“Thần giữ của” lớp mình
Thủ quỹ là vai trò không thể thiếu trong lớp học – một công việc vô cùng vất vả mà còn lắm gian nan!
Mệt nhọc đủ đường
Cuộc tuyển chọn thủ quỹ lúc nào cũng là một cuộc tuyển “chọn mặt gửi vàng” với ứng viên là các gương mặt “hiền lành, thánh thiện”. Tuyển chọn làm thủ quỹ cũng không hề dễ thở đâu nha, căng thẳng cực kì đấy! Ngoài các tiêu chí về lý lịch trong sạch, đạo đức tốt, tinh thần vững vàng, Bình (16 tuổi, NH) còn kể về tiêu chí chọn thủ quỹ của lớp bạn ý: “Lớp tớ còn cẩn thận tới mức xem bàn tay các “ứng cử viên” để chọn thủ quỹ, theo các bạn ý thì: Nếu các ngón tay kẽ to kẽ nhõ thì tiền dễ “bay” lắm. Những ai tay “khít chặt không kẽ hở” bao giờ cũng nắm tiền chắc chắn hơn”.
Vượt qua kỳ tuyển chọn cực kỳ gắt gao, thủ quỹ ngay lập tức bù đầu với công việc. Cứ gọi là luôn tay luôn chân “xòe tiền”. Lúc thì: “Thủ quỹ ơi, trích tiền tổ chức 8/3 đi”, “Quỹ còn tiền không lớp mình tổ chức liên hoan đi!”, khi lại: “Bà ơi, chi tiền mua chổi đi, nát hết rồi”. Cứ như thế, thủ quỹ bị quay như chong chóng cả ngày với hàng chục món tiền lớn nhỏ khác nhau, mệt mỏi bù đầu ý chứ.
Lúc cần thì í ới thủ quỹ, nhưng đến khi ngân quỹ cạn kiệt, thủ quỹ í ới lại thì khối tên “ngoảnh mặt làm ngơ”. Nếu không có tinh thần tốt, vững vàng, sẽ thật khó để trở thành thủ quỹ của lớp. Lan (15 tuổi, CVA) ca thán: “Khổ nhất là lúc kêu gọi đóng tiền quỹ lớp. Quỹ là dùng chung chứ có phải tiêu riêng mình tớ đâu, thế mà kêu gào khản cổ cả tháng liền, vẫn chỉ lèo tèo vài “mống” đóng tiền. Thế là phải đi năn nỉ từng người một để đóng quỹ còn chi tiêu cho mấy dịp lễ kỉ niệm”.
Khó khăn chồng chất khó khăn, thủ quỹ gặp khá nhiều rắc rối liên quan đến tiền bạc. “Vướng vào tiền giả là rắc rối nhất đấy. Lúc thu nhiều người cùng đóng nên cũng không có thời gian kiểm tra, rồi có tiền giả hay mấy tờ bị rách to, không thể xài lúc nào không hay. Có lần tớ thu tiền quỹ lớp đầu năm, đếm tiền rồi mới phát hiện có 200k bị rách. Hỏi chẳng ai nhận, thế nên đành phải tự bỏ tiền túi ra bù” – Yến (18 tuổi, LQĐ) chia sẻ. Đấy là còn chưa kể biết bao rủi ro khi cầm một số tiền lớn có khi lên tới nhiều triệu đồng! Hương (17 tuổi, THĐ) đã từng bị mất toàn bộ số tiền quỹ lớp trong giờ Thể dục, thế là cô bạn buộc phải đập con heo yêu quý để bù vào.
Vẫn còn đó những nỗi buồn
Video đang HOT
Thủ quỹ được thu tiền, giữ tiền chắc lúc nào bạn ấy cũng rủng rỉnh tiền tiêu – đó chỉ là những cách hiểu hoàn toàn sai và xúc phạm đến “nghề” thủ quỹ đấy teen ạ!
