Thấy cơ thể có biểu hiện này bạn cần đi khám tiểu đường gấp
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm bạn cần chú ý những dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Khát nước liên tục và thường xuyên đi tiểu
Khát nước và đi tiểu liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.
Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Được biết, người bình thường đi tiểu 6-7 lần trong ngày hoặc từ 4 đến 10 lần một ngày đối với người mạnh khỏe.
Một khi đã mắc phải căn bệnh quái ác này, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó sẽ tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Chính điều đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và làm bạn luôn cảm thấy khát nước. Để giải tỏa cơn khát, bạn bắt đầu uống nước nhiều hơn, dẫn đến việc đi tiểu tiện nhiều hơn.
Nhanh đói
Cảm giác đói quá mức cùng với sự khát nước và đi tiểu liên tục tạo thành 3 dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng insulin theo cách bình thường thì cơ thể chắc chắn không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Chính điều đó khiến bạn có cảm giác nhanh đói. Trong thực tế, ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu của bạn cao hơn.
Video đang HOT
Nếu bạn tiếp tục ăn nhưng cơn đói vẫn không hề biến mất thì tốt nhất bạn nên đi bệnh viện kiểm tra ngay cả khi dường như bạn không có bất kỳ triệu chứng khác của bệnh tiểu đường.
Cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh
Tuổi tác có thể là yếu tố khiến con người chậm chạp đi một chút, nhưng nếu thường xuyên cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh thì lại là chuyện khác. Hãy nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Làn da không bình thường hoặc có các triệu chứng thần kinh
Khô, ngứa có thể là do làn da của bạn không đủ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, ví dụ do thời tiết, hay chế độ ăn uống… nhưng cũng có thể là dấu hiệu lén lút của căn bệnh. Hãy xem xét kỹ xem có các vết tối, sẫm trên da ở quanh cổ và các bộ phận khác của cơ thể, các vết cắt hoặc bầm tím không thể lành, dấu hiệu ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân. Nồng độ glucose cao quá mức có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể.
Mệt mỏi và hôn mê
Vì các tế bào không thể hấp thụ đường nên tế bào không thể giải phóng năng lượng, khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức.
Giảm cân
Cơ thể không thể đốt cháy đường, nó sẽ đốt cháy chất béo và cơ bắp, kích hoạt việc giảm cân và mất cơ bắp.
Bị tiểu đường có cần kiêng tuyệt đối chất bột đường?
Chất bột đường là thành phần chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn, vậy người tiểu đường có cần kiêng thực phẩm này?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Người mắc đái tháo đường được khuyến cáo hạn chế ăn chất bột đường nhưng không phải kiêng tuyệt đối như nhiều người đang làm. Theo khuyến cáo trong khẩu phần ăn hàng ngày đây là chất bắt buộc phải có.
Người cao tuổi bị đái tháo đường nên ăn gì?
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường hoàn toàn không phải kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm nào bởi có thể dẫn tới thiếu chất nếu kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bữa ăn khoa học cho người cao tuổi đái tháo đường cũng nên tuân thủ các nguyên tắc của bữa ăn lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như glucid, protein, lipid, chất xơ.
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần cá thể hóa để tránh các biến chứng, đặc biệt là hạ đường huyết nếu người bệnh kiêng quá mức.
Không kiêng tuyệt đối chất bột đường
Chất bột đường cung cấp 50-60% tổng năng lượng. Tuy chất bột đường là thành phần chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn, nhưng với người đái tháo đường nói chung và người cao tuổi đái tháo đường nói riêng không phải kiêng tuyệt đối chất bột đường. Chất bột đường là chất rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, người mắc đái tháo đường nên chọn các loại chất bột đường ít gây tăng đường huyết nhanh sau ăn.
Chất bột đường (glucid) có trong ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa, rau, củ, quả, đường, mật ong, ...
Chất bột đường cần được kiểm soát trong khẩu phần ăn từng bữa, từng ngày của người cao tuổi đái tháo đường, để không những tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn hoặc tránh hạ đường huyết xa bữa ăn, đặc biệt là hạ đường huyết trong đêm.
Tuy nhiên, các khuyến cáo chỉ ra rằng nên cung cấp tối thiểu trong khẩu phần ăn mỗi ngày 130-150 g chất bột đường (3 lưng bát cơm 200g trái cây/ ngày) hoặc tùy theo các tình trạng dinh dưỡng và các bệnh cùng mắc cho người cao tuổi đái tháo đường.
Không nên ăn miến thay cơm
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cũng cho biết, miến là một trong những thực phẩm nhiều người mắc bệnh đái tháo đường lựa chọn trong bữa phụ. Người bệnh đái tháo đường thường ăn miến vì nghĩ ăn miến tốt, hạ đường huyết nhưng thực chất chỉ số đường huyết của miến rất cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường vào viện cấp cứu vì ăn miến thay cơm.
Theo chuyên gia y tế, thực chất, miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.
Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.
BS khuyến cáo chỉ nên ăn một lượng miến vừa phải và kết hợp với thực phẩm khác. Không dùng để thay thế tuyệt đối các thực phẩm bột đường khác. Mỗi tuần, chỉ nên ăn 3 - 4 bữa miến.
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, người mắc bệnh đái tháo đường cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả chín ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt....
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi ít ngọt. Chất xơ có tác dụng làm kéo dài quá trình tiêu hóa nên giảm tăng đường huyết sau ăn. Mặt khác, chất xơ còn có tác dụng làm đầy dạ dày nên tăng cảm giác no, giảm hấp thu chất béo nên làm giảm lipid máu.
"Nên ăn giảm muối, ăn nhạt bởi chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều muối trong quá trình bảo quản hoặc chế biến như nước mắm, cà muối, mỳ tôm, bánh mặn, xúc xích, giò, chả... Nước rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể, vì vậy người bệnh nên uống khoảng 1,5-2,5l nước/ngày", BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết.
Phối hợp 7 chuyên khoa để cứu bệnh nhân bị áp xe kèm nhiều bệnh lý nặng Các bác sĩ từ 7 chuyên khoa Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đã cấp cứu và điều trị thành công một trường hợp bị áp xe phần phụ kèm theo nhiều bệnh lý nội khoa nặng sau 10 ngày đêm. Bệnh nhân nữ N.T.T (58 tuổi, ngụ tại TP.HCM) được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng...