Thầy cô “nhặt sạn” sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Chọn lựa văn bản đưa vào làm ngữ liệu giảng dạy trong trường học vô cùng khó khăn, đòi hỏi tâm sức của tác giả và thầy cô giáo.
Trong dịp chọn sách, nhà trường tổ chức cho toàn bộ tổ Ngữ văn đọc lần lượt các đầu sách Ngữ Văn lớp 6 để cùng trao đổi, bình chọn, gửi kết quả chọn sách về cấp trên.
Khách quan mà nói, bản in thử sách giáo khoa lớp 6 nói chung, sách giáo khoa Ngữ Văn nói riêng, in đẹp, giấy tốt, rất bắt mắt.
Toàn thể triều thần có mặt sao công chúa… thay đồ được?
Trang 36 sách Ngữ Văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của t ác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên) Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng, nhà xuất bản Gíao dục Việt Nam phát hành, có bài: “Vua chích chòe”.
Cuối bài “Vua chích chòe” có in “Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với Vua chích chòe. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây.
Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong lễ cưới”.
Em Hoài An, học sinh lớp 6 đọc xong đã phải thốt lên “Toàn thể triều thần có mặt sao công chúa… thay đồ được?”.
Mà đúng thật, khi thay đồ, ai cũng phải vào phòng riêng, nhà hàng tiệc cưới có phòng dành cho cô dâu thay đồ, chi tiết “Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt…” quả là bất hợp lý, giáo dục cho trẻ kĩ năng sống như thế e rằng không đúng thực tế, theo thuần phong mĩ tục của nước ta.
Thầy B. (đề nghị không nêu tên) chia sẻ “Nếu dạy văn bản này, tôi buộc phải sửa lại ngữ liệu này. Phải thay dấu phẩy sau “Nàng vào thay quần áo” bằng dấu chấm mới hợp lý”.
Trang bìa sách Ngữ Văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. (Ảnh chụp màn hình)
Người tốt sao lại dùng …. “cô ta” để chỉ?
Trang 48 sách Ngữ Văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của t ác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên) Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, có bài: “Sọ Dừa”.
Trong bài “Sọ Dừa” trang 49 có viết: “Phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị xinh đẹp nhưng kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa, còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô ta vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô ta lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây, rình xem, thì thấy …”.
Video đang HOT
Cô giáo D. cho rằng “Cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế, là nguời tốt. Nếu dùng “cô ta” để chỉ “cô út” thì thấy không hợp lý chút nào.
Trong văn bản hiện nay, “cô ta” thường dùng cho một nhân vật mình không thiện cảm, nhân vật không tốt.
Mình đang dạy học sinh sử dụng từ ngữ cho hợp lý, cho đẹp, cho tiếng Việt trở nên đáng yêu hơn.
Nếu có chọn sách này, mình cũng sửa lại ngữ liệu này cho phù hợp, nên thay “cô ta” bằng ” cô út ” hay ” nàng út ” để thể hiện sự tôn trọng với người tốt, hướng đến giáo dục học sinh sự tử tế và tôn trọng cái đẹp. Biết dùng từ ngữ hợp lý để tôn vinh cái đẹp, phê bình, không học tập cái xấu”.
Dạy học sinh như thế làm sao… làm chủ cảm xúc, chống bạo lực học đường?
Trang 48 sách Ngữ Văn 6 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của t ác giả Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên) Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, có bài tập làm văn “Trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, RƠ-NÊ-GÔ-XI-NHI và GIĂNG XĂNG – PÊ.
Trang 65 có viết “Điều này khiến bố tôi phật ý.
[...] Vì tôi thấy bố không bằng lòng nên tôi muốn bênh bố, tôi bèn nói với ông Blê-đúc rằng có hàng đống Ban-dắc ở trong bố. Thế là bố đã vẩy mực vào ca-vát của ông Blê-đúc.
Ông Blê-đúc rất tức giận”.
Cô Nh. đọc xong thở dài, ngao ngán. “Văn bản này không có tính giáo dục.
