Thanh tra chỉ ra sai phạm gì ở Dự án Đại Ninh?
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những sai phạm gì ở Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (H.Đức Trọng, Lâm Đồng)?
Chỉ nói riêng ở tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay đã có 3 người, gồm: Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp và Chánh thanh tra tỉnh Nguyễn Ngọc Ánh đã bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (gọi tắt Dự án Đại Ninh). Vậy, những sai phạm gì đã xảy tại dự án này mà khiến các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý?
Khu vực thực hiện Dự án Đại Ninh. Ảnh G.B
Dự án dính nhiều sai phạm chưa được xử lý
Như Thanh Niên đã thông tin vào tháng 5.2020 (trước khi có Kết luận 929 của Thanh tra Chính phủ), Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 30.12.2010 để thực hiện Dự án Đại Ninh (còn gọi là dự án Khu đô thị nam Đà Lạt). Dự án nằm trên địa bàn 4 xã của H.Đức Trọng (gồm: Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan), có tổng diện tích đất quy hoạch hơn 3.595 ha (trong đó diện tích thuê rừng trên 1.050 ha), tổng vốn đầu tư 25.243 tỉ đồng, tiến độ thực hiện từ năm 2010 – 2018.
Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận
Dự án có 6 phân khu chức năng, khi hoàn thành quy mô dân số lưu trú thường xuyên khoảng 19.734 người. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai, dự án mới chỉ thực hiện được một số hạng mục: 15 nhà làm việc và nghỉ dưỡng của chuyên gia, 1 hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20 km đường nội bộ và trồng hơn 10 ha rừng trên diện tích lấn chiếm đã được giải tỏa.
Cảnh quan tổng thể ở Dự án Đại Ninh rất đẹp. Ảnh G.B
Sau khi tiến hành thanh tra, ngày 12.6.2020 Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận số 929/KL-TTCP (gọi tắt KL 929) về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Theo KL 929, ngày 7.2.2012, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 293/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Đại Ninh. Theo đó, tổng diện tích đất chuyển mục đích là hơn 323,8 ha; trong đó đất ở là hơn 166,5 ha (áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất); tổng số tiền sử dụng đất phải nộp hơn 226 tỉ đồng (theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 16.4.2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng), sau khi miễn giảm 30%, số tiền sử dụng đất còn phải nộp hơn 158,2 tỉ đồng.
Sau hơn 10 năm, Dự án Đại Ninh vẫn giậm chân tại chỗ. Ảnh G.B
Xác minh của Thanh tra Chính phủ, cho thấy, sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất, công ty nói trên không tuân thủ nghĩa vụ tài chính. Theo xác định của cơ quan thuế, số tiền sử dụng đất phải nộp theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 16.4.2014 của UBND tỉnh là hơn 158,2 tỉ đồng, dù được đôn đốc nhiều lần nhưng công ty vẫn không nộp. Tính đến tháng 10.2018 tiền phạt chậm nộp là hơn 104,2 tỉ đồng; đồng thời công ty còn nợ đọng số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng với hơn 6,6 tỉ đồng.
Đến ngày 9.10.2018, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số 2020/QĐ – UBND về việc điều chỉnh Quyết định số 293/QĐ-UBND trong đó có nội dung chưa thực hiện chuyển mục đích sang đất ở đối với diện tích hơn 166,5 ha đã được chuyển mục đích từ năm 2012. Theo đó diện tích đất ở đã được chuyển đổi từ năm 2012 trở về trạng thái đất chuyên dùng và công ty không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với số tiền hơn 262,4 tỉ đồng (bao gồm cả tiền phạt chậm nộp).
Lối vào Dự án Đại Ninh. Ảnh G.B
Theo giải trình của UBND tỉnh Lâm Đồng, việc ban hành quyết định trên là thực hiện theo Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tại Văn bản số 297/BTC-TTr ngày 9.1.2018: “Tiền sử dụng đất của Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh hơn 158,2 tỉ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thực hiện, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, đánh giá trên cơ sở thực tế thực hiện dự án, chuyển sang thực hiện phương thức cho thuê đất, thu tiền thuê đất hằng năm hoặc thu hồi dự án”.