Tâm (14 tuổi) ấm ức: “Hôm ấy tớ đi thu tiền quỹ lớp rồi đi mua quà 8/3 cho cô giáo, nhưng không hiểu do sao mà bị thiếu mất 50.000, thế là đành phải bỏ tiền túi ra để mua quà. Các bạn trong lớp biết chuyện liền đổ ngay cho tớ là bớt xén quỹ lớp để tiêu riêng. Tớ đã giải thích rất nhiều nhưng vẫn bị mang tiếng rồi thành chủ đề bàn tán suốt cả tuần trời”.
“Một lần quỹ lớp bị mất tiền, lớp trưởng cho điều tra trong cả lớp mà không tìm ra. Thế là mọi người bắt đầu suy nghĩ bàn tán rằng do tớ tự tiện lấy tiền quỹ rồi nói dối rằng bị mất. Giải thích không xong tớ đành phải xin tiền mẹ để bù vào chỗ thiếu rồi từ chức luôn” – Thu Hà (19 tuổi) kể khổ.
Và những điều không dễ có được
Tuy rằng mệt nhọc, đau đầu lại luôn nơm nớp lo sợ nhưng các teen “thủ quỹ” cũng rất vui và hãnh diện khi mình luôn được tin tưởng và ưu ái hơn các “nhân” trong lớp đấy!
“Làm thủ quỹ một năm mà với chuyện tiền nong sổ sách, mình nhanh nhẹn hơn hẳn, bớt vụng về đi nhiều” – Mai Anh (16 tuổi – HQV)
Nga (17 tuổi – TV) chia sẻ: “Từ ngày làm thủ quỹ, tớ mạnh dạn hẳn lên, việc gì cũng đến tay mà, tuy không nắm “quyền sinh quyền sát” như mấy tên cán bộ lớp nhưng có việc của lớp mà không có tớ thì không xong được đâu. Thế mới biết đôi khi vị trí của thủ quỹ cũng quan trọng lắm đấy!”
Thủ quỹ cũng rất vất vả và luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Thế nên, hãy nhìn nhận các bạn ý trên một vị thế mới mẻ và tốt hơn teen nhé!
Theo TTVN
Xóa "độc quyền" lớp trưởng
Lớp trưởng không còn là nhiệm vụ "độc quyền", được giáo viên chủ nhiệm chỉ định trong 1 năm học. Giờ đây học sinh nào cũng có thể trải nghiệm vị trí này.
Có chương trình hành động để tự ứng cử
Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm khá vất vả trong việc lựa chọn lớp trưởng vì tiêu chí phải là học sinh có kết quả, ý thức học tập tốt, đạo đức tốt, năng nổ trong các hoạt động phong trào... Nhưng do mới nhận lớp nên "nếu căn cứ vào học bạ cũng không chính xác, bên cạnh đó nhiệm vụ nhiều nên học sinh ngại không chịu làm", một giáo viên của Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết. Thế nên mới xảy ra tình huống như Hồ Lê Hoàng Lâm, học sinh lớp 12A6 của trường này kể lại: "Không bạn nào chịu làm, cứ đùn đẩy cho nhau. Có khi chúng em bầu bạn quậy nhất làm lớp trưởng, học dở nhất là lớp phó học tập".
Cô Hồng Mai - giáo viên Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình) cho hay: "Lúc nhận lớp, tôi khá lo lắng vì nếu chỉ định không đúng với khả năng của học sinh thì lớp trưởng này sẽ không tìm được tiếng nói chung". Cô Hồng Mai cũng chia sẻ: "Đây là công việc mà các em có thể rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm... 3 năm THPT là thời gian trải nghiệm hiệu quả để bước tiếp lên những bậc học cao hơn".
