Thay đổi thói quen có hại để phòng tránh ung thư
Tại hội thảo khoa học Ung bướu Cần Thơ lần thứ 10 (từ ngày 24 đến 25-10), GS.BS Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – cho biết theo điều tra mới nhất thì gánh nặng ung thư toàn cầu đang gia tăng một cách nhanh chóng.
Phụ nữ nên đi siêu âm định kỳ tầm soát ung thư vú và phụ khoa. Ảnh – T. LŨY
Trong đó Việt Nam có tỉ lệ mắc mới mỗi năm hiện tại là 151,4/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 104,4/100.000, tỉ lệ mắc ở nam cao hơn nữ.
Theo đó, tỉ lệ các loại ung thư thường gặp cao nhất cả nam và nữ là ung thư gan (15,4%), ung thư phổi (14,4%), dạ dày (10,6%). Các bệnh ung thư vú, đại – trực tràng, vòm họng, bệnh bạch cầu, tuyến giáp, cổ tử cung, tuyến tiền liệt chiếm tỉ lệ từ 2,5 đến 9,2%.
Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, rõ ràng ung thư gan đang “trĩu nặng” ở Việt Nam và nguy cơ mắc rất cao đối với cả nam lẫn nữ. Việc nghiện rượu, nhiễm aflatoxin (một loại nấm mốc chứa độc tố) đã tác động cho virus viêm gan B, C tàn phá gan càng nhanh.
Kế đến ung thư phổi cũng hoành hành. Ở nam giới chúng ta thấy tác hại của khói thuốc lá rất đậm nét do đàn ông Việt Nam có tỉ lệ hút thuốc lá rất nhiều. Tuy nhiên ở phụ nữ ít có thói quen hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi cao là do hít thuốc lá thụ động “ké” của đàn ông rất đáng ngại.
Rồi ung thư dạ dày mà mối nguy đến từ thói quen ăn uống: nhiễm khuẩn H. pylori, ăn mặn, ít rau quả tươi, khói thuốc lá…
Video đang HOT
Tuy đáng lo ngại, nhưng theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, tất cả những loại ung thư thường gặp trên, tuy khó trị nhưng rất may là đều có thể phòng và tránh được bằng cách thay đổi thói quen trong ăn uống, sinh hoạt, tập lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn.
“Để phát hiện bệnh sớm thì chúng ta nên nằm lòng câu “Ung thư biết sớm trị lành”, thường xuyên đi kiểm tra khám sức khỏe bằng siêu âm, nội soi tầm soát, xét nghiệm, khám phụ khoa định kỳ”- GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo.
Theo tuoitre
Gam màu sáng trong "bức tranh" phòng trị bệnh ung thư
Trong 2 ngày (24-25/10), tại TP Cần Thơ, Hội Ung thư Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, Hội Ung thư Cần Thơ và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Ung bướu Cần Thơ lần thứ X.
Đây được xem như điểm hẹn để các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm phòng chống ung thư.
Nhận diện nguyên nhân và phòng ngừa đơn giản
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Quốc tế nghiên cứu Ung thư (IARC), năm 2018, bệnh ung thư trên toàn cầu tăng hơn 18 triệu ca mới, khoảng 9,5 triệu ca đã tử vong. Các loại ung thư thường gặp là ung thư phổi (11,6%), vú (11,6%), đại - trực tràng (10,2%), tuyến tiền liệt (7,1%)...
Riêng Việt Nam có hơn 164.000 ca ung thư mới, trong đó hơn 114.000 người tử vong và trên 300.000 người sống chung với ung thư.
Quang cảnh hội thảo
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư là do khói thuốc lá, các nguy cơ trong nếp đời sông và dinh dưỡng (ăn không lành, tăng trọng và béo phì, thiếu vận động thân thể). Đồng thời, còn do mắc phải một số bệnh nhiễm (virút HBV, HCV, HPV, vi khuẩn H-pylori).
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có trên 100 loại ung thư khác nhau, nhưng 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được và 1/3 số ca có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. "Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà và lan tràn của các tế bào không bình thường. Các tế bào ung thư phát sinh từ các hư hại của phân tử DNA. Theo thời gian, các dòng đột biến lại hình thành các dòng ác hơn, nhiều đột biến làm ung thư mạnh lên, nhưng nay người ta vẫn có thể dò đúng chỗ hư hại của gen", GS Hùng chia sẻ.
Để phòng ngừa ung thư, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thực hiện song song hai bước cơ bản. Bước một là giảm thiểu xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát sự phơi nhiễm yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này như: tránh xa khói thuốc lá, uống ít bia rượu, ăn lành uống sạch, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và phòng tránh bệnh nhiễm. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Như vậy, lúc điều trị sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hoặc đưa đến việc loại bỏ được những tổn thương tiền ung.
GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết 40% số ca ung thư có thể phòng tránh được
Nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư
Hiện nay, nhiều người cho rằng dính bệnh ung thư chỉ có con đường chết, không sớm thì muộn. Tuy nhiên, thực tế ung thư nếu biết sớm có thể trị khỏi. Nhiều phương pháp điều trị như: phẫu trị, xạ trị, hóa trị, liệu pháp điều chỉnh các xáo trộn gen, liệu pháp miễn dịch... Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tầm soát và điều trị phù hợp.
Chẳng hạn, ung thư phổi - thường gặp và tỷ lệ tử vong cao, cũng đã có phương pháp điều trị để kéo dài sự sống cho bệnh nhân. "Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi ít biến chứng, ít gây đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn, sống thêm 5 năm tương đương với phẩu thuật mở", PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh nói.
PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh cho rằng, phẫu thuật nội soi có hỗ trợ vedeo là phương pháp hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm
Hay với trường hợp ung thư thanh môn khi phát hiện sớm có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2. ThS Phạm Duy Hoàng, Phó Trưởng khoa Khoa Ngoại 3, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho biết, cùng với xạ trị và phẫu thuật mở bảo tồn thanh quản thì phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 là một lựa chọn hữu hiệu đề điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm.
Phương pháp này đang phổ biến không chỉ trong nước mà cả trên thế giới vì có nhiều ưu điểm như thời gian mổ ngắn, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn. "12 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 từ tháng 6/2017 - 12/2018 tại bệnh viện có diện cắt sau mổ là âm tính và chưa phát hiện trường hợp nào tái phát", ThS Hoàng chia sẻ.
Có thể thấy, những tiến bộ của y học hiện đại đang giúp đội ngũ y, bác sĩ của nhiều bệnh viện trên cả nước sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân ung thư.
Hải Âu
Theo baophapluat
7 thói quen người Việt vẫn làm mỗi ngày là nguyên nhân gây bệnh ung thư Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ những yếu tố khách quan mà còn có thể đến từ một số thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 7 thói quen xấu gây ra 7 căn bệnh ung thư nguy hiểm: 1. Ung thư phổi - hút thuốc, hít khói bếp Mặc dù ung thư phổi có nhiều...