Tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan để xin ý kiến về những nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Bộ Tài chính (Ảnh: M.P)
Ngày 2/11, tại Hà Nội, Câu Lạc bộ kế toán trưởng toàn quốc và Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Trao đổi vướng mắc trong quá trình thực hiện Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Vũ Đức Chính, Cục trưởng Cục Quản lý kế toán (QLKT) (Bộ Tài chính) chia sẻ, ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Sau 4 năm thực hiện, Thông tư 107/2017/TT-BTC đã bộc lộ một số vướng mắc cần sửa đổi để phù hợp với các cơ chế tài chính mới ban hành; thực tế về yêu cầu quản lý, nhu cầu về thông tin, số liệu tại các đơn vị và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập và năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành 5 chuẩn mực kế toán công đầu tiên, tạo ra các khuôn mẫu, mực thước để chế độ kế toán trong đó có chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, đòi hỏi cần có những điều chỉnh để đảm bảo phù hợp.
“Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Ngày 19/4/2021, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan để xin ý kiến về những nội dung vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 107/2017/TT-BTC. Đến nay, đã nhận được gần 60 ý kiến tham gia của các đơn vị là Sở Tài chính đại diện cho các đơn vị kế toán tại các địa phương và gần 20 ý kiến của các Bộ, ngành. Các ý kiến phản ánh vướng mắc về một số nội dung cụ thể tại Thông tư 107/2017/TT-BTC và phản ánh nhu cầu cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Thông tư này.” – ông Vũ Đức Chính cho hay.
Tại Hội thảo lần này, Ban tổ chức sẽ tập trung trình bày các vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 107 và dự kiến hướng sửa đổi, bổ sung; đưa ra các yêu cầu về cơ chế tài chính mới ban hành liên quan đến kế toán hành chính sự nghiệp và liên quan trực tiếp đến việc sửa đổi Thông tư 107. Đồng thời, dành thời gian báo cáo về các nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán công.
Video đang HOT
Theo ông Vũ Đức Chính, dự kiến đến năm 2024, sẽ ban hành 21 chuẩn mực kế toán công – đây các chuẩn mực cơ bản, có tác động trực tiếp đến công tác kế toán cũng trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị và báo cáo tài chính của Chính phủ. Những nội dung của chuẩn mực là các khuôn mẫu, mực thước để điều chỉnh các chế độ kế toán đảm bảo phù hợp. Trong các chuẩn mực này, có thể có những nội dung không phù hợp, không giống các quy định của cơ chế tài chính, Bộ Tài chính coi rằng đây là những định hướng để cơ chế tài chính có thể vận dụng, sửa đổi để phù hợp với thông lệ tốt của quốc tế đang áp dụng.”
Cục trưởng Cục QLKT đề nghị các đại biểu tham dự tham gia ý kiến để làm rõ hơn các vướng mắc thực tế khi thực hiện Thông tư 107 tại đơn vị mình; trong đó, nêu rõ khó khăn, đề xuất nếu Bộ Tài chính ban hành Thông tư mới sửa đổi Thông tư 107 thì đơn vị có thể sẽ gặp khó khăn, vướng mắc nào. Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, nghiên cứu, đưa ra phương án sửa đổi, ban hành Thông tư thay thế hoặc sửa đổi một phần, hoặc bổ sung một phần Thông tư 107/2017/TT-BTC một cách phù hợp nhất, vừa đảm bảo công tác quản lý, vừa đảm bảo tính khả thi cho các đơn vị trong quá trình thực hiện.
