Thai phụ ăn gì để giúp thai nhi phòng dị ứng?
Để phòng cho trẻ khỏi bị dị ứng ngay từ khi mang bầu, thai phụ đã có thể chuẩn bị cho bé một chút hành trang trước khi chào đời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng là do nhân tố di truyền.
Chỉ cần một trong số những người thân của trẻ được chẩn đoán là viêm da dị ứng, hen suyễn dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm thì thai nhi sau khi chào đời, xác suất bị các dị ứng kể trên sẽ rất cao.
Thông thường, nguyên nhân dị ứng thường thấy phân thành loại do bụi trong không khí và thực phẩm. Thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều chất gây dị ứng thế nên người lớn nhất định phải chú ý lựa chọn thật kỹ thực phẩm cho trẻ. Có rất nhiều loại dị ứng như: hen suyễn dị ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, nổi mề đay (phát ban). Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng sữa, trẻ mẫu giáo có thể bị dị ứng thực phẩm. Dị ứng nhẹ thì bộ phận nào đó của cơ thể mẩn đỏ, nặng thì lan ra toàn thân, thậm chí trở thành viêm da. Rất nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh, lựa chọn thực phẩm cho thai phụ có thể giúp thai nhi ra đời phòng được dị ứng. Trên trang Thông tin sức khỏe của Mỹ “WebMD” đã cung cấp chế độ ăn uống cho các bà mẹ đang mang thai và những lời khuyên về thực phẩm cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ phòng ngừa dị ứng, có một tương lai khỏe mạnh.
Thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt /tuần
Trẻ có bị dị ứng hay không có thể phòng trước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ (tháng thứ 4) và trong vòng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 sau khi sinh ra, tức là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng cho trẻ. Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học nhi khoa của hội Y học Mỹ (JAMA Pediatrics) cho biết, mỗi tuần, thai phụ nên ăn 5 lần các loại hạt như lạc, đậu, vừng, (mỗi lần khoảng 45-55 gram) sẽ giảm được xác suất bị dị ứng khi trẻ chào đời. Vì vậy, trong thời gian mang thai, thậm chí cả trước và sau khi sinh, các mẹ nên ăn các loại hạt, lạc đều có thể giúp trẻ phòng dị ứng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nếu cơ thể mẹ vốn đã bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó thì càng phải tránh loại thực phẩm này trong thời gian mang thai. Những thực phẩm khác bị liệt vào các thực phẩm dễ gây dị ứng cũng phải chú ý, đừng dùng quá nhiều. Chẳng hạn như các loại tôm cua, sô cô la, thực phẩm chế biến sẵn…
Ăn nhiều cá và rau xanh
Các chất dinh dưỡng có chứa các loại vitamin C, E, , carotene và axit béo Omega-3 giúp làm giảm nguy cơ dị ứng. Vì vậy, trong thức ăn của trẻ nên có nhiều trái cây và rau củ hơn. Chẳng hạn như các loại hoa quả giàu hàm lượng vitamin C, cà rốt, rau xanh màu sẫm hoặc cá hồi, cá tuyết có chứa axit béo Omega-3. Cũng có thể thêm một vài thực phẩm vi sinh giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng đường hô hấp nhưng với các triệu chứng dị ứng da như: viêm da dị ứng, phát ban, bệnh chàm thì tác dụng giảm thiểu và phòng dị ứng ít hiệu quả hơn.
Cho trẻ ăn dặm bổ sung khi trẻ sau 6 tháng tuổi
Bình thường, trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên đã có thể bước vào giai đoạn ăn dặm bổ sung. Có điều nếu trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng thì tốt nhất nên sau 6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm bổ sung, cần tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa trứng hoặc lúa mạch. Chúng ta có thể cho bổ sung dần dần từng chút một để phân biệt được các thực phẩm gây dị ứng.
Theo Suckhoevadoisong
5 dấu hiệu sẩy thai
20 tuần đầu của thai kỳ là rất quan trọng và hầu hết ca sẩy thai xảy ra vào thời điểm này.
