Thay đổi cách dạy, kiểm tra thế nào?

Theo dõi VGT trên

Chiều 19/1, Bộ GD&ĐT chính thức công bố Dự thảo chương trình môn học mới từ tiểu học đến THPT. Trong đó, nội dung chương trình được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp. Mục tiêu của chương trình mới là giúp hình thành năng lực, phẩm chất nên sắp tới, cách dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng phải thay đổi hoàn toàn.

Thay đổi cách dạy, kiểm tra thế nào? - Hình 1

Thay đổi chương trình, sách giáo khoa liệu có thay đổi cách tư duy con trẻ? Ảnh: Hồng Vĩnh.

Xuất hiện nhiều môn học mới

Trong chương trình đổi mới, học sinh sẽ được học nhiều môn bắt buộc, một số môn tự chọn. Lần đầu tiên các hoạt động trải nghiệm chính thức được đưa vào thành hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt cả 3 cấp học. Đây là hoạt động bắt buộc nằm trong chương trình, được bố trí 3 tiết/tuần nên phụ huynh không phải đóng phí cho các hoạt động trải nghiệm.

Đại diện lãnh đạo Bộ, tân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì họp báo nhưng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của phóng viên. Thay vào đó, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình , đến nay đã hoàn thành 20 chương trình môn học để công bố và xin ý kiến giáo viên, chuyên gia, xã hội trong vòng 60 ngày. Dự kiến tháng 4/2018 sẽ ban hành chính thức chương trình bộ môn.

GS Thuyết cho biết, các chương trình môn học gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể. Ví dụ, môn Ngữ văn xác định năng lực giao tiếp là đặc thù thì cần phát triển 4 kỹ năng đọc, viết, nói, nghe. Mỗi nội dung dạy học đều nhằm hình thành năng lực cụ thể nào đó. Chương trình cũng đáp ứng yêu cầu phân hóa ở nhiều mức độ khác nhau.

Chương trình tích hợp đã hình thành môn học mới gồm Khoa học xã hội, Lịch sử và Địa lý.

Một điểm khác biệt trong chương trình lần này là học sinh được hình thành, phát triển năng lực thông qua hoạt động các môn học thay vì các em chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài như trước.

Cũng theo GS Thuyết, sau khi công bố dự thảo, ban phát triển chương trình tiếp thu ý kiến đóng góp và điều chỉnh ngay trong quá trình góp ý. Hết 2 tháng lấy ý kiến, chương trình khung sẽ đưa ra hội đồng riêng thẩm định. Hội đồng quốc gia cũng họp 1 lần nữa để thẩm định lại sau đó mới ban hành.

Video đang HOT

Để chuẩn bị viết SGK, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý, người biên soạn và cả nhà thẩm định SGK.

Không còn bài lắt léo, mẹo mực

Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết thì với tiến độ như hiện nay, dự kiến tháng 4/2018 sẽ ban hành được chương trình khung. Bộ GD&ĐT cũng đang tích cực chuẩn bị để viết sách giáo khoa, tuy nhiên chương trình bộ môn chưa xong thì chưa đơn vị nào khởi động để viết được.

Chương trình khung được thiết kế mở, cách xây dựng, bố trí SGK như thế nào sẽ có phương pháp riêng. Tuy nhiên, tới đây, SGK không phải là pháp lệnh mà là tài liệu để giáo viên căn cứ vào đó dạy học, sáng tạo thêm nên chương trình, SGK sẽ thực hiện giảm tải bằng nhiều phương thức. Ví dụ, lược bỏ kiến thức khó, giảm bài tập lắt léo, đánh đố học sinh, giảm nội dung không thiết thực. Dạy học tích hợp cũng là phương pháp giảm tải, thay vì trước đây học 3 môn nay xây dựng lại thành 1 môn Khoa học tự nhiên, trong đó kiến thức được tổ chức thành các chủ đề. Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng nhằm giảm tải dạy học.

GS Thuyết cho rằng, cả chương trình, SGK và phương pháp giảng dạy đều có thể là nguyên nhân gây quá tải. Vì thế, trong đổi mới, khi chương trình đã giảm tải thì người viết SGK cần bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình.

Trả lời vấn đề có ý kiến lo ngại khi chương trình khung giảm tải nhưng người viết SGK đưa vào nhiều nội dung, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, chính các nhà viết sách sẽ cạnh tranh với nhau, hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định SGK phù hợp.

Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ Văn cho rằng, một trong những thay đổi quan trọng chính là thay đổi về cách kiểm tra, đánh giá. Ví dụ, môn Ngữ Văn sắp tới giáo viên được lựa chọn tác phẩm để dạy học. Vì vậy, khi ra đề kiểm tra, giáo viên cần căn cứ yêu cầu cần đạt để ra đề. Khi đó, giáo viên hoàn toàn có thể yêu cầu học sinh đọc và đánh giá một tác phẩm hoàn toàn không có trong SGK. Dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình khung sẽ đo được năng lực của học sinh.