Thứ nhất, dạy học sinh không lý trí, phân biệt đúng sai, chỉ cần người khác không khen bố mình là bênh vực bố. Nếu sau này cô giáo không khen mình, không khen người thân của mình mà sự thật không đáng khen thì sao?
Thứ hai, học sinh đi học về làm bài tập, chưa suy nghĩ, chưa tự làm đã đưa bố làm thay. Điều này sẽ làm cho học sinh học theo, nhờ bố mẹ, anh chị học thay, thiếu tinh thần tự học.
Buồn hơn, chính là hình ảnh bất lịch sự, phản cảm của ông bố vẩy mực vào cà vạt của người muốn giúp đỡ con mình, nói thật về con mình, không khen con mình.
Ngữ cảnh này rất tường đồng với lớp học. Nếu giáo viên yêu cầu đánh giá bạn, học sinh không dám nói thật, sợ bị vẩy mực như Blê-đúc thì làm sao?
Hoặc giả khi giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về ý kiến của bạn, bạn không đồng ý với ý kiến của mình, thế là vẩy mực lên áo bạn như hình ảnh “Thế là bố đã vẩy mực vào ca-vát của ông Blê-đúc”.
Dạy học sinh như thế làm sao … làm chủ cảm xúc, chống bạo lực học đường?
Nếu dạy sách này, tôi sẽ bỏ ngữ liệu này”.
Văn là người, những hình ảnh văn học góp phần giáo dục hành vi của học trò rất nhẹ nhàng, không đao to búa lớn.
Hành vi của nhân vật, ngôn ngữ của văn bản làm nên cái đẹp cho mỗi học trò khi được tiếp xúc với những văn bản đẹp.
Vì thế, chọn lựa văn bản đưa vào làm ngữ liệu giảng dạy trong trường học vô cùng khó khăn, đòi hỏi tâm sức của tác giả và thầy cô giáo.
Sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo, thấy không phù hợp với mình, thầy cô có thể thay đổi để có được những tinh hoa cho học trò kết trái nhân cách đẹp sau này.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Sách Cánh diều tả "gí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó", có nên?
Chọn lựa ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa rất khó, đòi hỏi tác giả phải hiểu tâm lý của từng lứa tuổi để chọn lựa phù hợp.
Chọn sách giáo khoa lớp 6 lần này có anh Nguyễn Hoành đại diện phụ huynh tham gia, anh Hoành là dân thợ hồ, là thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh nên được mời dự.
Khi đọc sách Tiếng Việt lớp 6 tập 1 của bộ sách Cánh Diều, anh thích lắm. Đến trang 63, anh đọc đi đọc lại, rồi nói "Nếu ông Honda mà đọc được cái này chắc mắc cười lắm".
Trong bài Thực hành đọc hiểu "Thời thơ cấu của Hon-đa" từ trang 61 đến trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1 của bộ Cánh diều, trích dẫn từ (Hon-đa Sô-i-chi-rô, Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi) , Nguyễn Trí Dũng dịch, NXB Văn hóa Sài Gòn - Báo Sài Gòn giải phóng , Thành phố Hồ Chí Minh, 2006), trang 63 có đoạn:
"Vào khoảng năm lớp 2 hoặc lớp 3 tôi không nhớ rõ, một hôm, trên đường đi học về tôi nghe nói có một chiếc ô tô chạy về làng. Tôi quên hết mọi việc, phi như bay về và thấy một chiếc xe bọc vải bạt bò ọc ạch trên con đường làng chật hẹp. Đôi chân bé nhỏ của tôi chẳng mấy chốc đã đuổi kịp và chạy bám theo xe một quãng dài.
Đó là lần đầu tiên tôi thấy ô tô. Chắc khó ai hiểu được sự phấn khích này của tôi. Khi xe dừng lại, dầu nhểu ra có mùi đặc biệt rất khó tả. Tôi gí mũi xuống mặt đất, ngửi khịt khịt như chó ngửi, lấy tay quệt quệt dầu rồi đưa lên mũi hít vào đầy lồng ngực. Trong đầu tôi chợt này ra một ước mơ rất trẻ con: "Biết đâu, có lúc nào đó mình cũng làm được một chiếc xe như thế nhỉ?". Sau ngày đó, ở phố bên cạnh thường có ô tô chạy, cứ đi học về là tôi lại cõng em chạy đi xem." [1]
Ảnh chụp màn hình trang 63, sách Tiếng Việt lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh Diều. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Như để giải thích cho lời của mình, anh Hoành tiếp "Muốn gí mũi xuống mặt đất như chó phải nằm úp xuống, không thể có ai làm như thế để ngửi trên mặt đất, vì có nhiều chất khác chứ không phải dầu máy.
