Thận trọng nâng cấp những ‘trường đại học’ riêng lẻ lên thành ‘đại học’
TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, Nhà nước phải rất thận trọng trong việc nâng cấp những trường đại học riêng lẻ lên thành đại học để bảo đảm sao cho các đại học này phải thực sự ‘đa lĩnh vực’.
“Đại học” đa lĩnh vực phải cùng thống nhất và thực hiện sứ mệnh chung
Chuyển từ “Trường đại học” lên “Đại học”: Thể hiện được năng lực tự chủ cao!
Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin về việc ghi văn bằng tốt nghiệp sau khi lên “Đại học”
Các đại học chưa phát huy được thế mạnh của một đại học đúng nghĩa
Tại hội thảo về mô hình giáo dục đại học vừa qua, nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, trên thế giới, đại học đa lĩnh vực là mô hình đại học đào tạo nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, không có sự trùng lặp các khoa, bộ môn ở những trường thành viên khác nhau; có ngân sách được đầu tư tập trung, thuận lợi trong việc xây dựng chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học liên ngành; sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một đại học, được học với những giảng viên giỏi nhất ở tất cả các môn học,…
Trước đó, năm 1993 và 1994, lần lượt 5 đại học đa lĩnh vực được thành lập ở Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng trên cơ sở gom một số cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành có trên cùng một địa bàn lại với nhau.
Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU
Các đại học này đều hoạt động theo các quy chế riêng do Thủ tướng Chính phủ (đối với 2 đại học quốc gia) hoặc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với 3 đại học vùng) ban hành.
Các đại học đa lĩnh vực này đều có cấu trúc 4 cấp: đại học – trường – khoa – bộ môn. Về bản chất, các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam tồn tại dưới dạng “liên hiệp các trường đại học chuyên ngành”.
Khi phiên dịch cấu trúc tổ chức các đại học đa lĩnh vực ở nước ta sang tiếng Anh thường sử dụng mô hình: University – University – Faculty – Department, gây ra sự bất cập và hiểu lầm với cộng đồng giáo dục đại học quốc tế khi có “university” trong “university”.
GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phân tích về một số tồn tại, hạn chế mà các đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam đang gặp phải, cụ thể:
Thứ nhất, nhiều viện nghiên cứu lớn của Việt Nam vẫn tồn tại tách rời với các đại học đa lĩnh vực, chưa có nhiều gắn kết giữa 2 mô hình này, dẫn tới chưa phát huy tối đa các nguồn lực trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, làm các đại học đa lĩnh vực yếu đi và gây cản trở lớn đối với quá trình phấn đấu thành đại học đẳng cấp thế giới của các đại học ở Việt Nam.
Thứ hai, các trường đại học thành viên chưa thực sự gắn kết hữu cơ, đặc biệt là về đào tạo và nghiên cứu khoa học, dẫn tới sự lãng phí các nguồn lực chung của các đại học, sự chồng chéo trong công tác quản trị, quản lý và điều hành. Hầu hết hoạt động trong các trường thành viên đang hoàn toàn độc lập trong khi cấp quản lý trên cùng thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp.
Do vậy các đại học ở nước ta hầu như không phát huy được các thế mạnh của một đại học đúng nghĩa. Các trường đại học thành viên đang tổ chức đào tạo các học phần chung thuộc khối kiến thức đại cương theo từng cách thức và nội dung độc lập với nhau.
Việc liên kết trong nghiên cứu và phục vụ xã hội cũng rất khó thực hiện. Dẫn tới các trường đại học thành viên khó thực hiện cùng một sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của các đại học.
Đồng quan điểm, TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, các đại học đa lĩnh vực của ta hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp của mình như những đại học đa lĩnh vực đích thực, đó là : Các đại học đa lĩnh vực chưa phải là một chỉnh thể thống nhất (đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo) mà chúng chỉ vận hành dưới dạng của một “tập đoàn đại học” hay chính xác hơn, dưới dạng của một “liên hiệp các trường đại học chuyên ngành”.
Video đang HOT
Về mặt pháp lý các trường đại học thành viên đã được nhà nước công nhận có tư cách gần như một trường đại học độc lập làm cho hoạt động của các đại học đa lĩnh vực trở nên rời rạc và vô hiệu hóa các đại học đa lĩnh vực.
Luật sư, PGS.TS Chu Hồng Thanh cho biết, mô hình các các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam chỉ có thể trở thành ổn định và được định hình vững chắc trong Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hoàn thiện và vận hành hiệu quả. Nhưng giáo dục đại học Việt Nam đang tồn tại một trong những yếu kém nhất là tính hệ thống.
Theo Luật sư, PGS.TS Chu Hồng Thanh, gần 300 trường đại học, học viện hiện nay (không kể khối các trường an ninh, quốc phòng) gần như tồn tại rời rạc, không có quan hệ hữu cơ với nhau trong một hệ thống, giữa đào tạo và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học cũng không có quan hệ tất yếu nào xuất hiện.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học năm 2022 (Ảnh: HK)
Quy định cụ thể các tiêu chí của loại hình “đại học”
Luật sư, PGS.TS Chu Hồng Thanh cho rằng, yếu tố cạnh tranh can thiệp vào ngày càng mạnh cùng với chế độ tự chủ, tự tìm nguồn thu làm cho các cơ sở giáo dục đại học ngày càng chạy theo số lượng, giảm về chất lượng kèm theo đó là giảm uy tín trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, hiện đang gây ra những bức xúc xã hội nhất định, việc “tự đánh mất mình” đang như một hội chứng trong giáo dục.
“Không thể có một mô hình nào có thể trở nên ưu việt thực sự được trong một hệ thống rời rạc, mang nặng tính hình thức như hiện nay. Như vậy việc tổ chức sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục đại học hiện đặt ra như một nhu cầu tất yếu và cấp bách trong quản trị đại học hiện nay” – Luật sư, PGS.TS Chu Hồng Thanh nhấn mạnh.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến kiến nghị, để các đại học đa lĩnh vực thực sự trở thành những “quả đấm thép”, những “kỳ hạm” của giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đón nhận những sứ mệnh cao hơn trước đà phát triển của đất nước, về mặt thể chế Nhà nước cần tạo điều kiện rất thuận lợi để chúng phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của mình.
Do vậy, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến đề nghị Nhà nước quy định cụ thể các tiêu chí của loại hình “đại học” và nếu trường nào đạt được các tiêu chí đó thì đương nhiên được mang danh hiệu “đại học” (University).
Theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, một bất hợp lý là khi dịch ra tiếng Anh tất cả các trường đại học đều tự nhận là University trong khi ở nhiều nước, việc sử dụng tên gọi tiếng Anh (University, College, Academy/Institute) lại được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Việt Nam cũng nên có thói quen quản lý như vậy để tránh hiểu nhầm về loại hình của các trường đại học.
Đề nghị Chính Phủ sớm ban hành Nghị định mới cho các Đại học Quốc gia và Đại học Vùng, trong đó quy định các đại học này phải thay đổi cơ cấu theo hướng chuyển đổi ngay từ mô hình Liên hiệp các trường đại học chuyên ngành qua mô hình Đại học đa lĩnh vực có sự phân công, phân cấp hợp lý giữa đại học và các trường thành viên, bảo đảm phát huy tính chủ động và thế mạnh của từng trường, cùng với sức mạnh tổng hợp chung của cả đại học.
Riêng các Đại học Quốc gia cần kiên quyết chuyển mạnh sang hướng “nghiên cứu”, bỏ mục tiêu chạy theo số lượng, với nhiệm vụ trọng tâm là đi theo ” hướng nghiên cứu chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn” và tập trung đào tạo sau đại học.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học địa phương đều có những sứ mệnh riêng, đẳng cấp riêng do Chính Phủ xác lập. Do đó không thể đổi tên hoặc sáp nhập các cơ sở giáo dục khác đẳng cấp với nhau một cách tùy tiện. Ngoài ra, Nhà nước cũng phải rất thận trọng trong việc nâng cấp những trường đại học riêng lẻ lên thành đại học để bảo đảm sao cho các đại học này phải thực sự “đa lĩnh vực”.
Nhà nước cần sớm phê chuẩn quy chế về tổ chức và hoạt động riêng cho từng đại học đa lĩnh vực. Trong các quy chế này cần thể hiện rõ ràng quyền tự chủ toàn diện của đại học đa lĩnh vực, cần khẳng định tính toàn vẹn, thống nhất của đại học đa lĩnh vực trên mọi mặt hoạt động, đặc biệt trong hoạt động đào tạo.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rút quan điểm sai lầm xem các trường thành viên trong đại học đa lĩnh vực có tư cách đầy đủ như một trường đại học độc lập. Ngoài ra, trong quy chế này phải thể hiện rõ ràng chức năng của các cấp quản lý trong một đại học đa lĩnh vực: Hội đồng đại học – xây dựng chính sách, Giám đốc đại học – đề xuất chính sách và chỉ đạo thực hiện chính sách, Hiệu trường trường thành viên – triển khai chính sách, Trưởng khoa – thực hiện chương trình và hỗ trợ đội ngũ, Giảng viên – triển khai thực hiện chương trình” – Tiến sĩ Khuyến nói.
GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh kiến nghị, Chính phủ, các Bộ Ban Ngành xem xét, sửa đổi, bổ sung các Luật, Nghị định, Thông tư hiện hành để đảm bảo đồng bộ và nhất quán, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể: Sớm ban hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2045; xem xét ban hành nghị định riêng về tự chủ đại học.