Về thi THPT quốc gia, trong 3 năm tới, Bộ GD&ĐT vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức một kỳ thi chung như hiện nay. Tuy nhiên, đến năm 2021 sẽ có sự thay đổi nhưng thay đổi như thế nào là chuyện không đơn giản. Bộ GD&ĐT đã tuyển chọn đơn vị nghiên cứu phương án đổi mới thi cử và báo cáo sớm nhất.

Trong chương trình lần này, thể hiện rõ tính tích hợp trong việc kết hợp các môn học cũng như kiến thức liên môn. PGS.TS Mai Sĩ Tuấn, Chủ biên chương trình Khoa học tự nhiên cho rằng, chương trình được tích hợp sâu ở cấp dưới và phân hóa rõ ở cấp trên. Mạch kiến thức cũng được xây dựng tiếp nối, nhào trộn thành môn học chứ không hề lắp ghép một cách cơ học. Điều này các nước trên thế giới cũng đã thực hiện và phương pháp dạy học tích hợp trở thành xu hướng lâu nay.

Các môn học trong Chương trình mới

- Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Giáo dục lối sống, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Hai môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 và Tiếng dân tộc thiểu số.

- THCS, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ, giáo dục thể chất, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật. Môn tự chọn : Tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 2.

- THPT, các môn bắt buộc chỉ còn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, học sinh ở cấp học này được lựa chọn học theo nhóm gồm các môn Khoa học xã hội (Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử và Địa lý), Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Sinh học, Hóa học), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật).

Theo TPO

Học gì ở chương trình phổ thông mới?

Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn

Học gì ở chương trình phổ thông mới? - Hình 1

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới, đến tháng 4 có thể ban hành chương trình môn học.

Chiều 19-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông. So với chương trình hiện hành, chương trình phổ thông mới có nhiều điểm thay đổi theo hướng trang bị năng lực, phẩm chất cho các học sinh. Vì vậy, chương trình mỗi môn học cũng thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu này.

Theo đó, các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục lối sống, đạo đức, tự nhiên và xã hội, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).

Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm khoa học - xã hội (gồm các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý), nhóm khoa học tự nhiên (gồm các môn vật lý, hóa học, sinh học), nhóm công nghệ và nghệ thuật (gồm công nghệ, tin học, nghệ thuật). Các môn học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Đặc biệt, hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả cấp học là hoạt động trải nghiệm.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về môn ngoại ngữ, GS Nguyễn Lộc, chủ biên môn ngoại ngữ, cho biết chương trình mới kế thừa rất nhiều từ chương trình của Đề án 2020 như: giữ nguyên số tiết học, chuẩn năng lực vẫn dựa vào 6 chuẩn năng lực Việt Nam. "Chương trình đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia và đây là chương trình mở nên chúng tôi rất chờ đợi sự đóng góp của các chuyên gia trong việc viết sách với các chủ đề, chủ điểm mang tính chất gợi ý" - GS Lộc nói. Ông cho hay thêm thời lượng học tiếng Anh ở tiểu học là 140 tiết, tức 4 tiết/tuần, THCS và THPT là 105 tiết, trung bình 3 tiết/tuần.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình phổ thông mới, cho hay theo tiến độ, đến tháng 4 có thể ban hành chương trình môn học. Tuy nhiên, GS Thuyết chưa thể khẳng định thời điểm có sách giáo khoa (SGK) mới. Theo GS Thuyết, do chưa có chương trình môn học nên chưa khởi động việc viết SGK. Ông khẳng định nhiều tổ chức, cá nhân có thể tham gia viết SGK. Đây chỉ là tài liệu chính thức, không phải là pháp lệnh như quan niệm trước đây và giáo viên có thể dựa vào đó để có nhiều sáng tạo trong dạy học.

Liên quan đến việc giảm tải trong chương trình mới, GS Thuyết cho biết việc này tuân theo các nguyên tắc: Giảm kiến thức khó, bớt bài tập lắt léo; tổ chức lại nội dung môn học, tích hợp chương trình; thay đổi phương pháp dạy và học.

GS Thuyết cũng thêm với những môn học mới, tích hợp nhiều môn như khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý ở THCS, các giáo viên sẽ được học bồi dưỡng, học thêm một số tín chỉ để có thể một mình dạy một môn. Ông cho rằng các môn học không đòi hỏi cơ sở vật chất quá đặc biệt, chỉ cần các trường tiểu học bảo đảm học sinh học 6 buổi/tuần. Các địa phương bảo đảm đúng điều lệ trường học, theo đó 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học và 45 học sinh/lớp đối với THCS.

Một trong những điều kiện để thực hiện thành công chương trình này là đổi mới thi cử, kiểm tra. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết cách thi cử hiện tại sẽ ổn định đến năm 2020. Khi chương trình mới triển khai đến cấp trung học phổ thông thì sẽ có kiểm tra đánh giá theo cách mới.

