Tháo gỡ khó khăn tuyển dụng giáo viên
Các sở Đồng bằng sông Hồng đã tích cực rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo cho đội ngũ GV.
Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục.
Theo tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, các tỉnh đã thực hiện tuyển dụng GV theo quy định, điều động, bố trí đội ngũ GV cho các nhà trường đủ về số lượng và cơ cấu, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, điều kiện cơ sở vật chất chưa theo kịp dẫn tới tình trạng quá tải HS; cơ sở vật chất một số trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đặc biệt, nhiều tỉnh gặp khó trong tuyển dụng GV cùng vấn đề thiếu biên chế để thực hiện nhiệm vụ.
Ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho biết: Năm đầu tiên triển khai Chương trình GDPT mới, ngành GD gặp nhiều khó khăn, từ tập huấn đội ngũ, mua sắm trang thiết bị, đến xây dựng chương trình giáo dục địa phương. Cùng với đó, ngành GD-ĐT là đơn vị quan trọng trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới nên cũng có khá nhiều công việc và gặp khó khăn về nhân lực.
Còn ông Đỗ Tiến Hùng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên chia sẻ: Thời gian qua, sở phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh thăng hạng cho hơn 1.700 GV mầm non. Tuy nhiên, Hưng Yên là một trong số các tỉnh trên cả nước thiếu nhiều GV các cấp học. Ở nhiều lớp, nhóm trẻ không có GV. Một vấn đề nữa mà tỉnh đang gặp phải là khó khăn trong tuyển dụng GV. Năm học trước, tỉnh tổ chức tuyển dụng GV các cấp mầm non, tiểu học, tuy nhiên số hồ sơ nhận được đều thấp hơn số lượng cần tuyển dụng.
GV trên lớp thiếu nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, năm học vừa rồi chỉ có 50 hồ sơ đăng kí. Theo ông Hùng, nguyên nhân do ngành sư phạm không hút được người tài bởi thời gian làm việc của GV nhiều, vất vả; một số cô giáo về hưu chỉ nhận lương hơn 1 triệu đồng. Cho nên, nhiều GV đã bỏ nghề dạy học để chọn nghề khác thu nhập cao hơn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Huyến – Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhận định: GV mầm non chịu thiệt thòi, thu nhập thấp, làm việc vất vả, nhiều GV đã xin thôi việc ra ngoài làm công nhân. “Chưa năm nào tôi kí nhiều quyết định xin thôi việc của GV trẻ như năm học vừa rồi. Do đó, cần có cơ chế tăng thêm thu nhập cho GV mầm non để các cô yên tâm công tác” – ông Huyến bày tỏ.
Cùng với đó, cần bảo đảm biên chế tại các phòng GD&ĐT để thực hiện nhiệm vụ. Trung bình mỗi phòng GD&ĐT huyện có 90 trường học mà có 4 biên chế nên không đủ người làm việc, công tác kiểm tra bằng “không”. Do đó, cần tham mưu tăng chỉ tiêu biên chế cho cấp huyện nhưng phải ưu tiên cho GD để đủ số lượng – ông Huyến đề xuất.
Đào tạo giáo viên, kiến thức thôi chưa đủ!
Hiện nay mức lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng trong khi sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng và cả phần học phí.
Bao giờ chế độ đãi ngộ của nhà giáo phản ánh đúng sức lao động với nghề, không bình quân cào bằng thì đó sẽ là lúc quan niệm "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" trở nên lỗi thời.
Cần quan tâm tương xứng đối với ngành sư phạm.
Quan tâm tới "đầu vào"
Từ ngày 15/11/2020, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Với nhiều gia đình, đây là một mức hỗ trợ "khủng". Bởi trong bối cảnh các trường đại học đẩy mạnh tự chủ với mức học phí rậm rịch tăng từ vài triệu đến vài chục triệu một kỳ học thì việc sinh viên sư phạm đi học không những không mất tiền, còn được hỗ trợ có điều kiện tiền sinh hoạt hàng tháng thì quá là ưu đãi. Tuy chưa đủ sức hấp dẫn để mọi thí sinh đổ xô vào sư phạm song với những thay đổi tích cực về chính sách dành cho sinh viên sư phạm của Nghị định 116 chắc chắn đã và đang có những tác động tới người học.
Trên thực tế, thống kê của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho thấy, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, các thí sinh là thủ khoa cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đầu quân vào trường. Lý do không hẳn là vì những ưu đãi với ngành học này mà phần lớn xuất phát từ sự đam mê, yêu thích công việc này của các thí sinh.
Những chính sách tích cực nhằm khuyến khích học sinh giỏi chọn ngành sư phạm rõ ràng đem đến một góc nhìn khác đối với nghề nghiệp được ví là "cao quý nhất trong những nghề cao quý" này. Đó là sự coi trọng xứng đáng dành cho những người thầy gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, đó mới là sự khởi đầu. Còn cả một hành trình dài trước mặt nếu muốn gắn bó với nghề.
Nhưng vẫn khó "đầu ra"
Theo phân tích của các chuyên gia, khó khăn sinh viên sư phạm phải đối mặt sau khi ra trường rất nhiều. Mà trước hết, đó là tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực được đào tạo.
