vì đã bí mật thiết lập một liên doanh khi chưa có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. ByteDance và đối tác của họ là công ty Shanghai Dongfang Newspaper cũng bị phạt số tiền tương tự trong một vụ hợp tác nhằm tạo ra liên doanh về video bản quyền vào năm 2019.
Những công ty công nghệ như Tencent trước đây đã thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập quy mô lớn thông qua cái gọi là mô hình sở hữu đặc biệt (VIE), hoạt động dựa trên các cơ sở pháp lý không rõ ràng. Những đạo luật chống độc quyền mới, kèm theo các khoản tiền phạt do cơ quan quản lý đưa ra, là một tín hiệu cho thấy mô hình VIE đã rơi vào tầm ngắm của chính quyền.
Khả năng bành trướng hệ sinh thái nội địa của Tencent thông qua M&A có thể bị suy yếu đáng kể do sự giám sát ngày một gắt gao của chính phủ. Có thể số tiền phạt 500,000 nhân dân tệ không quá đáng kể đối với Tencent, nhưng đây là lời cảnh báo rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ xử lý triệt để các vấn liên quan đến phòng chống độc quyền, theo chia sẻ từ 2 nhà phân tích Vey-Sern Ling và Tiffany Tam.
Những Fintech khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị kìm hãm Việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ. NHỮNG NẠN NHÂN "ĐỨNG ĐẦU NGỌN GIÓ" Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech. Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công...