Thầy cô đừng sợ thoát ly “phấn trắng, bảng đen”
Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học.
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam có những trao đổi trên Báo Giáo dục & Thời đại.
Giáo viên hãy một lần thoát khỏi “phấn trắng, bảng đen” xem sao? Ảnh: Sỹ Điền
- Tới đây, sẽ có nhiều sách giáo khoa trong cùng một Chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo ông, điều này tác động như thế nào đến việc dạy và học của giáo viên?
- Theo tôi, giáo viên cũng không nên hoang mang về việcchọn sách giáo khoa nào và dạy như thế nào. Các trường có thể lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với chiến lược phát triển và định hướng người lao động trong tương lai. Theo tôi hiểu, các bộ sách đều hỗ trợ tối đa giáo viên trong quá trình dạy học sinh.
Trên cơ sở đó, thay cho việc lệ thuộc sách giáo khoa như trước đây thì nay giáo viên sử dụng sách giáo khoa với ý nghĩa là tài liệu hỗ trợ trong giảng dạy. Chắc chắn rằng, ngoài sách giáo khoa sẽ còn nhiều nguồn tài liệu khác hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, giải quyết những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đẩy mạnh truyền thông để giáo viên hiểu rõ về Chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới cũng như quyền lợi, trách nhiệm của giáo viên. Hiện nay, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với VTV7 tổ chức cuộc thi “Thầy, cô trong mắt em” nhằm tạo cơ hội cho thầy, cô thể hiện tâm huyết, sáng tạo của mình trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam sẽ ghi nhận, động viên và lan tỏa những tấm gương nhà giáo thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
Ông Nguyễn Ngọc Ân
- Chương trình giáo dục phổ thông mới chọn lọc những nội dung thiết thực, không thiên về kiến thức hàn lâm và đổi mới phương pháp dạy học. Điều này có gây khó khăn cho giáo viên?
Video đang HOT
- Theo tôi, cái gọi là kiến thức hàn lâm cũng rất quan trọng bởi nó là căn cốt, nền tảng. Tuy nhiên, Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng học sinh giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn, với sự đòi hỏi của đa lĩnh vực. Chính vì thế, phương pháp dạy học không thể áp dụng cách thức truyền thụ kiến thức một chiều.
- Nhiều người cho rằng, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là tốt, nhưng làm sao thoát ly khỏi “phấn trắng, bảng đen”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thực ra, không có gì là bất biến, nhất là trong dạy học. Học sinh có nhiều cách học và chúng ta không phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin ảnh hưởng đến cộng đồng cũng như người học. Cho nên giáo viên không nên quá sợ việc thoát ly “phấn trắng, bảng đen”. Để hấp dẫn, thu hút học sinh, giáo dục hiện đại phải đa dạng hóa các phương thức tác động đến người học, hạn chế đến mức thấp nhất những quy trình lặp đi, lặp lại, xơ cứng, nhàm chán.
Bản thân tôi khi dạy học vẫn dùng “phấn trắng, bảng đen” và thấy rõ hiệu quả của nó. Nhưng tôi luôn phải lồng ghép các cách thức khác, trong đó không thể không có ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên hãy một lần thoát khỏi “phấn trắng, bảng đen” xem thế nào và tự rút ra câu trả lời cho mình, đừng tự nghĩ và vội kết luận. Các thầy cô có thể đến với Trường THPT Bảo Thắng 2 (Lào Cai). Ở đó giáo viên có những giờ dạy sử dụng thuần túy smatphone trong giảng bài, kiểm tra đánh giá và hiệu quả rất là bất ngờ.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng các tiêu chí, hướng dẫn giáo viên cách thức đổi mới, sáng tạo trong công việc. Ảnh minh họa/ INT
- Với công nghệ phát triển như hiện nay, ông có lo ngại “thầy giáo Google” thay thế giáo viên?
- Dạy học là một nghệ thuật, Google cung cấp nhiều thông tin nhưng thầy giáo sẽ thắng Google trên nhiều phương diện. Về lý thuyết không nên dạy những gì học sinh đã biết, vì thế trong bối cảnh hiện nay ngoài Google sẽ còn nhiều công cụ khác có thể cung cấp thông tin cho học sinh. Việc đối mặt, cạnh tranh với Google và các mạng xã hội là việc giáo viên phải làm. Giáo viên không nên lo ngại, không sợ vì mình hoàn toàn có thể mở rộng hơn Google, làm thông tin hấp dẫn hơn Google nhờ những kỹ năng, kỹ xảo, cảm xúc nghề nghiệp trên lớp học mà chỉ giáo viên mới có được.
- Vậy Công đoàn Giáo dục Việt Nam có hỗ trợ gì đối với giáo viên để họ có thêm động lực đổi mới, sáng tạo trong dạy học?
- Cùng với xu thế đổi mới sáng tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam xác định việc hỗ trợ giáo viên giải quyết khó khăn trong lao động nghề nghiệp là vấn đề quan trọng và cần thiết. Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng các tiêu chí, hướng dẫn giáo viên cách thức đổi mới, sáng tạo trong công việc của mình trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã được triển khai trong các nhà trường từ những năm 2010.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam ghi nhận, lan tỏa và tôn vinh những sáng tạo của các thầy cô ở các cấp học, bậc học. Qua đó tạo cơ hội cho các thầy cô khẳng định giá trị bản thân; từ đó tự tin, mạnh dạn và sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình đổi mới sáng tạo.
- Xin cảm ơn ông!