Chó đánh hơi phát ra tiếng khịt khịt là khi nó dùng mũi thở ra, nhằm làm lộ vật cần ngửi, giống như ta nhăn mũi thở ra khi gặp mùi khó ngửi, mới có tiếng khịt khịt như... chó.
Đã là mùi khó ngửi, khó ưa, không ai hít vào đầy lồng ngực cả. Người ta chỉ hít vào đầy lồng ngực mùi hương quen thuộc, yêu thích, thương nhớ, lâu rồi mới gặp lại cái mùi đó.
Cái mùi dầu máy lần đầu ngửi thấy, không thể có thao tác hít đầy lồng ngực được".
Nói về việc đưa ngữ liệu trên vào sách giáo khoa, cô giáo D. (đề nghị không nêu tên) chia sẻ: "Trích dẫn hình ảnh nhà sáng lập hãng Honda là rất hay, cũng góp phần gieo mầm mơ ước cho các em học sinh, định hướng nghề nghiệp theo sở thích, mong muốn cho các em.
Trích dẫn thì phải giữ nguyên tác, nguyên bản dịch của tác giả. Tuy nhiên, bản dịch không chính xác mình có thể không dùng, thay thế ngữ liệu khác cho phù hợp.
Nguyên tác tiếng Nhật như thế nào thì em không biết, nhưng với hành vi đánh hơi của chó là không chính xác.
Với học sinh lớp 6 nói riêng, học sinh trung học cơ sở nói chung, ngôn ngữ cho các em cần trong sáng và đẹp.
Vì vậy so sánh hình ảnh của một nhà sáng lập nổi tiếng như thế với... chó thì không nên, không còn là Văn học nữa.
Dù chó là thú cưng, thân thiết nhất với con người, thế nhưng hình ảnh so sánh việc ông Honda ngửi mùi dầu máy với con chó như trên vừa không đúng thực tế, vừa phản cảm.
Với một người nổi tiếng như Honda còn có thể so sánh với con chó, học sinh sẽ tùy tiện sử dụng hình ảnh so sánh khi viết bài sau này".
Thầy Ph. (xin đề nghị không nêu tên) cũng chia sẻ "Nếu cấp trên chọn sách này, tôi sẽ thay đổi ngữ liệu phần Thực hành đọc hiểu này.
Nhưng tiếc thay, hình ảnh so sánh ông Honda với con... chó khi ngửi mùi dầu máy chắc chắn các em đọc được, vì sách trong tay các em mà.
Vì thế, lại phải mất thêm thời gian giúp các em không nên so sánh hành vi nhạy cảm của người với động vật nói chung và chó nói riêng".
Cô giáo Nh. chia sẻ: "Đơn giản thế này, có học sinh khi viết về thầy cô, so sánh thầy cô với... chó, vì nó có hình ảnh, hành vi của Honda so sánh với chó trong tiềm thức, người đọc sẽ cảm nhận thế nào, thầy cô sẽ đánh giá thế nào, dù đó là học sinh ngoan, không có ý chửi giáo viên?".
Với học sinh lớp 6, những hình ảnh văn học thường khắc sâu vào tâm trí của các em, đặc biệt là những người nổi tiếng.
Việc nhìn nhận vấn đề của các em chưa sâu sắc như người lớn chúng ta, vì thế chọn lựa ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa rất khó, đòi hỏi tác giả phải hiểu tâm lý của từng lứa tuổi để chọn lựa phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://sachcanhdieu.com/ngu-van-6-tap-1/
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hà Nội lập Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2 theo từng môn học Trong 2 ngày 6 và 7/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với các NXB tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2021 - 2022 là năm...