Tỉ phú Warren Buffett mất ‘cánh tay phải’ Charlie Munger
Tỉ phú Charlie Munger, Phó chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway và được xem là ‘cánh tay phải’ của tỉ phú Warren Buffett, vừa qua đời.
Tỉ phú Charlie Munger (phải) và người bạn thân Warren Buffett. Ảnh AFP
Tờ The Washington Post ngày 29.11 đưa tin tỉ phú Charlie Munger, Phó chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway, “cánh tay phải” của ông Warren Buffett và là người bạn hơn 6 thập niên, đã qua đời tại California (Mỹ), thọ 99 tuổi.
Tập đoàn Berkshire Hathaway đưa ra thông báo hôm 28.11 cho biết “các thành viên trong gia đình ông Charlie Munger thông báo rằng sáng nay ông đã thanh thản qua đời tại một bệnh viện ở California”.
“Berkshire Hathaway không thể xây dựng được vị thế hiện tại nếu không có nguồn cảm hứng, trí tuệ và sự tham gia của Charlie”, tỉ phú Warren Buffett (93 tuổi) viết trong một thông cáo.
Hai tỉ phú này đều sinh ra và lớn lên tại thành phố Omaha (bang Nebraska). Hai người gặp nhau vào năm 1959 trở thành bạn bè suốt hơn 60 năm.
Ông Munger gia nhập Berkshire Hathaway với tư cách là phó chủ tịch vào năm 1978 và giúp biến doanh nghiệp này từ một công ty dệt may nhỏ thành một tập đoàn khổng lồ, hiện có giá trị hơn 780 tỉ USD.
Không giống khối tài sản khổng lồ của ông Buffett, tài sản của ông Munger ước tính chỉ khoảng 2,6 tỉ USD và ông đã quyên góp phần lớn tài sản của mình cho từ thiện trong suốt cuộc đời. Ước tính tài sản của tỉ phú Buffett trị giá khoảng 119,5 tỉ USD, giúp ông giữ vị trí người giàu thứ 6 trên thế giới, theo tạp chí Forbes ngày 29.11.
Đầu tư kiểu Warren Buffett: bỏ 1 tỉ USD vào Apple, sau vài năm biến thành 151 tỉ!
Ông Munger chưa bao giờ chính thức nghỉ hưu tại Berkshire Hathaway và lẽ ra sẽ tròn 100 tuổi vào ngày 1.1.2024. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, tỉ phú Buffett ghi nhận rằng ông Munger đã thay đổi quan điểm của mình về đầu tư theo chiều hướng tốt hơn.
“Ông ấy đã tinh chỉnh chúng rất nhiều, trong việc tìm kiếm các công ty chất lượng và khả năng thực hiện khoản đầu tư có hiệu quả trong 5, 10 hoặc 20 năm”, hãng AFP dẫn lời ông Buffett cho biết.
“Ông ấy có nghị lực mạnh mẽ, tôi cũng có nghị lực mạnh mẽ. Chúng tôi chưa bao giờ tranh cãi trong suốt thời gian đó. Thật vui khi được làm việc với Charlie”, theo tỉ phú Buffett.
Sáng kiến đánh thuế tỉ phú toàn cầu
Các chính phủ trên toàn cầu nên mở ra mặt trận mới trong nỗ lực chống trốn thuế, theo đó chỉ cần áp đặt mức thuế tối thiểu đối với giới siêu giàu cũng có thể thu về 250 tỉ USD/năm.
Cơ quan Giám sát thuế EU, tổ chức nghiên cứu được EU thành lập nhằm thi hành chính sách thuế của khối liên minh, phát hiện nhóm những người giàu nhất thế giới đang sử dụng các công cụ trốn thuế. Tổ chức đề nghị các chính phủ trên toàn cầu nên đánh thuế 2% trên khối tài sản kếch xù của nhóm này, chứ không phải dựa trên thu nhập trên giấy tờ của họ.
Bên bờ biển quần đảo Caymans - nơi được mệnh danh là "thiên đường trốn thuế". Ảnh Reuters
Chiêu trò trên ranh giới pháp lý
Trong báo cáo đầu tiên về tình trạng trốn thuế trên toàn cầu kể từ khi được thành lập, Cơ quan Giám sát thuế EU (trụ sở tại Pháp) kết luận các tỉ phú luôn tìm cách thúc đẩy ranh giới pháp luật bằng chiêu trò di dời những dạng thu nhập cụ thể. Trong số này có thể kể đến thủ thuật chuyển cổ tức thu về từ việc sở hữu cổ phiếu ở các công ty cho các công ty bình phong ở nước ngoài. Đây là biện pháp cho phép che giấu thu nhập trên thực tế và giúp tỉ phú trốn thuế.
Cơ quan Giám sát thuế EU đề cập một thực tế hết sức vô lý: thuế thu nhập cá nhân của giới siêu giàu lại thấp hơn nhiều so với số tiền thu thuế từ những người thu nhập bình thường. Lý do là giới siêu giàu có thể giấu tài sản bên trong các công ty bình phong, vốn được lập ra chỉ phục vụ cho mục đích trốn thuế.
Những dạng lỗ hổng pháp lý cho phép các tỉ phú tránh phải nộp những khoản thuế thu nhập cụ thể, tạo nên mức thuế phải đóng dao động trong khung vỏn vẹn 0 - 0,6% so với tổng tài sản. Chẳng hạn, Cơ quan Giám sát thuế EU ước tính khoản thuế thu nhập cá nhân của các tỉ phú Mỹ chỉ xấp xỉ 0,5%, trong khi tỷ lệ này có thể tiếp cận con số zero ở những nước như Pháp, theo tờ The Guardian.
Bên cạnh đó, các công ty bình phong còn có thể trở thành chủ sở hữu trên danh nghĩa của những bất động sản sang trọng ở các thành phố đắt đỏ nhất thế giới như London. "Bất động sản cung cấp cơ hội cho người giàu trốn và lách thuế", theo báo cáo. Các chuyên gia phải thừa nhận những công ty dạng này cũng nằm ngoài các công cụ chống trốn thuế hiệu quả nhất hiện nay.
Meta ra mắt loạt sản phẩm mới giữa cuộc đua AI Meta đã giới thiệu các sản phẩm mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), góp phần gia tăng sức nóng của cuộc cạnh tranh giữa các "ông lớn" công nghệ thế giới trong lĩnh vực giàu tiềm năng này. Những công cụ mới Tỉ phú Mark Zuckerberg, Chủ tịch kiêm CEO của Meta, hôm 27.9 cho biết kính thông minh Ray-Ban thế...