Thăm lại điểm trường học sinh khai giảng bên bờ suối
Hình ảnh thầy trò trường Nậm Ngà khai giảng bên bờ suối năm học 2018 đã trở thành điểm nhấn giáo dục vùng khó.
Điểm trường Nậm Ngà ( xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) là một trong những điểm trường tiêu biểu cho sự cố gắng, vươn lên của giáo dục vùng khó.
Ngày 5/9/2018, hình ảnh các thầy cô giáo, các em học sinh tại Nậm Ngà khai giảng năm học mới 2018 – 2019 đã gây xúc động mạnh.
Sau 2 năm nhiều đổi thay đã đến với thầy và trò Nâm Ngà. Một điểm trường mới khang trang hơn đã được xây dựng cách Nậm Ngà 17 km, trường mới nằm tại bản Cao Chải.
Tháng 4/2020, công trình nhà bán trú đã được bàn giao và hoàn thiện các em học sinh từ trong điểm bản bên suối Nậm Ngà được đưa lên điểm bản Cao Chải để học tập.
Nhìn công trình khang trang, đồ sộ và đảm bảo cơ bản công tác bán trú phục vụ học tập, nhiều thầy cô giáo ở Nậm Ngà nhiều lúc ngỡ như trong mơ bởi những năm trước quá gian khó.
Tuy nhiên, công trình mới chưa đủ đáp ứng cho 100 % học sinh, nên số học sinh còn lại vẫn phải học tập, sinh hoạt trong những lớp học dựng tạm. Những căn nhà gỗ học tạm bên bờ suối vẫn chưa thể xóa bỏ.
Thầy và trò Trường Nậm Ngà làm lễ chào cờ và khai giảng năm học 2018 -2019. (Ảnh: T.R)
Thầy Hoàng Văn Đức, Hiêu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nậm Ngà cho biết, tại điểm trường Nậm Ngà trong bản Nậm Ngà vẫn còn 234 học sinh và 11 giáo viên vẫn đang ngày ngày học tập, giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn.
Tương lai, chủ trương của các cấp các ngành sẽ chuyển các em ra lớp. Hi vọng ngày đó không còn xa”.
Những hình ảnh Phóng viên Tạp chí Giáo dục Việt Nam ghi nhận tại điểm bản Nậm Ngà:
Đường vào Nậm Ngà đã có nhiều đổi khác nhưng vẫn dễ làm nản lòng bất kỳ ai lần đầu đặt chân đến.
Con suối Nậm Ngà vào mùa khô hiền hòa, nhưng mùa mưa, chẳng biết khi nào nước dâng.
Bờ suối nơi các em khai giảng nay vẫn là …sân trường của các em.
Video đang HOT
Nằm trên dải đất nhỏ hẹp bên bờ suối, đây là không gian rộng nhất của…cả bản Nậm Ngà.
Trên mỏm đồi vẫn là những lớp học tạm được dựng lên từ đầu năm 2000.
Toàn cảnh đểm trường Nậm Ngà.
Lớp học của thầy Hoàng Văn Đức, Hiệu phó, phụ trách điểm trường Nậm Ngà.
Học sinh ở Nậm Ngà chủ yếu là dân tộc Mông.
Những ngày tháng khó khăn vẫn chưa qua với thầy và trò ở Nậm Ngà.
Theo kế hoạch, số học sinh còn lại ở Nậm Ngà sẽ được chuyển về điểm bản Cao Chải (cách Nậm Ngà 17 km hoặc điểm trường sẽ chuyển về huyện Mường Nhé, Điện Biên)
Kế hoạch là thế nhưng cũng chưa rõ thời gian chính xác, học sinh ở Nậm Ngà vẫn đang học trong những nhà học tam.
Chuyện ghi ở lớp học giữa đỉnh trời gió hú
Vào mùa gió, tiếng rít của gió liên hồi, đập vào vách gỗ, xé toang bạt... Mỗi năm nhà trường, thầy cô phải thay bạt một lần để có lớp học kín gió
Tiếng gió rít những ngày cuối năm, điểm trường Sín Chải B chìm trong sương trắng. Giữa trưa tầm nhìn của thầy trò chúng tôi gần như chỉ chưa đầy 3m.
Nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển, thầy và trò các điểm trường ở bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) đang nỗ lực bám trường, bám lớp với mong ước vươn tới một tương lai tươi sáng hơn. Bản Sín Chải B có 100% đồng bào dân tộc La Hủ sinh sống
Bản Sín Chải B có gần 40 hộ với gần 220 nhân khẩu. Cũng giống như người La Hủ ở những nơi khác của Lai Châu, bà con La Hủ ở đây từng được biết đến là dân tộc "lá vàng" với phận đời lang thang "du mục".
Họ đã từng có một quá khứ dài lay lắt cùng cái đói. Họ sống rải rác thành từng nhóm nhỏ giữa đại ngàn, cuộc sống quanh năm chỉ biết săn bắn, hái lượm.
Bà con tuy có làm nương, rẫy, nhưng do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nên cái đói luôn đeo bám như một nỗi ám ảnh.
Có một thời họ bị coi là bộ tộc "lá vàng" sống lang thang nay đây mai đó trên khắp các triền núi.