Theo NLĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?Nữ ca sĩ 18 tuổi tự tử?
13:45:54 22/01/2025
"Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0""Trượt tay" tung 1 bức ảnh nóng bỏng của thiếu gia Minh Đạt, Midu cho cả thế giới thấy mình "thắng đời 1-0"
13:00:55 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trảHoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả
11:14:22 22/01/2025
Thi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt NamThi xong Chị Đẹp, 1 nữ rapper ước gì xin lại được quốc tịch Việt Nam
12:59:57 22/01/2025
Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"
10:44:19 22/01/2025
Gil Lê - Xoài Non bị antifan tấn côngGil Lê - Xoài Non bị antifan tấn công
13:53:04 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
Triệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phúTriệu Vy công khai hồ sơ mật vụ ly hôn, lộ động thái xóa sổ mối quan hệ gây sốc với chồng cũ tỷ phú
13:49:47 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025, giúp gia chủ mong cầu may mắn bình an

Trắc nghiệm

16:43:01 22/01/2025
Vào ngày 23 tháng Chạp 2025, ngày Táo Quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, các gia đình đều làm lễ cúng ông Công ông Táo và khấn vái ông Táo trình báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội

Điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội

Pháp luật

16:41:04 22/01/2025
Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an H.Lâm Hà điều tra vụ làm nhục người khác rồi tung hình ảnh lên mạng xã hội, có dấu hiệu tội phạm.
Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

Ukraine không đối phó được tên lửa Oreshnik của Nga

Thế giới

16:36:00 22/01/2025
The Kyiv Independent dẫn lời ông Syrskyi mô tả tên lửa Oreshnik mới của Nga là mối đe dọa mà hiện tại chỉ một số ít hệ thống phòng không trên thế giới có thể đánh chặn được , đồng thời thừa nhận Ukraine chưa sở hữu vũ khí nào như vậy.
CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông

CSGT Hà Nội lắp bảng mức phạt của Nghị định 168 tại cột đèn giao thông

Tin nổi bật

16:23:21 22/01/2025
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã triển khai lắp bảng chi tiết mức phạt của Nghị định 168 tại các cột đèn giao thông ở các ngã tư trọng điểm.
Sao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷ

Sao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷ

Sao việt

16:03:31 22/01/2025
Với mức thu nhập lớn, nhiều sao Việt như Việt Hương, Hòa Minzy, Nhật Kim Anh... từng khiến fan trầm trồ khi mạnh tay thưởng Tết cho nhân viên, người quản lý.
Phát hiện chồng CEO có thú vui kì lạ, cô vợ nổi tiếng "bóc phốt" ngay trong tuần trăng mật

Phát hiện chồng CEO có thú vui kì lạ, cô vợ nổi tiếng "bóc phốt" ngay trong tuần trăng mật

Netizen

16:01:49 22/01/2025
Từ sau khi kết hôn, cuộc sống của hot girl trứng rán Trần Thanh Tâm (sinh năm 2000) và chồng doanh nhân Mai Thiên Ân ngày càng nhận được nhiều sự chú ý.
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ

Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ

Sao châu á

16:01:13 22/01/2025
Dù không còn đứng dưới ánh đèn sân khấu, cuộc sống của Phó Minh Hiến vẫn thu hút sự chú ý. Hiện tại, cô chọn cách sống yên bình, xa rời showbiz và những ồn ào trong chuyện tình cảm.
Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang tối giản - điểm chạm của sự đơn giản và sang trọng

Thời trang

15:28:54 22/01/2025
Các thiết kế tối giản tập trung vào những đường cắt may sắc sảo cùng phom dáng gọn gàng và chất liệu cao cấp, mang lại cảm giác thanh lịch, hiện đại nhưng không kém phần thoải mái.
Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Kỳ Duyên lần đầu kể hậu trường đóng cảnh nóng trong phim Tết Trấn Thành

Hậu trường phim

15:04:40 22/01/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đang nhận được sự quan tâm của khán giả khi xuất hiện trong phim Tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành.
Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Mỹ nhân cổ trang đẹp điên đảo nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa kiêu sa vừa ma mị, ánh mắt mê hoặc chúng sinh

Phim châu á

14:37:43 22/01/2025
Vừa xuất hiện, mỹ nhân 10X đã khiến khán giả mê mẩn với ngoại hình nổi bật. Cô còn được coi là thần đồng diễn xuất.
Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Những lợi ích, hạn chế và lưu ý nếu ăn toàn đồ luộc

Sức khỏe

14:22:01 22/01/2025
Luộc là phương pháp nấu ăn đơn giản, phù hợp với cả người mới bắt đầu và người nấu ăn lâu năm. Phương pháp này chỉ cần nồi và bếp, không yêu cầu kỹ năng nấu nướng đặc biệt.