Tuy nhiên, việc UBND tỉnh không quyết định thu hồi đất là chưa thực hiện đúng quy định tại điểm i khoản 1 điều 64 luật Đất đai năm 2013, thể hiện sự tùy tiện, chạy theo chủ đầu tư trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Một công trình trong dự án. Ảnh G.B
KL 929 cũng nêu, theo báo cáo của UBND tỉnh, quá trình quản lý, sử dụng đất, chủ đầu tư để người dân tái lấn chiếm, vi phạm quy định của luật Đất đai; mặt khác khi triển khai dự án công ty còn vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng hội trường không phép (khoảng 560 m), 15 căn nhà chuyên gia không có trong quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được phê duyệt, không có giấy phép xây dựng…
Theo giấy chứng nhận đầu tư, đến ngày 31.12.2018 dự án hết thời hạn đầu tư, nhưng qua xác minh, công ty này có nhiều vi phạm, tiến độ không theo đúng cam kết nhưng UBND tỉnh, các ngành chức năng không có biện pháp cương quyết xử lý chấm dứt hoạt động dự án theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 48 luật Đầu tư năm 2014.
Dự án Đại Ninh để mất và để lấn chiếm hàng trăm ha rừng. Ảnh G.B
Hệ quả từ sửa kết luận thanh tra lớn đến mức nào?
Từ những vi phạm trên, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tiến hành xử lý chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án Đại Ninh do Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh làm chủ đầu tư, do có vi phạm pháp luật đất đai và đầu tư.
Khi UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện các thủ tục để thu hồi dự án thì đến ngày 30.6.2021, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (đã qua đời vì đột quỵ hồi tháng 3.2023) ký Kết luận thanh tra số 1033/KL-TTCP, về việc sửa đổi một số nội dung KL 929 nói trên.
Đáng chú ý, kết luận này rút lại yêu cầu chấm dứt hoạt động, thu hồi đất đối với dự án của Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giãn tiến độ, điều chỉnh và gia hạn cho dự án.
Sau khi thoát án thu hồi, tháng 11.2021, Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đã có văn bản đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án nói trên từ 25.243 tỉ đồng thành 30.291,6 tỉ đồng (tăng 20%).
Để sửa kết luận thanh tra, với nội dung ngược hoàn toàn kết luận ban đầu, trước đó, ngày 1.3.2021, Thanh tra Chính phủ đã lập tổ công tác để đánh giá lại những vấn đề liên quan đến Dự án Đại Ninh.
Từ những diễn biến của việc sửa kết luận thanh tra nói trên, đến nay có nhiều người vướng vào lao lý. Riêng ở Lâm Đồng, hiện có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh và Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã bị khởi tố, bắt tạm giam vì có liên quan đến Dự án Đại Ninh.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 26.1
Những pha lừa khó tin
'Nổ' làm phó chánh thanh tra Bộ Công an, bán căn hộ cho nhiều người, cấu kết với bạn bè lừa người thân là những chuyện lừa đảo khó tin nhưng đã xảy ra
Ngày 9-1, TAND TP HCM đưa Nguyễn Ngọc Thiện (tên gọi khác là Long; SN 1981, ngụ TP HCM) ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Chỉ "nổ" là phó chánh thanh tra Bộ Công an, Thiện đã dễ dàng chiếm đoạt hơn 40 tỉ đồng của nhiều nạn nhân.
Án chung thân cho kẻ lừa đảo
Dù thất nghiệp nhưng gặp ai Thiện cũng "nổ" mình là phó chánh thanh tra Bộ Công an. Một lần, bà Đ.M.L. nhờ Thiện giúp người em họ của mình đòi lại tiền dịch vụ làm visa đi nước ngoài tại một công ty. Thiện gọi điện đến công ty, xưng tên Long, làm trong ngành công an và yêu cầu giám đốc công ty trả lại tiền nếu không sẽ bị xử lý. Sau đó, công ty này đã trả lại tiền.
Tối ngày 16-7-2018, bà L. cùng em họ gặp Thiện để cám ơn. Qua trò chuyện, Thiện "nổ" nơi công tác, thanh tra Bộ Công an, đang bán thanh lý 12 ô tô hiệu Lexus, Camry giá rẻ. Tin tưởng Thiện, bà L. không chỉ đưa 2,8 tỉ đồng để mua 2 ô tô Lexus mà còn giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng mua.
Một thẩm phán TAND TP HCM cho biết qua công tác xét xử các vụ án hình sự, ghi nhận hiện các nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu, trong đó có tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" vẫn chiếm tỉ lệ cao, phương thức thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi.
Thiện còn "nổ" là mua được nhà đất, căn hộ, biệt thự của Bộ Công an "giá nội bộ" để lừa nhiều người.
Cơ quan điều tra xác định, Thiện đã nhận hơn 15 tỉ đồng nhưng không có nhà, không có xe giao cho những người đã đưa tiền.
Cũng với thủ đoạn "nổ" là phó chánh thanh tra Bộ Công an để xử lý vụ tranh chấp nhà; hoặc có suất mua thanh lý một căn nhà mặt tiền, nhưng do là công an nên không thể đứng tên giao dịch, Thiện đã lừa 6 nạn nhân với tổng số tiền là 12,5 tỉ đồng.
