Thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu: Nhiều cử tri Mỹ không hài lòng về tình hình đất nước
Theo kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu, các cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay nhìn chung không hài lòng với tình hình của nước Mỹ và thể hiện cái nhìn tiêu cực đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Cử tri cầm cơ Mỹ đi bỏ phiếu tại Huntingdon Valley, Pennsylvania. Ảnh: Getty Images
Theo kết quả sơ bộ của cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc do Edison Research thực hiện ngày 8/11, 73% cử tri nói rằng họ không hài lòng về các vấn đề đang diễn ra trong nước, với khoảng một phần ba cho biết họ không chỉ không hài lòng mà còn bất bình với tình trạng của đất nước.
Tỷ lệ ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử năm nay đối với Tổng thống Biden ở mức khoảng 45%, gần giống với tỷ lệ ủng hộ 45% của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018. Phần còn lại 54% phản đối ông Biden trên cương vị người đứng đầu quốc gia.
Video đang HOT
46% cử tri năm nay nói rằng hầu hết các chính sách của ông Biden đều đang gây tổn hại cho nước Mỹ. Khoảng 36% cho rằng các chính sách của ông có phát huy hiệu quả, trong khi ý kiến của số cử tri còn lại cho rằng chúng không tạo ra sự khác biệt nào.
Nhiều cử tri không coi cuộc bỏ phiếu quốc hội của họ là một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống. Gần một nửa nói rằng Tổng thống Joe Biden không phải là một nhân tố quyết dịnh lá phiếu của họ.
Trong khi khoảng 18% nói rằng lá phiếu của họ là để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Biden. Một phần ba cử tri lại lấy lá phiếu làm cách bày tỏ sự phản đối đối với nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay.
Đảng Dân chủ hy vọng vào lượng cử tri để tránh thất bại trong bầu cử giữa nhiệm kỳ
Ngày 6/11, các thành viên của đảng Dân chủ khẩn trương kêu gọi các cử tri đi bỏ phiếu trước nguy cơ thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc hội vào ngày 8/11 tới đây.
Một điểm bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Laurel, bang Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tạp chí Financial Times, trong 2 ngày cuối cùng của chiến dịch vận động, các ứng viên của đảng Cộng hòa hiện nắm giữ ưu thế dẫn đầu trước các đối thủ đảng Dân chủ. Điều này đồng nghĩa với việc đảng Cộng hòa sẽ có thể giành được quyền kiểm soát Hạ viện sau 4 năm. Trong khi đó, hai đảng vẫn "ngang tài ngang sức" tại cuộc đua vào Thượng viện. Kết quả bỏ phiếu tại các bang bao gồm Pennsylvania, Nevada và Georgia có thể sẽ đóng vai trò quyết định trong việc bên nào sẽ kiểm soát Thượng viện.
Theo số liệu thống kê từ các quan chức bầu cử thuộc Viện Nghiên cứu Edison, tính đến thời điểm hiện tại, trên 40 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu sớm tại 47 bang. Giới quan sát cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận rằng tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong năm nay có vượt mức kỷ lục năm 2018 hay không. Bang Texas và Florida là những bang dẫn đầu về số lượng cử tri bỏ phiếu sớm, với lần lượt là trên 5,4 triệu và 4,5 triệu phiếu bầu. Bang Georgia cũng ghi nhận số phiếu bầu sớm kỷ lục trong bầu cử giữa nhiệm kỳ, với trên 2,5 triệu phiếu.
Trong loạt sự kiện vận động vào cuối tuần qua, các thành viên Dân chủ có tiếng nói bao gồm Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Barack Obama đã xuất hiện ở các bang trước đó đều bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong năm 2020. Điều này là một dấu hiệu cho thấy đảng Dân chủ nhận ra vị thế của họ đang bị lung lay tại các bang này.
Thông thường, đảng nắm quyền tại Nhà Trắng thường mất ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên. Bên cạnh đó, trong năm nay, Tổng thống Biden và đảng Dân chủ phải đối mặt với mức tín nhiệm thấp do người dân bức xúc về các vấn đề từ lạm phát đến tội phạm và nhập cư.
Để lấy lại lòng tin của cử tri, các ứng viên đảng Dân chủ viện dẫn những thành tích kinh tế dưới chính quyền Tổng thống Biden, bao gồm cơ hội việc làm rộng mở và nỗ lực phục hồi ngành sản xuất trong nước, cũng như chính sách ngăn biến đổi khí hậu và giảm chi phí thuốc cho người cao tuổi.
"Chúng tôi sẽ bảo vệ các giá trị dân chủ chính thống của mình trước những mối đe dọa đối với nền dân chủ", Sean Patrick Maloney, Chủ tịch Ủy ban Chiến dịch Quốc hội Dân chủ, người đang trong cuộc đua khó khăn để giữ ghế đại diện tại Hudson Valley, nói với đài NBC.
Các nghị sĩ của đảng Dân chủ đang hy vọng số cử tri xuất hiện nhiều trong ngày bầu cử, đặc biệt là nhóm cử tri trẻ tuổi, có thể giúp các nhà lập pháp bảo vệ ghế quốc hội của mình.
Trong một cuộc thăm dò gần đây của NBC News được công bố vào ngày 6/11, mức độ sẵn sàng đi bỏ phiếu của các cử tri Dân chủ ngang bằng với cử tri Cộng hòa.
Các ứng viên chạy nước rút trong tuần cuối cùng trước bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ Bước vào tuần cuối cùng của cuộc vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ, các ứng viên tại một số bang chiến địa đã tung ra chiến dịch quảng bá mới, nhắn nhủ thông điệp cuối cùng của họ đến cử tri. Cử tri bỏ phiếu sớm tại Brooklyn, New York (Mỹ). Ảnh: CNN Theo kênh truyền hình CNN, tại bang New Hampshire,...