Tháng Ba ra Hà Nội, ngoài hoa bưởi và nhót xanh thì còn món ăn chơi nào ngon?
Hai “đặc sản” dễ bắt gặp nhất tháng Ba là hoa bưởi và nhót xanh, nhưng với hội đam mê ẩm thực thì còn rất nhiều món ngon khác đang chờ.
Ảnh minh họa
Cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, Hà Nội bước vào mùa hoa bưởi. Khắp phố phường, nơi đâu cũng ngào ngạt mùi hương của hoa bưởi. Người ta mua hoa về để trưng cho thơm, ngoài ra hoa bưởi còn để pha trà. Muốn có một tách trà ngon, ngoài việc chọn loại trà thật kỹ thì hoa bưởi cũng phảihái trong ngày, mới hé nở, có màu trắng trong để đảm bảo đủ độ tươi, căng, tròn.
Giữa tiết trời nồm khó chịu thế này, có một tách trà nóng, thơm ngào ngạt hương bưởi, tự dưng thấy lòng thư thái, tiêu tan cảm giác khó chịu bực dọc tự lúc nào không hay.
Ảnh minh họa
Món mía ướp hương bưởi dân dã của người Hà Nội trước đây được nhiều cửa hàng bán đồ ăn home-made làm để phục vụ những người nội trợ bận rộn. Mía tím được róc sạch vỏ, cắt thành khẩu vừa ăn, đem ướp cùng hoa bưởi, để trong tủ lạnh khoảng 4h, để hương hoa thấm vào từng khúc mía. Khi ăn, mía ngọt, có mùi thơm thoang thoảng rất dễ chịu.
Nhót xanh
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Thời điểm này, nhót chưa vào vụ, quả vẫn còn xanh và chát, ấy vậy mà vẫn được săn lùng và bán với giá khá cao. Có lẽ vì người ta thèm một chút chua chua, chát nhẹ sau một mùa Tết ê hề thịt cá. Nhót xanh hay còn gọi là nhót bao tử, ngon nhất là ăn với chẩm chéo – gia vị của người Sơn La.
Nhót cứ bổ làm đôi, làm ba, trộn đều với chẩm chéo cho thật ngấm rồi cứ thế mà thưởng thức. Để tăng thêm hương vị, một số gia đình kết hợp với cải bắp, hành lá và rau mùi, cuốn lại và ăn như một món rau xanh trong bữa cơm gia đình.
Ảnh minh họa
Bánh chè lam Hà Nội được làm từ nguyên liệu chính gồm bột nếp, đường mật, mạch nha, gừng, lạc rang.Thưởng thức món bánh mộc mạc này, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của gạo nếp, cay dịu của gừng, bùi béo của lạc và ngọt thanh đậm đà của mật mía. Càng ngon hơn khi nhấm nháp cùng tách trà xanh ấm nóng.
Bánh chả
Ảnh minh họa
Bánh chả – món ăn vặt thân thuộc của người Hà Nội được yêu thích ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ. Nguyên liệu để làm bánh gồm có mỡ lợn, lạp xưởng, lá chanh, bột mì, đường, muối trắng. Bột làm vỏ bánh phải được nhào đều, mịn, ủ bột trong thời gian quy định để bột có thể lên men đủ độ thì bánh mới giòn và xốp.
Ăn bánh chả, dễ dàng nhận ra vị béo đặc trưng của thịt mỡ, vị thanh bùi của lá chanh kết hợp với lớp vỏ bánh giòn rụm.Chỉ cắn một miếng thôi cũng có thể cảm nhận được những chiếc bánh như đang vỡ tan trong miệng.
Mía ướp hoa bưởi
Những ngày này, Hà Nội khắp nơi ngập trong sắc trắng dịu dàng và mùi hương thơm dịu nhẹ, tinh khiết.
Trên phố đây đó những gánh hàng hoa phảng phất một mùi hương của hoa bưởi thơm ngát làm tôi lại nhớ đến một món ăn dân giã nhưng rất ngon của người Hà Nội, món mía ướp hoa bưởi.
Mía ướp hoa bưởi, một thứ quà giản dị, ăn chơi, chẳng cầu kỳ gì nhưng lại ẩn trong mình nét thanh tao, quyến rũ. Ai đã từng thưởng thức món này sẽ không thể quên đượng vị ngọt đậm của mía kết hợp với hương hoa bưởi phảng phất, chắc chắn sẽ làm bạn thêm thương nhớ mỗi độ tháng 3 về.
Chỉ là món ăn chơi, nhưng gói trọn cái sự kiểu cách, cầu kì, tỉ mỉ của người Hà Nội. Gói trọn vào đó sự quan tâm, săn sóc và tình yêu của bà, của mẹ trong gia đình dành cho trẻ nhỏ, cho người già mỗi độ tiết Xuân ẩm ướt giở giời.