Đặc biệt, xem xét ban hành thông tư quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của đại học (đa lĩnh vực) bên cạnh các quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia, của đại học vùng.
Trong đó, cần lưu ý các nội dung: Sự tồn tại và mối liên hệ giữa hội đồng Đại học và hội đồng Trường thuộc/trực thuộc (nếu có); Cấp của tổ chức Đảng của Đại học nên là cấp trên cơ sở để ngang tầm nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển Đại học; Cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, chế độ chính sách, tài chính, tài sản,… của các thực thể mới thuộc Đại học (trường thuộc, đơn vị trực thuộc, …).
Trong Luật Giáo dục đại học (2018) và Nghị định số 99 – CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học (2018) đã nêu lên các khái niệm và quy định sau:
Xác định loại cơ sở giáo dục đại học: đại học, trường đại học, học viện
(1). Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
(2). Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
(3). Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
(4). Đơn vị thành viên là trường đại học, viện nghiên cứu có tư cách pháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cho phép thành lập theo quy định của pháp luật; được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
(5). Đơn vị trực thuộc là đơn vị có tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định thành lập; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
(6). Đơn vị thuộc là đơn vị không có tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc thành lập; tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy định của pháp luật.
(7). Trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc thành lập theo quy định của Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
“Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học (Luật GDĐH 2018)
Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Về phân cấp quản lý:
Hai Đại học quốc gia do Thủ tướng CP trực tiếp quản lý, ký ban hành điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm Hội đồng Đại học, Giám đốc, phó giám đốc Đại học
Các Đại học vùng, trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục – Đào tạo
Những trường đại học nào đang có lộ trình tiến lên đại học?
Sau việc 'Trường Đại học Bách khoa Hà Nội' trở thành 'Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nhiều trường đại học lớn cũng đã có lộ trình tiến đến đại học.
Loạt trường có lộ trình lên đại học
Hiện nay, cả nước có 6 đại học, trong đó có 2 đại học quốc gia gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM; 4 đại học vùng, tương đương vùng thuộc Bộ GD&ĐT gồm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học (chưa tính khối an ninh quốc phòng). Với quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực. Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, hiện nhiều trường đại học lớn cũng đã có lộ trình tiến đến đại học.
Cuối năm 2021, Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ban hành nghị quyết thành lập Trường Ngoại ngữ - Du lịch. Đây là trường đầu tiên được thành lập trong Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở nhập Khoa Ngoại ngữ (thành lập năm 2005) và Khoa Du lịch (thành lập năm 2000). Theo một đại diện của trường, lộ trình này được xác định là đến năm 2025.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân học tập trong thư viện.
Với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, theo PTS.TS. Phạm Hồng Chương - hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới, trường định hướng chiến lược để trở thành đại học. Trong cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên: Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ.
Tương tự, năm ngoái, Trường Đại học Cần Thơ đã ban hành đề án phấn đấu trở thành Đại học Cần Thơ gồm 4 trường: Trường Bách khoa, Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Kinh tế và Trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp). Đồng thời, trường cũng thành lập Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Khoa giáo dục thể chất thuộc trường.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông qua đề án tái cấu trúc nhà trường thành đại học đa ngành. Ba trường thành viên trực gồm: Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế - Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế. Theo lộ trình, trong giai đoạn 2022 - 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Đại học Kinh tế TP.HCM. Tiếp theo, giai đoạn 2026 - 2030 thành lập trường Quốc tế, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc chuyển đổi mô hình lên đại học với đa lĩnh vực có những nét nổi trội gì?
Theo TS. Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nét nổi trội của các đại học đa lĩnh vực là bao quát được nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau nên cho phép huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để giải quyết nhiệm vụ to lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà một trường đại học chuyên ngành không thể đảm đương nổi. Đồng thời tạo cơ hội cho từng giảng viên đi sâu vào chuyên môn của mình, cho phép người học được lựa chọn người thầy giỏi nhất.
Tất cả đại học đa lĩnh vực phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, với một hệ thống quản trị 3 cấp là: Đại học, trường và khoa. Tức là theo mô hình các University của Hoa Kỳ.
TS. Lê Viết Khuyến cho biết, mô hình đại học đa lĩnh vực là mô hình phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại Anh quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan... Mô hình đại học cũng cho phép nhà trường mở ra các chương trình liên ngành một cách nhanh nhất. Bởi vậy, đại học đa lĩnh vực thường được nhiều nước trên thế giới ưu tiên lựa chọn.
Đại học đa lĩnh vực - xu hướng được nhiều nước lựa chọn Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có các đại học đa lĩnh vực đích thực. Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia nghiên cứu khoa học. Ảnh: NTCC Tuy nhiên, để đại học đa lĩnh vực thực sự trở thành những "quả đấm thép" của giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đón nhận những sứ mệnh cao...