Theo bà Hồ Thị Vinh, Phòng quản lý giám sát kế toán nhà nước, Cục QLKT, qua quá trình tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, khi thực hiện Thông tư 107/2017/TT-BTC các đơn vị gặp vướng mắc trong việc hạch toán tài sản cố định; hạch toán chi thu nhập tăng thêm, chi bổ sung thu nhập; hạch toán nguồn cải cách tiền lương; hạch toán hoạt động liên doanh, liên kết; báo cáo kết quả hoạt động và báo cáo lưu chuyển tiền tệ;…Đơn cử, nguồn cải cách tiền lương được hình thành từ nhiều nguồn (nguồn thu sản xuất kinh doanh, dịch vụ; từ dự toán mà đơn vị phải tiết kiệm chi thường xuyên; từ nguồn thu phí được khấu trừ, để lại; từ các nguồn hoạt động khác phải quyết toán) nhưng theo quy định hiện tại, mỗi nguồn lại được quản lý, hạch toán vào các tài khoản khác nhau. Do đó, vấn đề đặt ra khi sửa đổi Thông tư 107/2017/TT-BTC là đưa ra cách hạch toán thống nhất, phù hợp. Ngoài ra, một số nội dung quan trọng cũng chưa được hướng dẫn trong Thông tư 107/2017/TT-BTC như: việc hạch toán dự phòng; hoạt động mang tính chất sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở cơ quan nhà nước (như bán ấn chỉ); việc xử lý các nguồn thu được để lại; hướng dẫn hoàn thuế thu nhập cá nhân; hạch toán ngoại tệ;…đòi hỏi khi sửa đổi, bổ sung Thông tư 107/2017/TT-BTC cần có hướng quy định cụ thể hơn.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe đại diện các đơn vị chuyên môn của Cục QLKT trình bày những nội dung hướng dẫn tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sửa đổi Thông tư 107/2017/TT-BTC; một số nội dung dự kiến hướng dẫn chuẩn mực kế toán công Việt Nam….
Hàng hải trước 'cửa sáng' để quay lại đà tăng trưởng cao
Bất chấp dịch COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh tế, khối lượng hàng thông qua cảng biển Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng tốt.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có cơ chế tài chính đủ mạnh giúp kinh tế hàng hải tiếp tục đột phá trong thời gian tới, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Bốc xếp hàng tại Tân Cảng Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Hàng hóa qua cảng biển duy trì tăng trưởng
Từ năm 2020 đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới lao đao vì dịch COVID-19 bùng phát, tiếp đó là khó khăn do mưa bão, lũ lụt tại miền Trung, thế nhưng ngành hàng hải lại là "điểm sáng" tăng trưởng giữa bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thông tin, trong 10 tháng năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 587 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, trong khi sản lượng nhiều mặt hàng qua cảng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, hàng container vẫn duy trì được đà tăng trưởng hai con số với khối lượng 10 tháng ước đạt gần 20,3 triệu TEU, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng container xuất khẩu ước đạt hơn 6,6 triệu TEU, tăng 11%; hàng container nhập khẩu đạt gần 6,7 triệu TEU, tăng 14%; hàng nội địa đạt gần 7 triệu TEU, tăng 10%.
Để duy trì mức tăng trưởng này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt là khu vực cảng biển phía Nam trong quý III vừa qua, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các cảng vụ triển khai hàng loạt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngành hàng hải đã thay đổi các phương thức làm việc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải, các thuyền viên, các cảng vụ triển khai và duy trì các hoạt động hàng hải nhằm giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong bức tranh khó khăn chung của nền kinh tế; trong đó có ngành giao thông vận tải thì kinh tế hàng hải vẫn có nhiều khởi sắc mặc dù cũng bị ảnh hưởng so với các năm trước. Đây được xem là động lực thúc đẩy các ngành nghề khác khôi phục và phát triển trong thời gian tới.
Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng phòng Tuyên giáo-Truyền thông, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC (đơn vị đang quản lý 16 cảng biển lớn của cả nước) cho biết, trong bức tranh khởi sắc chung của ngành hàng hải, 10 tháng năm 2021, VIMC đã hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đề ra. Cụ thể, năm 2021, VIMC đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất cả năm là 944 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau 2 quý đầu năm, VIMC đã đạt lợi nhuận 1.300 tỷ đồng.
"Nếu tính đến cuối năm không có biến động gì lớn thì dự kiến cả năm 2021, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ đạt lợi nhuận hợp nhất từ 2.700 -2.800 tỷ đồng. Lợi nhuận này đến từ việc mảng cảng biển của Tổng công ty vẫn duy trì được tăng trưởng. Hơn thế nữa, mảng vận tải biển vốn không được đặt nhiều kỳ vọng từ đầu năm nay nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp quan trọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp", ông Trần Tuấn Hải cho hay.
Cơ chế nào giúp kinh tế hàng hải tiếp tục đột phá
Nhằm tạo đà cho doanh nghiệp hàng hải giữ "phong độ" và bứt phá thời gian tới, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ tài chính mạnh mẽ hơn nữa. Bởi từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu những tác động sâu sắc. Trong đó, doanh nghiệp lĩnh vực hàng hải cũng không nằm ngoại lệ khi các doanh nghiệp này chịu nhiều áp lực về chi phí vận hành.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Cục Hàng hải Việt Nam đã tham mưu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Bộ Tài chính kịp thời ban hành Thông tư số 74/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.
Theo Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, các chính sách phí, lệ phí hàng hải tại thông tư này đã ban hành đúng, trúng mong muốn của các doanh nghiệp, như: miễn, giảm các khoản phí trọng tải tàu, thuyền; phí bảo đảm hàng hải và phí sử dụng vị trí neo, đậu trong thời gian tàu thuyền phải neo đậu thực hiện việc kiểm dịch, điều động sang khu vực hàng hải khác để cách ly y tế trong một số trường hợp bắt buộc theo quy định trước khi được phép vào cảng biển thực hiện xếp dỡ hàng hóa, đón nhận trả khách.
Quy định mới cũng tiếp tục duy trì hoặc gia hạn thời gian thực hiện các chính sách giảm phí tàu thuyền có dung tích lớn chở container xuất nhập khẩu, trung chuyển tại Cái Mép - Thị Vải; gia hạn áp dụng mức thu phí cho tàu thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong - Khánh Hòa...
"Bên cạnh Thông tư 74/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 47/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cho phép giảm mức thu đối với 30 loại phí, lệ phí đến hết ngày 31/12/2021. Trong đó, đối với lĩnh vực hàng hải, phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đều được giảm 20%...", ông Hoàng Hồng Giang thông tin.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, nhằm "trợ lực" cho doanh nghiệp vận tải biển vượt "bão COVID-19", Cục Hàng hải Việt Nam đã kêu gọi các doanh nghiệp hoa tiêu, lai dắt áp dụng mức thu giá tối thiểu trong khung giá hoặc giảm giá dịch vụ hiện nay theo quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo.
Đánh giá về vấn đề này, một doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng cho hay, chính sách hỗ trợ về giá dịch vụ hoa tiêu, lai dắt đã giúp doanh nghiệp vận tải biển giảm chi phí vận hành từ 3 - 5 triệu đồng/chuyến tàu thay vì phải nộp mức thông thường. Mặc dù mức giảm không quá nhiều, song trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, sự hỗ trợ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận hành để bù cho các chi phí khác (chi phí xét nghiệm của thuyền viên, phun trùng, khử khuẩn tàu...).
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn (đơn vị trực thuộc VIMC) cho biết, thời gian qua, để duy trì hoạt động cảng biển phục vụ hàng hóa thông suốt, các cảng biển đã phát sinh không ít chi phí để duy trì nhân lực "3 tại chỗ". Thời gian tới, doanh nghiệp cảng mong muốn các cấp chức năng sẽ có những cơ chế chính sách giảm thuế đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân, góp phần ổn định sản xuất, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp.
Một vấn đề mấu chốt giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cảng biển mà ông Hoàng Hồng Giang chỉ ra, đó là các địa phương cần có những chính sách kiểm soát việc đi lại nhất quán để tạo động lực cho ngành sản xuất phục hồi nhanh hơn, từ đó, doanh nghiệp cảng mới có điều kiện hưởng lợi gián tiếp.
Đặc biệt, ông Hoàng Hồng Giang nhận định, thời gian tới, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng lên, cảng biển Việt Nam có "cửa sáng" để quay lại đà tăng trưởng cao như lúc trước dịch. Tuy nhiên, để tranh thủ được những cơ hội trên, các địa phương cần tăng tốc phủ hai mũi vaccine cho toàn bộ nhân lực liên quan đến hoạt động hàng hải để giữ chắc vùng an toàn tại mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics.
Ngoài ra, ông Giang cũng cho rằng, khi sẵn nguồn vaccine, chúng ta cần có kế hoạch tiêm cho cả thuyền viên nước ngoài khi đến cảng Việt Nam giống Singapore và một số nước để Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến an toàn và là quốc gia tạo thuận lợi cho vận tải biển, từ đó thu hút các chuỗi cung ứng, tuyến dịch vụ đến Việt Nam, giúp cảng biển hưởng lợi và phục hồi nhanh sau dịch...
Đánh giá lại, cựu Hiệu trưởng cấp 2 Ngư Lộc xuống 'Không hoàn thành nhiệm vụ' Sau khi tổ chức đánh giá lại, ông Nguyễn Thái Sơn đã bị đánh giá xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" năm học 2019 - 2020. Ngày 13/10, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2670 về việc trả lời đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Xuyến, giáo viên trường Trung học cơ sở Ngư Lộc (huyện...