“Theo tôi, giáo viên nên kết hợp phương pháp truyền thống và linh hoạt khi ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng của mình; khi đó hiệu quả bài học sẽ cao hơn”. Ông Nguyễn Ngọc Ân
Minh Phong (Thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Quyền chọn sách giáo khoa có thuộc các trường?
Việc chọn sách giáo khoa làm sao đảm bảo sự công bằng, minh bạch là điều dư luận đang quan tâm khi thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách.
Liệu có sự chỉ đạo ngầm?
Giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, lần đổi mới này có nhiều nhà xuất bản cùng tham gia làm sách giáo khoa (SGK), do đó, thông tư hướng dẫn việc chọn SGK cũng cần quy định rõ quyền của các nhà xuất bản được tiếp thị sách như thế nào để đảm bảo sự minh bạch, công bằng.
Việc chọn sách giáo khoa làm sao đảm bảo sự công bằng, minh bạch.
Không chỉ có vậy, hiện dư luận xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK. GS Đào Trọng Thi cho rằng: Nghị quyết Quốc hội 88 về đổi mới chương trình - sách giáo khoa chủ trương giao cho cơ sở giáo dục lựa chọn, nghĩa là trường chọn và trường phải dựa vào giáo viên, học sinh, đằng sau là phụ huynh, đảm bảo có ý kiến từ những thành phần trực tiếp liên quan.
Tuy nhiên, Luật Giáo dục 2019 mới được được thông qua có hiệu lực từ năm 2020 lại giao việc lựa chọn SGK cho địa phương, nghĩa là UBND tỉnh quyết định việc chọn SGK. Như vậy, UBND tỉnh có thể giao cho sở GD-ĐT hay giao cho các cơ sở giáo dục lại phụ thuộc vào quyết định của từng địa phương. Ví dụ, UBND TP. Hà Nội giao trường chọn SGK, còn TP.HCM thì giao sở... Tất cả vấn đề này vẫn chưa được làm rõ khiến dư luận băn khoăn.
Vì thế, theo GS Đào Trọng Thi, quan trọng là việc Bộ chuẩn bị hướng dẫn quy trình lựa chọn SGK như thế nào để vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở giáo dục và đào tạo vẫn quen chỉ đạo theo một bộ SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. "Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch", GS Thuyết lưu ý.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. "Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của nhà xuất bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK", GS Thuyết nhấn mạnh.
"Bộ GD-ĐT phải ra văn bản hướng dẫn làm sao để phát huy được quyền dân chủ cơ sở, chứ nếu tỉnh nào ham chút lợi ích, "hoa hồng" mà chọn SGK không theo sát thực tế của địa phương thì sẽ rất nguy..."-GS Nguyễn Minh Thuyết
Tôn trọng quyền của các trường
Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu rõ, các trường được quyền tự chọn SGK, song GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có những quy định để thông tư hướng dẫn việc chọn SGK mang tính dài hạn hơn cho nhiều lớp và nhiều năm khác nhau. "Được biết thông tư này chỉ phục vụ cho việc chọn SGK lớp 1 trong năm tới. Bộ nên xin ý kiến Quốc hội để hướng dẫn việc lựa chọn SGK vừa phù hợp với Nghị quyết 88, vừa phù hợp với Luật Giáo dục.
Luật Giáo dục mới quy định UBND cấp tỉnh quyết định "việc chọn SGK", chứ không nói UBND cấp tỉnh "quyết định chọn SGK". Vậy thì UBND cấp tỉnh vẫn có thể giao cho các trường chọn theo Nghị quyết 88. Thông tư ấy cũng phải quy định trách nhiệm, quyền của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Cụ thể là UBND cấp tỉnh được làm gì và không được làm gì, nhiệm vụ của Sở và các phòng GD-ĐT ra sao", GS Thuyết nêu.
GS Thuyết cho rằng, việc chọn SGK giao cho trường là đúng, giao cho sở, tỉnh sẽ không thể sát thực tế bằng.
GS Thuyết cho rằng, việc chọn SGK giao cho trường là đúng, giao cho sở, tỉnh sẽ không thể sát thực tế bằng. Các cơ quan cấp trên phải tôn trọng quyền dân chủ của các trường khi chọn SGK, không được chỉ đạo thiên lệch, kể cả chỉ đạo miệng. Tránh trường hợp cách đây chưa lâu, một vị giám đốc Sở GD-ĐT đứng lên giữa hội nghị ca ngợi hết lời một bộ sách, hay nói thẳng là chỉ chọn sách này sách kia. Như vậy thì cấp dưới sao dám chọn sách khác? Và như vậy thì cần gì Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 88 hay Luật Giáo dục nữa?.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT nên công khai ý kiến đánh giá của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK về từng cuốn sách: Phụ huynh, giáo viên đọc ý kiến thẩm định sẽ biết hội đồng thẩm định khen gì, chê gì, số phiếu cho từng cuốn sách ra sao. Có những cuốn sách chỉ được 3/4 số phiếu đánh giá "Đạt, không cần sửa chữa" cũng đã đạt; nhưng cũng có những cuốn sách được 100% số phiếu.
Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho rằng, việc lựa chọn SGK cần làm hết sức cẩn thận, tránh trường hợp chọn SGK không phù hợp khiến thầy không dạy được, trò không học nổi thì rất dễ xảy ra "vỡ trận" SGK./.
Theo VOV
Trải nghiệm - từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới Để từng bước tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Thạch Việt (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, đặc biệt là tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa bổ ích, tạo hứng thú cho tất cả học sinh. Những hoạt động trải nghiệm ngoài...