Thái Lan: Người biểu tình kéo đến trụ sở đảng cầm quyền
Những người biểu tình phản đối chính phủ đã kéo đến trụ sở của đảng cầm quyền Puea Thai để phản đối đảng này cũng như chính phủ sau khi tụ tập ở khu vực trung tâm Bangkok.
Người biểu tình trước trụ sở đảng Puea Thai
Đây là một trong những nhóm người biểu tình đang diễu hành ở Bangkok. Họ tập trung ở khu vực Asoke theo lời kêu gọi của cựu Bộ trưởng Tài chính cũng là Phó chủ tịch đảng Dân chủ Korn Chatukavanij,
Trao đổi với Thanh Niên, ông Korn cho biết đảng Dân chủ đặt mục tiêu lật đổ chế độ Thaksin và sẽ đi đầu cùng với người dân thực hiện mục tiêu này.
Họ huýt còi ầm ĩ và hò hét theo lời hô hào của những người cầm đầu. Cựu thủ tướng Vejjajiva cũng đến để tham gia cùng với họ.
Sau đó nhóm này chia làm hai. Một do Phó chủ tịch đảng Dân chủ lãnh đạo đi đến khu vực cơ quan ngoại giao nước ngoài. Mục đích của họ là trao kiến nghị thư cho Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan. Nhóm kia thì diễu hành đi đến trụ sở của đảng Puea Thai.
Tuy nhiên nhóm người biểu tình chỉ đứng bên ngoài trụ sở và la hét vì cảnh sát được huy động đến để bảo vệ tổng hành dinh đảng này.
Đảng Puea Thai là một trong 6 đảng liên minh trong chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Video đang HOT
Người biểu tình trước trụ sở đảng Puea Thai
Cảnh sát được huy động để bảo về Trụ sở đảng Puea Thai
Phó chủ tịch đảng Dân chủ trong nhóm người biểu tình
Theo TNO
Nữ Thủ tướng Thái thoát hiểm trong gang tấc
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay (20/11) đã phải hứng chịu một cú giáng mạnh khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết cản trở việc sửa đổi hiến pháp của đảng cầm quyền. Tuy vậy, bà Yingluck cũng đã thoát hiểm trong gang tấc bởi phán quyết của tòa án không khiến đảng của bà phải giải tán.
Chính phủ Thái Lan muốn sửa đổi hiến pháp theo hướng tất cả các thượng nghị sĩ trong tương lai đều do nhân dân bình chọn. Đây được xem là một động thái của nữ Thủ tướng Yingluck nhằm củng cố năng lực kiểm soát ngành lập pháp Thái Lan.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đưa ra phán quyết khẳng định, hành động sửa đổi hiến pháp đó là không hợp hiến nhưng không đảng nào phải giải tán vì vấn đề này. Cũng theo phán quyết của tòa, không ai trong tổng số 312 chính trị gia ủng hộ sửa đổi hiến pháp phải chịu bất kỳ hình phạt nào. Trước đó, người ta lo ngại, nếu Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết bất lợi đối với vấn đề sửa đổi hiến pháp thì đảng cầm quyền Puea Thai sẽ phải giải tán và nhiều thành viên của đảng sẽ phải chịu "án" phạt cấm 5 năm không được tham gia chính trường. Điều này nếu xảy ra sẽ là một kết quả bi thảm cho chính quyền của bà Yingluck.
Dự luật sửa đổi hiến pháp đã được Quốc hội thông qua và đang được trình lên Quốc vương Thái Lan. Tuy nhiên, sau phán quyết trên của Tòa án Hiến pháp, nữ Thủ tướng Yingluck có thể sẽ phải rút lại dự luật nói trên. Đây rõ ràng là một cú giáng mạnh vào nỗ lực củng cố năng lực kiểm soát về mặt lập pháp của đảng cầm quyền Puea Thai.
Quyết định của Tòa án Hiến pháp là bước thụt lùi mới nhất của chính phủ Thái Lan sau khi Thượng viện hồi tuần trước cũng vừa bác bỏ dự luật ân xá gây tranh cãi mà giới chỉ trích coi là nỗ lực của nữ Thủ tướng Yingluck nhằm "rửa sạch tội" cho người anh trai đầy ảnh hưởng của bà - cựu Thủ tướng Thaksin và đưa ông này trở về nước.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận, "nữ tướng" xinh đẹp Yingluck đã "thoát hiểm trong gang tấc" bởi theo thông thường, nếu Tòa án Hiến pháp ra một phán quyết như vậy thường kèm theo việc đảng cầm quyền phải giải tán và nhiều chính khách bị cấm tham gia chính trường. Nếu kết quả như vậy thì khả năng sống sót của chính phủ của nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck sẽ rất khó khăn.
Những phán quyền của tòa án hiến pháp thường đóng vai trò rất quan trọng trong nền chính trị ở đất nước bất ổn Thái Lan. Đã từng có hai Thủ tướng thân Thaksin buộc phải ra đi năm 2008 bởi những phán quyết như vậy. Và điều đó đã dọn đường cho Đảng Dân chủ đối lập được hậu thuẫn bởi quân đội và những thành phần trung lưu ở Bangkok lên cầm quyền trong một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.
Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của phán quyết được đưa ra từ tòa án hiến pháp mà cả lực lượng ủng hộ và chống chính phủ đều huy động người của mình đến hai đầu của thủ đô Bangkok để chờ đợi phán quyết và sẵn sàng hành động. Bản thân các nhà đầu tư cũng dõi theo tình hình với ánh mắt đầy lo ngại bởi họ sợ rằng, một phán quyết dẫn đến việc giải tán đảng cầm quyền sẽ châm ngòi cho một cơn thịnh nộ đáng sợ của những người ủng hộ chính phủ. Được biết, có đến 10.000 áo đỏ ủng hộ chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck ngày hôm qua (19/11) đã đổ về thủ đô Bangkok, ngủ qua đêm tại đây để chờ đợi phán quyết. Những người áo đỏ thề sẽ phản đối bất kỳ quyết định nào khiến chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck bị sụp đổ.
Trong khi đó, ở phía đối lập, cũng có khoảng 2.500 người chống chính phủ tụ tập về Bangkok.
Rất may là đúng như dự đoán của phần lớn giới phân tích, Tòa án Hiến pháp đã đưa ra một phán quyết "trung dung ở giữa". Theo đó, phán quyết này sẽ ngăn chặn không để dự luật sửa đổi của chính phủ thành luật nhưng cũng không khiến chính phủ của bà Yingluck phải sụp đổ. Phán quyết này giúp giải tỏa tình hình căng thẳng đang leo thang từng giờ trên chính trường Thái Lan.
Chính trường Thái Lan sẽ bùng nổ?
Mặc dù chính trường Thái Lan được cho là đã dịu lại nhưng một số nhà phân tích tin rằng, dự luật ân xá và dự luật thay đổi hiến pháp - cả hai đều là động thái được dàn dựng bởi ông Thaksin nhằm củng cố quyền lực của ông trong những năm sắp tới, có thể sẽ được cả đồng minh và kẻ thù của ông này tận dụng để đạt được lợi ích của mình.
"Mọi tình cảm đang lên cao trào ở thủ đô Bangkok và rõ ràng cả hai phe đều đang sẵn sàng đi đến cùng. Hiện vẫn chưa rõ mọi việc sẽ diễn tiến thế nào nhưng một số người có thể ngồi trên đường phố cho đến khi hết năng lượng", ông Boonyakiat Karavekphan - một nhà phân tích chính trị ở trường Đại học Ramkhamhaeng, Bangkok, cho biết.
Mặc dù Thượng viện Thái Lan đã bác bỏ dự luật ân xá nhưng điều đó chẳng xoa dịu được nhiều đối với những thành phần chống đối chính phủ. Thủ lĩnh lực lượng này - ông Suthep Thaugsuban - người từng là vị chính khách nặng ký của đảng đối lập, hồi tuần trước đã yêu cầu đám đông 50.000 người tiếp tục giữ vững động lực để "lật đổ chính quyền của ông Thaksin Shinawatra".
Những diễn biến trên chính trường Thái Lan trong mấy ngày qua cho thấy, mọi việc liên quan đến cựu Thủ tướng Thaksin vẫn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm mà nếu không xử lý khéo léo thì nữ Thủ tướng Yingluck có nguy cơ khiến chính phủ của mình bị lật đổ.
Ông Thaksin là nguyên nhân chính tạo ra sự phân cực xã hội sâu sắc ở Thái Lan và là nguồn cơn của mọi sự xáo trộn chính trị ở đất nước này trong nhiều năm qua. Cựu Thủ tướng Thaksin được hàng triệu triệu dân nghèo Thái Lan yêu mến vì chính sách "dân túy" của ông nhưng ông lại bị giới hoàng gia, quân đội và tầng lớp trung lưu căm ghét. Những năm qua, người ta chứng khiến không biết bao nhiêu cuộc đối đầu giữa lực lượng ủng hộ ông Thaksin (còn gọi là áo đỏ) và các thành phần chống ông Thaksin (còn gọi là áo vàng). Những cuộc đối đầu đó đã gây ra tình trạng bất ổn chính trị, dẫn đến sự thay đổi chính quyền liên tiếp và ảnh hưởng tới nền kinh tế Thái Lan cũng như cuộc sống của người dân.
Từ năm 2008 đến nay, chỉ có chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck là có thể dẫn dắt đất nước Thái Lan đi qua một thời gian hòa bình lâu dài như vậy. Đó là một thành công của nữ chính khách trẻ tuổi và xinh đẹp.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Con gái ông Thaksin đi lánh nạn Hai hôm nay ở Thái Lan xuất hiện tin đồn hai con gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra phải ra nước ngoài để lánh nạn. Biểu tình của phe chống gia đình Shinawatra Hai con gái của ông Thaksin 31 và 27 tuổi đã rời khỏi Thái Lan tối hôm qua 14.11 trong một chuyến bay của hãng hàng không quốc gia...