Nói về việc tự ứng cử, cô Hồng Mai kể lại: "Hơn 10 học sinh lớp 10C11 đã giơ tay ứng cử. Do vậy, lần lượt mỗi học sinh phải tự giới thiệu về mình từ kết quả học tập, thành tích đã đạt được, sở trường... Sau đó Mai Tấn Tài với kinh nghiệm chỉ huy đội giỏi đã trúng cử. Tấn Tài cho biết: "Trong phần giới thiệu tự ứng cử của mình, em hứa sẽ là người tích cực thúc đẩy phong trào lớp và sẽ cùng tập thể lớp trở thành một trong những chi đoàn xuất sắc của trường".
Ở bậc tiểu học, Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) lại có cách làm riêng, thạc sĩ Nguyễn Đạt Sử, hiệu phó nhà trường thông tin: "Từ năm học 2010 - 2011, trường thực hiện việc luân phiên học sinh làm lớp trưởng, lớp phó trong mỗi lớp. Một năm học có 35 tuần, lớp có 45 học sinh, sẽ có 35 lá thăm lớp trưởng, 10 lá thăm lớp phó. Như vậy mỗi học sinh sẽ làm lớp trưởng 1 tuần và làm lớp phó từ 2 đến 3 tuần. Đầu năm bốc thăm và cô giáo dán lên cửa lớp để các em biết được tuần nào sẽ nhận nhiệm vụ. Như vậy, học sinh nào cũng được trải nghiệm với nhiệm vụ này". Một số trường khác như Trường tiểu học quốc tế IPS (TP.HCM) thì cũng cho các em tự ứng cử, tự giới thiệu về mình và được cả lớp chọn thông qua hình thức giơ tay biểu quyết.
Học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) đang xem lịch làm lớp trưởng của mình.
Tạo thiện cảm với người khác
Sau 1 năm thực hiện luân phiên lớp trưởng, cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) nhận xét: "Tất cả học sinh đều hoạt động, thích thú và thay đổi bản thân rất nhiều, ngay cả những em trước đây ù lì chỉ nghe theo bạn. Có học sinh quậy nhất lớp, khi làm lớp trưởng đã phải cố gắng trong học tập và kỷ luật thì mới lãnh đạo được các bạn. Khi hết nhiệm vụ thì tiếp tục phát huy để lần sau làm tốt hơn".
Còn Nguyễn Lê Gia Toại, lớp trưởng tuần 3 của lớp 4/7 Trường tiểu học Lương Định Của chia sẻ: "Để các bạn hợp tác thì em phải cố gắng trong các hoạt động, phải là tấm gương để các bạn làm theo".
Việc chỉ định lớp trưởng giữ nhiệm vụ trong thời gian dài tạo cho học sinh sự thụ động, đó là chưa kể sự độc quyền nhiều khi dẫn đến thái độ kênh kiệu ở lớp trưởng. Ngoài ra, thạc sĩ Nguyễn Đạt Sử còn nhận thấy hiệu quả của việc làm này sẽ giúp "Giáo viên có cơ hội nhận biết khả năng của từng học sinh để khuyến khích các em phát huy".
"Nhiệm vụ của lớp trưởng ở bậc THPT sẽ nặng nề hơn những bậc học khác bởi nhiều phong trào học tập, rèn luyện... Từ đó những cán bộ lớp không chỉ đứng đầu trong học tập mà còn là người có khả năng tổ chức, biết phát hiện thế mạnh của từng thành viên trong lớp. Khi tự ứng cử, ứng viên phải tạo thiện cảm với mọi người xung quanh và sẽ chịu trách nhiệm với những bạn bầu cho mình để thực hiện công việc sao cho tốt, còn những "cử tri" thì cũng phải hợp tác", cô Hồng Mai cho hay.
Theo TN
Nữ thủ khoa 10 năm làm lớp trưởng Xinh xắn, đáng yêu và học giỏi, Phạm Thị Minh Duyên đã vượt vũ môn thành công với thành tích thủ khoa khối C, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Một điều thú vị nữa, cô bạn thủ khoa này còn là lớp trưởng kỳ cựu với 10 năm kinh nghiệm "trong nghề". Thủ khoa Phạm Thị Minh Duyên...