Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 trước “giờ G” đổi mới
Năm 2020, lần đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với học sinh lớp 1. Hơn 91.000 giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước, chuẩn bị cho chương trình mới năm học 2020-2021.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 12/1, ông Nguyễn Văn Hiền – Phó giám đốc chương trình ETEP (chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) cho biết, việc bồi dưỡng giáo viên đại trà được thực hiện theo đúng kế hoạch 263 ngày 29/3/2019 của Bộ GD&ĐT.
Trong đó, giáo viên lớp 1 được ưu tiên bồi dưỡng trước nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.
Về công tác bồi dưỡng giáo viên cho chương trình lớp 1 sẽ được thực hiện ra sao khi 2020 là năm đầu tiên giảng dạy sách giáo khoa (SGK) theo chương trình mới, ông Hiền cho hay, từ tháng 1 đến tháng 3, các địa phương sẽ tổ chức bồi dưỡng đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới cho tất cả giáo viên lớp 1, nhằm đảm bảo việc áp dụng chương trình mới cho năm học 2020-2021.
Ông Nguyễn Văn Hiền Phó giám đốc chương trình ETEP.
Một số tỉnh như Ninh Bình, Nghệ An đã tìm hiểu chương trình mới từ năm 2018 và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nhiều lần. Giáo viên sẽ hiểu và có khả năng xây dựng giáo án, tổ chức hoạt động phù hợp, bớt lệ thuộc SGK.
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã lên kế hoạch và tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
“Theo khảo sát, nhiều địa phương làm tốt việc tập huấn giáo viên lớp 1. Chẳng hạn ở Nghệ An, gần 100% giáo viên lớp 1 đã tìm hiểu chương trình, thiết bị và sắp tới là SGK mới”, ông Hiền cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo ôn Hiền, từ tháng 1 đến tháng 3, các sở sẽ bồi dưỡng đại trà cho giáo viên. Công việc này có thể kéo dài đến tháng 7 tuỳ điều kiện thực tế từng địa phương.
Tuy nhiên, thời hạn là tháng 3, tất cả các giáo viên lớp 1 phải được bồi dưỡng hết mô đun 1.
Cụ thể ở mô đun 1, tập trung giúp giáo viên nắm chắc chương trình theo môn, hoạt động giáo dục. Kết thúc mô đun này, giáo viên có thể hiểu được chương trình, từ đó làm ra tổ chức hoạt động và giáo án tốt ứng với chương trình mới.
“Mấu chốt, giáo viên phải thực sự hiểu chương trình. Nếu giáo viên thực sự nắm chắc chương trình và hiểu được bản chất, họ có thể phát triển hoạt động giáo dục phù hợp. Khi giáo viên hiểu, đội ngũ đó sẽ phát triển học tập tốt, đáp ứng được chuẩn”, ông Hiền chia sẻ.
Quan trọng, giáo viên phải biết cách đổi mới phương án dạy từ “cứng” thành sáng tạo hơn trước đây.
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện toàn quốc có hơn 91.000 giáo viên lớp 1. Cũng theo chuyên gia này nhìn nhận, thực tế hiện nay có một tỷ lệ nhất định thầy cô chậm đổi mới.
Ông Lý giải: “Khi tôi hiểu được chuẩn ra thế nào thì sẽ có nhiều cách làm. Ví dụ, bài học về âm thanh, giáo viên có thể mở điện thoại cho các con nghe, thả điện thoại vào cái cốc để nghe xem âm thanh to hơn hay nhỏ hơn. Từ đó, họ rút ra bài học và lý giải vì sao.
Còn nếu theo sách cũ sẽ dạy kiểu, thứ nhất khái niệm âm thanh, thứ hai ứng dụng như thế nào…, như vậy rất cứng và bị bó hẹp”.
Về lo lắng áp lực của giáo viên lớp 1 trước thềm đổi mới, ông Hiền cho rằng ở lớp 1, hàm lượng kiến thức, tri thức không nhiều nên nỗi lo về tri thức không lớn. Qua khảo sát tại các lớp bồi dưỡng, thầy cô không quá áp lực lo lắng.
Quan trọng họ phải biết cách đổi mới phương án dạy từ “cứng” thành sáng tạo hơn trước đây.
“Điều này không chỉ một mình giáo viên mà cả hiệu trưởng, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên chương trình mới để từ đó phân luồng tuyến, mạch kiến thức.
Cách tốt nhất để giáo dục theo chương trình phổ thông mới là làm thế nào để giáo viên thoát được SGK, vì lâu nay chúng ta phụ thuộc SGK rất lớn”, ông Hiền khẳng định.
M. Hà
Theo Dân trí
Giúp giáo viên triển khai bài giảng theo chương trình mới
Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1 với nhiều bộ sách giáo khoa (SGK).
Tuy nhiên, khi áp dụng chương trình mới, việc sử dụng SGK mới và thiết kế bài giảng trong dạy học như thế nào cho hiệu quả là vấn đề nhiều giáo viên quan tâm.
