Thắng Cố Bắc Hà
Theo các cụ già người Mông truyền lại: Trước kia người ta chỉ chế biến thắng cố từ thịt ngựa và chỉ bằng thịt ngựa mới ngon. Nhưng nay, vì nhiều lý do nên thắng cố còn được chế biến bằng thịt trâu, thịt dê, thịt lợn. Do vậy, tên gọi thắng cố cũng đi kèm với tên các con vật dùng làm nguyên liệu, như: Thắng cố trâu, thắng cố dê, thắng cố lợn…
Kỹ thuật chế biến thắng cố tương đối đơn giản: Sau khi con vật được làm thịt sạch sẽ xong, tất cả “lục phủ ngũ tạng” của nó được chặt ra thành từng miếng. Trên bếp lửa rực hồng, một cái chảo cỡ lớn đặt sẵn. Tất cả các thứ: Thịt thủ, thịt mông, xương đầu, xương chân, tim, gan, lòng, phổi… của con vật được đổ vào chảo cùng lúc, xào lăn, theo cách “mỡ nó rán nó”. Đợi ít phút miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Ngoài muối là chủ yếu và một chút ít mì chính, gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Khi thắng cố chín kỹ, các thứ gia vị bổ trợ cho nhau tạo nên một thứ hương vị đặc trưng và quyến rũ. Theo làn gió núi, mùi thắng cố lan toả từ đầu đến cuối chợ như mời gọi, như chèo kéo mọi người. Không một lời rao bán và không một hình thức quảng cáo nào hiệu quả hơn, chinh phục thẳng vào “cái bụng” khách hàng hơn thế.
Sau khi cái gì muốn bán đã bán hết và cái gì cần mua cũng đã mua đủ, từng tốp bầu đàn thê tử hoặc từng nhóm bạn bè rủ nhau vào thắng cố (xin lưu ý rằng người ta không bảo vào ăn thắng cố mà chỉ nói vào thắng cố, thế là đủ). Thực khách ngồi quanh cái bàn, thấp ngang đầu gối. Thắng cố được múc ra bát tô, mỗi người một tô riêng, kèm theo là một cái thìa con và đôi đũa tre.
Đã là đàn ông nếu ăn thắng cố nhất thiết phải uống rượu, dù tửu lượng không kham nổi dăm, bảy bát sành cũng cố cạn đôi, ba chén sứ kẻo phí phạm cả cuộc vui. Phụ nữ và trẻ em ăn thắng cố với cơm nắm hoặc mèn mén mang theo. Bên bàn thắng cố, một ngàn lẻ một thứ chuyện được đề cập; nhiều nhất và rôm rả nhất là chuyện về nương rẫy, về săn bắn, về làng bản, về dâu con. Với các nam thanh nữ tú thì đây là cơ hội tuyệt vời để làm quen, kết bạn và mong đến ngày nên vợ nên chồng.
“Tà tà bóng ngả về tây” nhưng thực khách không “dang tay về” mà run chân ra về. Những đức lang quân quá chén được vợ vực lên lưng ngựa, nằm úp sấp từ bên này sang bên kia như… một cái bao. Chị vợ không giận mà còn thoáng chút hãnh diện vì như vậy là chồng mình nhiều bạn, bạn chúc cho say đến nỗi không còn biết lối và không thể tự về nhà. Dọc con đường mòn chênh vênh trên sườn núi, chị vợ túm lấy đuôi ngựa lặng lẽ bước theo sau. Thỉnh thoảng dừng cương đỡ chồng xuống đất nằm nghỉ dưới gốc cây, còn mình ngồi bên cạnh vừa âu yếm cầm ô che nắng, vừa say đắm ngắm nhìn “người quân tử” đang dần dần nhận ra vợ mình sau cuộc chơi thắng cố hết tầm.
Video đang HOT
Thắng cố là món ăn dân dã, đại chúng, mang tính cố kết cộng đồng, làm cho người ta nhanh gần nhau hơn và dễ hiểu nhau hơn. Cao hơn một món ăn, đó còn là nét văn hoá mà qua đấy, ta thấy rõ những chuẩn mực ứng xử, tập tục và truyền thống văn hoá của một dân tộc giữa nhiều dân tộc, trong một phạm vi không gian giao tiếp rộng rãi và khoáng đạt…
Cùng đi Bắc Hà nhé !
Theo Amthuc.com.vn
Trẻ vùng cao chơi cù để xua tan giá lạnh
Để sưởi ấm người trong cái lạnh 10 độ C, đám trẻ miền núi ở Pà Cò, Mai Châu (Hòa Bình) tìm đến trò đánh cù quen thuộc giữa màn sương mờ ảo.
Trong buổi sáng đầu tiên của năm, hàng chục trẻ em người Mông ở bản Hang Kia (Mai Châu) căng dây đánh cù (tiếng Mông gọi là Vi Vồng) giữa thời tiết giá lạnh.
Người Mông chơi loại cù gỗ (quay) rất riêng: phần trên không có tu, phía dưới vót nhọn. Hầu hết cù đều được các em tự đẽo bằng tay, không tiện tròn mịn, không có bi hoặc đinh như quay của trẻ em Kinh.
Người Mông cũng có cách bổ cù riêng và rất chuẩn. Các em nhỏ thường tay cầm cù cao ngang gáy rồi ném cù xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên...
... và chúi toàn thân người về phía trước để bổ.
Hoặc để cù ở khoảng ngang bụng rồi lăng ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.
Dây được cuốn giữ quanh thân, khi cù văng ra kết hợp với lực giật đầu dây sẽ giúp cù quay tít hơn.
Người Mông có đặc điểm chơi cù rất giỏi, nhiều trẻ em bổ phát nào trúng phát ấy.
Những con cù bị "ăn" (đánh trúng) sẽ lõm hoặc xước đầy mình. Trò chơi dân gian này vẫn để lại những câu truyền miệng : "Càng vố càng vu, ăn vố trả vố"... và thường được chơi vào dịp lễ hội truyền thống của người Mông.
Trong tiết trời lạnh 10 độ C và sương mù dày đặc, chơi cù cũng là biện pháp làm nóng người. Nhiều em chỉ đi dép, đầu trần, không tất, không găng tay giữa giá lạnh.
Hoặc cùng lắm là khoác thêm chiếc áo ấm có mũ để chắn gió.
Niềm vui chiến thắng giản dị của các em nhỏ.
Hoàng Hà
Theo VnExpress
Làng "không có tuổi" Không giây khai sinh, không đăng ky kêt hôn, đo la tinh trang chung cua gần 1.000 nhân khẩu đang sinh sông tai khu dân cư sô 1 va 2 cua xa Đắk Ngo, huyên Tuy Đưc tỉnh Đắk Nông... Không cân giây khai sinh vì... không đi học Năm cach trung tâm huyên Tuy Đưc chưa đên 20km nhưng để đến được...