Ngoài việc lừa bán nhà, bán xe, Thiện còn lừa làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng... để chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của các nạn nhân.
Xem xét vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Thiện tù chung thân.
Bị cáo Vũ Bảo Trinh và đồng phạm tại phiên xét xử
Bán căn hộ cho nhiều người
Ngày 29-12-2023, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Vũ Bảo Trinh (SN 1973; quê Đắk Lắk) tù chung thân; Tô Văn Chí Tâm (SN 1983; quê Đồng Tháp) 17 năm tù và Hoàng Thái Anh (SN 1972; quê Nam Định) 16 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo HĐXX, bị cáo Trinh đã chiếm đoạt của bị hại hơn 309 tỉ đồng nên buộc bị cáo này hoàn trả cho các bị hại.
Nội dung vụ án thể hiện, từ tháng 12-2018, Cơ quan CSĐT - Công an TP HCM nhận được nhiều đơn tố cáo Vũ Bảo Trinh, Tô Văn Chí, Hoàng Thái Anh lừa bán căn hộ chung cư La Bonita. Phần lớn người mua đều đã đóng tiền từ 3 tỉ đồng đến 22 tỉ đồng nhưng lại rơi vào cảnh tranh chấp quyền sở hữu vì ai nấy cũng "mua bán hợp pháp".
Trinh đã chỉ đạo thay tên, ký hiệu căn hộ; thay đổi chủ sở hữu, người đại diện doanh nghiệp nhằm để khách hàng lầm tưởng là mua bán căn hộ, sàn thương mại khác nhau.
Ra tòa, Trinh vẫn quanh co, chối tội. Bị cáo khai thực chất việc bán 1 căn hộ cho nhiều người là hợp đồng giả cách cho vay tiền. Tuy nhiên, các bị hại đã tố cáo và nộp tài liệu xác định việc mua bán căn hộ là thật. Sau khi khách hàng chuyển tiền mua căn hộ, Trinh chỉ đạo nhân viên làm hồ sơ hợp thức hóa bằng các chứng từ vay vốn và trả nợ vay. Bằng thủ đoạn gian dối nêu trên, Trinh và 2 đồng phạm đã đại diện cho Công ty Nam Thị ký kết 78 hợp đồng mua bán căn hộ với các bị hại, chiếm đoạt số tiền hơn 309 tỉ đồng.
Lừa người thân
Một vụ lừa đảo không kém phần hy hữu khác được TAND quận Bình Tân đưa ra xét xử vào ngày 8-6-2023. Liên quan vụ án, các bị cáo Nguyễn Thanh Hiếu, Nguyễn Mạnh Trung lần lượt bị tuyên phạt 9 tháng tù và 6 tháng tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Nội dung vụ án thể hiện, Hiếu và Trung là bạn bè. Hiếu kể với Trung rằng Hiếu đang thiếu nợ nhiều người nhưng không có khả năng chi trả. Do đó, Hiếu nhờ Trung phối hợp diễn một màn kịch với gia đình Hiếu.
Cụ thể, Hiếu nhờ Trung giả vờ bắt cóc Hiếu rồi quay, chụp cảnh trói tay, bịt miệng gửi cho gia đình Hiếu để "lấy tiền chuộc".
Nghe lời bạn, Trung đồng ý. Cả hai thuê một phòng ở khách sạn tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân rồi dựng hiện trường như đã bàn bạc. Tại đây, Hiếu tự trói chân vào ghế, nhét khăn vào miệng để Trung chụp hình, quay phim.
Sau đó, Hiếu lấy điện thoại của Trung gửi hình ảnh và video cho anh họ của Hiếu, yêu cầu gia đình chuyển 40 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của Hiếu.
Người anh họ nhận được tin nhắn, liên hệ lại thì gặp Trung. Trung đe dọa, yêu cầu gia đình phải đưa tiền chuộc, nếu không sẽ "xử lý Hiếu". Để tăng phần chân thực cho màn kịch, Hiếu còn nhờ Trung đạp lên đầu mình rồi quay phim gửi cho anh họ. Người anh họ lo lắng nên chuyển trước 5 triệu đồng. Sau đó, người này đến Công an TP HCM trình báo. Sau khi nhận được tiền, Hiếu mang đi xài thì bị công an triệu tập.
Chuyển hồ sơ sang công an vụ lập quỹ tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau Thanh tra tỉnh Cà Mau đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau sang cơ quan điều tra. Ngày 10.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử...