Thái Lan tăng cường kiểm tra dư lượng chất gây ung thư trong mì ăn liền
Bộ Y tế công cộng Thái Lan kêu gọi các nhà nhập khẩu mì ăn liền kiểm tra dư lượng ethylene oxide trong sản phẩm.
Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho rằng nên kiểm tra dư lượng ethylene oxide trong mì ăn liền. Ảnh FREEPIK
Tờ The Nation ngày 28.11 dẫn lời một quan chức Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho hay cơ quan này đã phát triển thành công một kỹ thuật giúp phát hiện dư lượng ethylene oxide trong thực phẩm và nên kiểm tra mì ăn liền.
Video đang HOT
Ông Yongyos Thammawut, phó thư ký thường trực Bộ Y tế công cộng, cho rằng nên tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên đối với các sản phẩm mì ăn liền, sau khi Liên minh châu Âu (EU) gần đây phát hiện hóa chất này trong vani sử dụng trong hơn 10 công thức của một thương hiệu kem phổ biến.
Quan chức này cho biết ethylene oxide được xếp vào diện chất nguy hiểm theo Đạo luật Chất độc hại năm 1992. Hóa chất này không mùi và ban đầu được dùng để vệ sinh các thiết bị y tế không chịu được nhiệt độ cao.
Theo ông, chất này được phát hiện có thể gây ung thư do làm biến đổi gen và còn có thể ảnh hưởng hệ thống sinh sản. Việc tiêu thụ chất này cũng có thể gây kích ứng mắt, da và hệ hô hấp cũng như hệ thần kinh trung ương.
Ông cho biết EU đã cấm sử dụng ethylene oxide để khử trùng, nhưng một số nước vẫn cho phép sử dụng. Sắp tới, Thái Lan sẽ xếp bất kỳ thực phẩm nào bị ô nhiễm ethylene oxide vào diện thực phẩm kém chất lượng theo Đạo luật Tiêu chuẩn thực phẩm năm 1979.
Cục Khoa học y tế thuộc Bộ Y tế công cộng Thái Lan đã phát triển một kỹ thuật phát hiện dư lượng ethylene oxide gọi là phương pháp sắc ký khí – quang phổ khối (GC-MS). Đây là là phương pháp tiêu chuẩn được EU sử dụng để kiểm tra thuốc trừ sâu.
Ông Yongyos lưu ý thêm rằng hàng hóa nhập vào Thái Lan bởi các nhà nhập khẩu mì ăn liền có thể được kiểm tra ngẫu nhiên với chi phí 5.000 baht (3,5 triệu đồng)/mẫu.
Thái Lan tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên trong 14 năm
Ngày 24/8, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ tăng giá mì ăn liền lần đầu tiên trong vòng 14 năm qua.
Kinh tế Thái Lan chưa phục hồi trở lại sau khi mở cửa trở lại hoàn toàn cho khách du lịch vào đầu năm nay và chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát cũng như tác động dây chuyền từ cuộc xung đột ở Ukraine. Trước khi xảy ra xung đột, Ukraine là nước cung cấp lúa mì lớn cho Thái Lan.
Mì ăn liền ở Thái Lan được áp mức giá trần là 6 baht (0,16 USD)/gói nhưng các nhà sản xuất lớn đã hối thúc Chính phủ tăng mức trần này lên 8 baht với lý do chi phí tăng vọt. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết bộ này sẽ chấp thuận tăng mức trần giá mì ăn liền lên 7 baht/gói có khối lượng thông thường và áp dụng từ ngày 25/8.
Quyết định trên được đưa ra sau khi 5 nhà sản xuất mì ăn liền lớn của Thái Lan gồm Wai Wai, Mama, Yam Yam, Sue Sat và Nissin, đã kiến nghị với Bộ Thương mại về việc tăng giá. Hãng Wai Wai cho biết các loại hàng hóa đều tăng giá như bột mì tăng 20 - 30%, dầu cọ tăng gấp đôi, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Vấn đề của các nhà sản xuất mì ăn liền ở Thái Lan còn phức tạp hơn nữa do chi phí xuất khẩu cao vì giá dầu và lúa mì tăng cao khiến hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chi phí sản xuất để có thể điều chỉnh giá cho phù hợp.
Thái Lan hạ cấp dịch COVID-19 xuống mức 'bệnh truyền nhiễm được giám sát' Ngày 21/9, Văn phòng Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẽ hạ cấp COVID-19 từ "bệnh truyền nhiễm nguy hiểm" xuống "bệnh truyền nhiễm được giám sát" từ ngày 1/10 tới. Ảnh minh họa: Kyodo News Theo hãng tin Kyodo News, động thái hạ cấp dịch COVID-19 được công bố trên Công báo Chính phủ Hoàng gia Thái Lan trong bối cảnh số...