Bác sĩ sản khoa Jaydeep Tank từ Trung tâm y tế Profert IVF Fertility ở Mumbai cho biết, có nhiều dấu hiệu báo trước sự sẩy thai. Nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác không liên quan tới việc mang thai. Do đó, khi thai phụ nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Bác sĩ Tank nói: "Hơn 80% ca sẩy thai xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu mang thai. Sẩy thai ít có khả năng xảy ra sau tuần 12, gọi là thai kỳ thứ 2. Hơn nữa, phụ nữ có thể tăng nguy cơ sẩy thai khi họ về già. Một số nghiên cưu cho thấy nguy cơ sẩy thai vào tầm 12% tới 15% với phụ nữ trong độ tuổi 20 và tăng khoảng 25% với phụ nữ tầm 40 tuổi. Chính những sự tăng lên của các bất thường nhiễm sắc thể góp phần vào nguy cơ sẩy thai liên quan tới tuổi tác".
Bác sĩ sản khoa Kunal Doshi từ Mumbai nói thêm rằng "sẩy thai hiếm khi xảy ra sau thai kỳ thứ 2 và do đó bà mẹ mới có con lần đầu cần chú ý chăm sóc tốt hơn vào những tháng đầu của thai kỳ".
Dấu hiệu sẩy thai
1. Cơn co: Bụng dưới hay khu vực xương chậu có cơn co chính là dấu hiệu sẩy thai. Bác sĩ Doshi khuyên, cơn co trong bụng trong suốt quá trình mang thai thường là dấu hiệu ẩn chứa vấn đề và phải được bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, cơn co nhẹ là bình thường. Bạn nên thận trọng nếu cơn co kèm thở nặng nhọc. Nếu có cơn co và chảy máu thì cần đi khám ngay.
2. Chảy máu: Dù nhiều phụ nữ thỉnh thoảng bị chảy máu nhẹ trong suốt quá trình mang thai, nhưng chảy máu nhiều là dấu hiệu sẩy thai. Trường hợp này cần đi khám ngay.
3. Đau: Đau nhói ở bụng là dấu hiệu sẩy thai trong những ngày mang thai đầu tiên. Con đau có thể kéo dài và sẽ đau ở lưng dưới hay khu xương chậu. Hãy liên hệ với bác sĩ và kể lại mọi triệu chứng. Tốt hơn là bạn hãy đi kiểm tra để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con. Bác sĩ Doshi nói rằng "đau ở bụng và vùng chậu cũng là dấu hiệu của vấn đề".
4. Tụ máu: Khi có máu tụ chảy ra từ âm đạo trong những ngày đầu mang thai, đó chắc chắn là dấu hiệu sẩy thai, cần đi khám càng sớm càng tốt vì có thể giúp cứu được thai nhi.
5. Thai nhi chuyển động: Thai nhi thường bắt đầu chuyển động từ tháng thứ 4 mang thai. Đây là thời điểm mẹ bầu cảm nhận chuyển động và phát triển của thai nhi. Nếu chuyển động này dừng lại và không có phát triển nào thêm, đó có thể là dấu hiệu sẩy thai cần đi khám ngay.
Nhận biết những dấu hiệu sẩy thai đúng lúc có thể giúp cứu sống thai nhi và thậm chí giúp thai nhi phát triển thành em bé khỏe mạnh. Có tới một nửa phụ nữ phát hiện dấu hiệu sẩy thai sớm và được điều trị có thể mang thai tới khi sinh. Nhiều phụ nữ bị sẩy thai 1-2 lần cũng vẫn có thể mang thai và sinh em bé an toàn vào những lần sau.
Khánh Vy (theo idiva)
Hiểu đúng về táo bón ở trẻ Nhịn đi tiêu khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn và khô hơn, khiến bé phải gắng sức, có khi gây rách hậu môn. Bé lại càng sợ đi tiêu và quyết định nín, tạo nên vòng luẩn quẩn. Trung bình khoảng 100 trẻ đến khám Nhi khoa thì có đến 3 trẻ tới vì táo bón, 1/4 trẻ đến khám chuyên...