Một lựa chọn được nhiều cử nhân cân nhắc đó là tìm kiếm cơ hội làm giáo viên hợp đồng ở một trường nào đó chờ đợt thi tuyển công chức. Nhưng chỉ tiêu chỉ có một mà hàng chục người "ngấp nghé". Trong đó, có những giáo viên đã công tác trong ngành đến cả chục năm cạnh tranh với những cử nhân sư phạm vừa tốt nghiệp. Một bài toán thực sự khó giải với nhiều địa phương.
Ngay cả chính sách trải thảm đỏ cho các thủ khoa đang được áp dụng cũng cho thấy, trong khi nhiều ngành nghề vắng bóng các thủ khoa đầu quân thì với sinh viên sư phạm đây là một cơ hội tuyệt vời. Nhưng như phân tích của ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam thì tiêu chí của Nghị định 140 là quá cao khi áp dụng đối với ngành sư phạm. "Trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc mỗi trường chỉ có vài người. Đó là chưa kể có thêm tiêu chí giải Ba học sinh giỏi tỉnh hay giải Khuyến khích quốc gia trở lên"- ông Quốc nhận xét.
Trong khi đó, tại Hà Nội, từ tháng 5/2020, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị bổ sung biên chế giáo viên tiểu học và THCS để tuyển dụng dứt điểm số giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/12/2015 của TP Hà Nội.
Qua rà soát của Sở Nội vụ, hiện có 2.028 trường hợp giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách theo tinh thần công văn số 5387 ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ (mầm non 841, tiểu học 380, THCS 807). Tuy nhiên, câu chuyện đến nay vẫn chưa ngã ngũ và nhiều giáo viên hợp đồng đã không thể chờ đợi tiếp tục nên đã làm đơn xin nghỉ. Có trường hợp giáo viên 20 năm dạy hợp đồng cũng xin nghỉ, không thể chờ xét tuyển đặc cách vì quá mệt mỏi và áp lực...
Những ưu đãi đối với người học ngành sư phạm là chủ trương, quan điểm đúng đắn và rất cần phát huy. Nhưng cần hơn nữa là câu chuyện đầu ra của ngành sư phạm bao giờ rộng mở để những cử nhân sư phạm không phải xếp bằng ĐH lại để đi làm việc khác? Cung cầu bao giờ mới gặp nhau để sinh viên sư phạm không còn cảnh thất nghiệp hoặc dạy hợp đồng theo tiết, theo tháng, không có quyền lợi như giáo viên biên chế hoặc được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đó là chưa kể, nếu không được tuyển dụng vào ngành sư phạm, sinh viên sư phạm lấy tiền đâu mà bồi hoàn?
Hiện đã có Nghị định về việc UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định chung tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Theo đó, căn cứ vào nhu cầu sử dụng giáo viên tại địa phương, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cơ chế tuyển dụng học sinh, sinh viên sư phạm tốt nghiệp theo quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Như vậy, nếu các địa phương có sự phối hợp tốt với trường sư phạm về nhu cầu thực tế của địa phương để đặt hàng thì sẽ tạo ra những thuận lợi cho cả người học và sự chủ động trong tuyển dụng của địa phương. Ngân sách nhà nước sẽ không bị lãng phí, sinh viên ra trường không phải sống trong cảnh thất nghiệp và rơi vào cảnh phải bồi hoàn học phí và chi phí hỗ trợ.
Đãi ngộ cần tương xứng
Nhắc lại mức đãi ngộ hiện nay, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm- người sáng lập Trường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương này nếu sống ở thành phố với nhà cửa sẵn có thì cũng có thể "cầm cự" được. Nhưng nếu phải đi thuê nhà thì thực sự khó khăn.
"Bất cập về tiền lương, đãi ngộ cho giáo viên không thể giải quyết trong một sớm một chiều nhưng chắc chắn muốn hút người tài vào sư phạm, một trong những việc cần giải quyết đó là bài toán việc làm và cơ chế lương, thưởng"- ông Lâm nói.
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng- nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng chỉ ra một thực tế là với mức hỗ trợ 36,3 triệu đồng/năm cùng mức học phí tạm tính khoảng 20 triệu đồng/năm thì trong 4 năm học, sinh viên sư phạm được hỗ trợ khoảng 225 triệu đồng. Với số tiền trên, ông Hồng cho rằng sinh viên nhiều ngành khác tốt nghiệp rồi đi làm có thể trả hết trong vòng 2 - 3 năm nhưng với sinh viên sư phạm tốt nghiệp đi dạy thì chừng đó thời gian chắc chắn không trả hết. Như vậy, thu nhập sau khi tốt nghiệp mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hỗ trợ ban đầu.
Bộ GDĐT cho biết, thực hiện lộ trình xây dựng chính sách tiền lương mới theo nhiệm vụ Ban Chỉ đạo của Chính phủ giao, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, đề xuất bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành Giáo dục, với tinh thần đổi mới, công bằng, tạo được động lực, tránh bình quân, cào bằng. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ngoài được hưởng lương theo vị trí việc làm thì phụ cấp theo ngành nghề, ưu đãi đặc thù cũng phải được bảo đảm.
Để cuộc thi giáo viên dạy giỏi không phải là hình thức Nghề giáo nói chung và nhất là bậc tiểu học, nếu giáo viên tay nghề không vững, phương pháp giảng dạy kém không thể thu hút được học sinh, đó chính là thất bại. "Chúng tôi luôn coi những giờ thi Giáo viên dạy giỏi tại trường là một hình thức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và theo quan điểm riêng của...