Gọi đây là món của trẻ nhỏ, người già quả không sai. Vì mía sau khi chưng trở nên mềm, ngọt vô cùng, lại thấm đẫm mùi thơm ngọt, thấm đẫm tinh dầu hoa bưởi, chống cảm mạo, giữ ôn hoà khí huyết.
Để làm món này, cũng tinh tế lắm. Đầu tiên là chọn đúng loại mía lau. Bấy giờ, Hà Nội chưa phổ biến loại mía tím như sau này, mà chỉ có mía tre thân to, vỏ xanh phấn bạc như đốt tre, ăn cứng, nhạt, hơi chua và nhiều bã; cùng mía lau vỏ xanh vàng, thân nhỏ hơn mía tre, vị ngọt thanh, mùi thơm, ít bã hơn, mềm hơn. Mùi vị hơn đứt mía tím chỉ có vị ngọt mà không có "mùi "mía.
Chọn đúng mía lau vậy, sẽ chẻ vỏ thật mỏng và giữ lại vài thanh vỏ bóng đẹp nhất, chuốt thành những chiếc xiên nhỏ, một đầu nhọn, một đầu thắt nút, trở thành chiếc xiên xinh xinh để sau đó ăn mía chưng. Thật vừa tiện dụng vừa tinh tế biết bao.
Thế rồi mía sẽ được chẻ ra từng khúc nhỏ, miếng vừa bằng đốt ngón tay xinh. Bỏ cả vào một chiếc thố gốm nhỏ nhắn, cứ một lớp mía lại rắc một lớp vài cánh hoa bưởi trắng muốt tinh khôi. Thế rồi đổ vào đó một gáo nước mưa ngọt lành cho ngập mía. Đậy nắp thố, đặt vào một nồi nước sao cho nước ngập lưng thố. Chưng khoảng 30 phút sao cho khi mở nắp thố ra, mùi hoa bưởi thơm ngào ngạt, từng khúc mía lau trắng xanh giờ đã ngả màu vàng và trở nên trong veo mềm mại.
Nhưng hượm đã. Chưa thể ăn ngay được đâu. Mía cần được để nguyên trong thố cho nguội dần. Các mẹ sẽ bảo, đây là lúc "hãm mía". Mía sẽ dần ngọt lại trong lúc nguội, vị ngọt sâu hơn, và ngấm thêm mùi hương bưởi ngào ngạt.
Cứ chờ mãi chờ mãi, thèm mãi mới đến lúc được ăn.
Lúc này, mới nhẩn nha dùng từng chiếc xiên đã được chuốt từ chính vỏ mía lau vàng óng, nhẹ nhàng xiên lên từng khúc mía trong vắt, thấm đẫm mùi hoa bưởi và thưởng thức.
Cuối cùng, là nhấp từng ngụm nhỏ nước mía lau chưng giờ đã ngọt thanh và cũng thơm dịu dàng thanh khiết.
Cũng là mượn hương từ hoa bưởi, nhưng món ăn này cầu kì hơn một chút, cũng đậm chất "Hà Nội xưa" hơn. Ít ai ngờ cái món ăn vặt thanh cảnh, chơi chơi vậy thôi mà lắm công phu. Hoa ướp mía phải là bông to, không chọn nụ vì nở chưa hết, hương chưa đủ "chín", lại càng không nên chọn những hoa có cánh cong hẳn, hương đã phai dần. Để có những nguyên liệu này, người nội trợ phải đi chợ từ sáng sớm. Về nhà chẻ đôi mia, ướp với hoa, tới trưa lấy ra nhâm nhi. Dẫu là món ăn vặt giải tỏa cơn thèm giữa ngày, nhưng mía ướp hoa bưởi không hề nặng nề ngọt ngấy, trái lại nhẹ nhàng và thanh nhã hết sức tinh tế.
Mía là món ăn thân thuộc, phổ biến bởi vì nó không chỉ là sạch miệng, chắc răng mà còn cung cấp nhiều vi chất cần thiết cho con người như đường, chất béo, vitamin, các axit hữu cơ, chất xơ... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch.
Hương bưởi cứ thế ngấm sâu lan dần giúp vị ngọt của mía thơm thảo hơn, tạo cảm giác dễ chịu, thức dậy mọi giác quan.
Đặc biệt: Món này đặc biệt tốt cho các FO hoặc vừa khỏi. Nên chúng mình chịu khó làm cho cả nhà cùng thưởng thức và tăng sức đề kháng từ món này nhé.
Bánh chè lam gói trọn niềm thương nhớ Nhóc tì lớp 8 mon men đến gần ngăn tủ, rồi kêu lên thích thú khi bắt gặp gói bánh bọc giấy kiếng trên ghế: "Chè lam! A ha!". Chè lam - đặc sản đất Hà Thành - ẢNH TRANG HIẾU Sớm, cửa phòng bật mở đã thấy dáng bà lom khom bên ngăn tủ bày biện lỉnh kỉnh đồ dùng, nào hộp...