Thai phụ nguy kịch sau khi ăn trứng vịt lộn
Các bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế đã phải mổ đưa thai nhi 32 tuần tuổi trong bụng chị H. ra ngoài nuôi. Được biết, trước khi nhập viện 2 ngày, chị H có ăn trứng vịt lộn mua dọc đường.
Ngày 31/3, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, thai phụ Trần Thị Thanh H (26 tuổi, ngụ phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) đang nguy kịch tính mạng sau khi ăn trứng vịt lộn.
Ảnh minh họa
Chị H được đưa đến điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà vào ngày 13/3 trong tình trạng sốt cao, ho nhiều và khó thở. Đến ngày 17/3, bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện T.Ư Huế và kết quả xét nghiệm cho thấy chị này bị mắc cúm A/H1N1.
Các bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế đã phải mổ đưa thai nhi 32 tuần tuổi trong bụng chị H ra ngoài nuôi và hiện chị này vẫn phải thở bằng máy. Được biết, trước khi nhập viện 2 ngày, chị H có ăn trứng vịt lộn mua dọc đường.
Video đang HOT
Theo TNO
Ai không nên ăn món trứng vịt lộn?
Món trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng người bị bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout... không nên ăn nhiều. Phụ nữ có thai nên cẩn thận với gia vị đi kèm như rau răm.
Công dụng của trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn hay đặc biệt hơn là trứng gà lộn luộc bằng rượu rất bổ, được coi như những thang thuốc bổ dưỡng nhất. Đông y cho rằng, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Nhờ vậy mà trong món ăn trứng vịt lộn người ta đã biết khéo léo kết hợp giữa trứng vịt lộn ăn kèm với rau răm, gừng tươi...
Xét trong cách thức phối hợp món trứng vịt lộn ta thấy:
- Trứng vịt lộn có công năng bổ huyết, ích trí, ích tinh nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi cùng nhiều khoáng chất khác cung cấp năng lượng cao.
- Bên cạnh đó lại được phối hợp với rau răm có chất tinh dầu thơm nên khử được mùi tanh của trứng, hơn nữa rau răm lại tác dụng trừ hàn, tiêu thực, chống đầy bụng khó tiêu, ngoài ra còn làm sáng mắt, sát trùng, mạnh chân gối, ấm bụng, đặc biệt có khả năng kìm hãm xuất tinh...
- Gừng tươi cũng tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục... Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như vừa nêu là một món ăn thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu về sinh lý...
Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nhiều khi tác dụng ngược lại
- Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout).
- Mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét.
- Phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm sống dễ bị rong huyết.
- Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Vậy ăn trứng vịt lộn cho hợp lý nhất là:
Trẻ em, chỉ nên ăn tối đa một quả mỗi ngày; người lớn ăn tối đa hai quả một ngày. Khi ăn nên kèm gia vị. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Nên ăn vào buổi sáng sớm có kèm món ăn bổ sung. Một liệu trình tối thiểu 15 ngày. Nếu trường hợp người lớn muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60 - 90 ngày.
Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần kết hợp ăn uống đủ chất như rau, quả tươi sạch. Bỏ thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia, rượu. Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm... hoặc uống thuốc có sinh tố A với hàm lượng trên 1.000UI. Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín để tránh sán và vi khuẩn xâm nhập vào.
Theo Ngoisao.vn
Ăn vịt lộn sẽ bị lộn ngược Có một người đàn ông rất ghét ăn trứng vịt lộn. Ảnh minh họa Sợ con trai ăn trứng vịt lộn, ông ngăn cản bằng cách nói: "Con trai à, con đừng có ăn trứng vịt lộn nhé, ăn xong là người bị lộn ngược đấy". Cậu bé nhanh nhảu trả lời: "Dân chơi sợ gì mưa rơi hả bố. Nếu người bị...