Cuộc sống lay lắt với cái đói triền miên, trẻ em không biết đến sự học hành... Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, người La Hủ đã rời bỏ rừng sâu về đỉnh Sín Chải để lập bản, ổn định cuộc sống.
Người dân cũng bắt đầu biết trồng màu, lúa nước và thảo quả để thay đổi cuộc sống... Trường lớp cũng được dựng lên.
Điểm trường Sín Chải B trong sương mù cuối năm, gió giật liên hồi những ngày cuối năm khiến biển trường cũng tan nát dù thay nhiều lần.
Từ ngôi trường mới, các thầy cô giáo cũng chẳng quản ngại đường xa, vượt núi, trèo non mang cái chữ về cho các em nơi đỉnh trời Sín Chải này.
Dẫn chúng tôi dạo quanh điểm trường Sín Chải B, thầy Nguyễn Văn Tình, Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú Pa Vệ Sử giới thiệu: "Điểm trường Sín Chải B của nhà trường được xây dựng từ những năm 1999 - 2000. Với sự giúp đỡ của Bộ đội Biên Phòng. Đến nay đã bị xuống cấp".
Từ ngày có trường, bà con La Hủ cũng đã ổn định hơn, đời sống khấm khá hơn. Nhưng trường thì chưa có điều kiện nâng cấp.
Thầy Nguyễn Văn Tình giới thiệu về lớp học ken bạt, mỗi năm trường phải thay bạt một lần để lớp học được kín gió.
Chỉ vào vách tường ghép bạt, thầy Tình bảo: "Mỗi năm trường lại phải thay bạt một lần. Gió luồn qua kẽ vách, rít liên hồi. Nếu không có bạt vách ngăn các cháu không thể học được. Ở Sín Chải vào mùa lạnh, những ngày băng giá phủ trắng cả quả đồi không hiếm".
Ngồi trong lớp họp, tiếng gió rít qua kẽ gỗ, giật liên hồi vào tấm bạt phủ lên bức tường gỗ đóng tạm.
Phụ trách điểm trường là 2 thầy giáo, thầy Mào Văn Nội và thầy giáo Lường Văn Biên, 2 thầy giáo người dân tộc Thái.
Thầy Mào Văn Nội mới chuyển từ bản Chà Gá sang còn thầy Mào Văn Nội có thâm niên 5 năm tại Sín Chải B.
Nhà các thầy đều ở xã Bum Nưa của huyện Mường Tè. Hàng tuần các thầy vẫn đi đi về về để mang lương thực từ phía xã lên để sinh hoạt hàng ngày.
Trên đường, chúng tôi gặp thầy Lường Văn Biên đang hỏi cậu học trò nhỏ không áo lạnh, lang thang giữa trưa mù sương.
Thầy Biên kể, em đó là Pờ Phà Chi, mồ côi cha, đang ở với bố mẹ nuôi, năm trước bị sốt, gia đình đưa đi bệnh viện muộn nên khi khỏi ốm, em bị mất hết trí nhớ, cứ lang thang.
Học hành sa sút, sức khỏe của Chi ngày một kém đi. Các thầy cũng hết sức cố gắng, động viên nhưng không biết làm sao cả. Các thầy ở Sín Chải B đang cố gắng xin thêm chế độ cho em.
Trên Sín Chải mù sương, có những lúc giữa giờ học, có nắng, các thầy phải tranh thủ cho học sinh ra sưởi nắng, trước khi vào lớp học tiếp.
Kể ra khó khăn của những năm trước thì nhiều lắm, vô vàn. Nhưng điều các thầy lo lắng nhất vẫn là sức khỏe của học sinh. Mùa lạnh, các em rất dễ bị ốm trên đường đi học và đi học về.
Thầy Biên bảo, những năm gần đây mọi thứ cũng đã tốt hơn nhưng thầy trò ở Sín Chải B vẫn mong có một lớp học kín gió để các em học đỡ lạnh. Trên đường đến lớp, về nhà mà các em không bị lạnh, bị ốm, đến lớp đầy đủ là các thầy vui rồi.
Đất trời Pa Vệ Sử nhìn từ điểm Sín Chải B.
Lớp học của thầy giáo Lường Văn Biên.
Lớp của thầy giáo Mào Văn Nội.
Một góc thư viện ở Sín Chải B.
Góc sân nhìn ra từ Sín Chải B.
Thầy Lường Văn Biên dẫn Pờ Phà Chi về nhà. Sau một tuần gió lạnh về, Pờ Phà Chi đã không đứng được dậy.
Một ngày băng giá ở Sín Chải B.
Khi có nắng các thầy tranh thủ cho học sinh sang chơi ké mầm non.
Hình ảnh xúc động về tấm lòng người thầy ở Thu Lũm Các thầy cô Trường THCS Thu Lũm (huyện Mường Tè, Lai Châu) không để học trò vì đường xa, khó khăn mà phải bỏ học. Một góc Thu Lũm. Ảnh: Duy Nguyễn. Trường THCS Thu Lũm nằm ở trung tâm xã Thu Lũm thuộc huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Xã này không chỉ nằm trong danh sách những xã khó khăn...