Các chuyên gia, nhà giáo xem mẫu sách giáo khoa mới của NXB Giáo dục Việt Nam. Ảnh: BÁ HẢI
Theo Phó Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Xuân Thành, việc thực hiện một chương trình, nhiều SGK giúp giáo viên bám sát chương trình, đánh giá chất lượng dạy học căn cứ vào chương trình, SGK chỉ là chất liệu để thực hiện các yêu cầu cần đạt trong dạy và học. Ngoài SGK được chọn chính thức, giáo viên có thể tham khảo các bộ SGK đã được phê duyệt và những tài liệu khác. Giáo viên lên lớp không chỉ với một cuốn SGK mà có thể có một hệ thống các học liệu hỗ trợ. Do đó, ngoài SGK, sách giáo viên cũng có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên thực hiện yêu cầu của các bài học nhằm đạt các mục tiêu của chương trình.
Năm bộ SGK được Bộ GD và ĐT phê duyệt để sử dụng trong chương trình GDPT mới đều thiết kế bảo đảm yêu cầu chương trình đề ra, nhất là hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng, dạy học hiệu quả. Phó trưởng ban biên soạn bộ SGK "Cùng học để phát triển năng lực" (Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội) PGS,TS Phan Doãn Thoại cho biết: Khi biên soạn, tiêu chí của bộ sách bảo đảm dễ hiểu, dễ làm, nhất là có tính mở để giáo viên tùy theo điều kiện, đặc thù vùng miền có thể sáng tạo, áp dụng cho phù hợp. Mức độ tiếp cận kiến thức trong SGK cũng bảo đảm hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp sức học của phần lớn học sinh ở tất cả các vùng miền.
Đáng chú ý, một số chuyên gia giáo dục cho rằng, để giáo viên áp dụng chương trình mới hiệu quả cần "nhúng" SGK trong sách giáo viên. Đó là SGK thiết kế các hoạt động học của học sinh, còn sách giáo viên tập trung hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động học đó. Vì vậy, sách giáo viên thiết kế cấu trúc "hai trong một". Cụ thể, một phần nội dung hoạt động học ở mỗi bài trong SGK được thu nhỏ; phần còn lại dành để hướng dẫn tổ chức các hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng. Cách "nhúng" như vậy sẽ giúp giáo viên dễ đối chiếu, nhìn nhận từ bài học trong SGK để xem hướng dẫn các bước triển khai. Sách giáo viên chỉ rõ mục đích, các bước tiến hành và kết quả đạt được của học sinh với mỗi hoạt động. Ngoài các môn học thông thường, chương trình mới còn có hoạt động giáo dục trải nghiệm. Vì vậy, để giáo viên xây dựng bài giảng hiệu quả, mỗi chủ đề bài học được thiết kế tương ứng với các hoạt động trong SGK chỉ mang tính gợi ý. Tùy theo điều kiện, đặc điểm vùng miền, giáo viên có thể lựa chọn các bài tập, hoạt động, giao các nhiệm vụ khác nhau cho học sinh chứ không phải tuân thủ máy móc theo từng bước của SGK. PGS, TS Nguyễn Thị Hạnh, chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" cho biết, khi hướng dẫn giáo viên tổ chức một hoạt động, sách sẽ mô tả rõ hoạt động đó thế nào; từng bước cụ thể để giáo viên triển khai cho học sinh; gợi ý cho giáo viên tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tuy nhiên, đó chỉ là hướng dẫn, gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện đúng mà có thể linh hoạt áp dụng giúp cho bài giảng hiệu quả hơn.
Cô giáo Trần Thị Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học số 2 thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng, Lào Cai) cho biết, khi tiếp cận chương trình GDPT mới theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, dễ gây lo lắng cho giáo viên. Bởi vai trò của giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều như trước đây mà cần nắm được các bước triển khai, cách tổ chức hoạt động giáo dục đa dạng và linh hoạt. Tuy nhiên, khi các thầy giáo, cô giáo trong trường tiếp cận thử nghiệm SGK mới yên tâm hơn vì quá trình dạy học đã có thể dễ dàng hình dung được các bước phải thực hiện mà không cảm thấy bị gò bó, cứng nhắc. Giáo viên được chủ động, linh hoạt thực hiện theo các bước gợi ý của sách. Mặc dù vậy, để giáo viên dạy học theo chương trình mới một cách nhuần nhuyễn thì không chỉ dựa vào SGK để thiết kế bài giảng mà cần có hệ thống các tài liệu tham khảo đa dạng. Theo PGS, TS Phan Doãn Thoại, quá trình triển khai, đơn vị biên soạn không chỉ đơn thuần làm SGK mà còn xây dựng nhiều tài liệu bổ trợ. Thí dụ quá trình biên soạn bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" đơn vị đã xây dựng, cung cấp miễn phí học liệu điện tử cho người sử dụng sách; xây dựng hệ thống phần mềm kèm theo học liệu điện tử giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Hệ thống học liệu điện tử sẽ bổ sung nhiều chất liệu, bám sát theo nội dung SGK, nhất là những nội dung mà khuôn khổ sách và phương tiện giấy như trước đây không truyền tải được.
Chương trình GDPT mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên cần có thêm nhiều kỹ năng, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác nhau. Vì vậy, để đội ngũ giáo viên áp dụng hiệu quả các hoạt động dạy học theo chương trình GDPT mới thì ngoài SGK cần có thêm các tài liệu, các hoạt động hỗ trợ khác để thiết kế bài giảng.
NGUYÊN KHÔI
Theo nhandan
Giáo viên mầm non phải bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm Sở GD&ĐT An Giang hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo. Ảnh minh họa/internet Theo đó, nội dung chương trình bồi dưỡng gồm: Chương trình bồi dưỡng 1: Nội dung chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu...