Thai Airways lớn mạnh thế nào trước khi nguy cơ phá sản?
Theo tờ Bangkokpost, cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Uttama Savanayana xác nhận đang xem xét khả năng cho phá sản Thai Airways.
Khó khăn về tài chính sau nhiều năm thua lỗ liên tiếp và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 được xem là lý do chính dẫn đến việc này. Quá trình này có thể bắt đầu nếu nhận được sự phê duyệt kế hoạch của Ủy ban Chính sách Doanh nghiệp Thái Lan và nội các, hoặc thông qua phán quyết của Tòa án Phá sản.
Thai Airways International là hãng hàng không quốc gia của Thái Lan, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok, và là một thành viên sáng lập của liên minh Star Alliance.
Thai Airways được thành lập năm 1960 dưới hình thức liên doanh giữa Scandinavian Airlines (SAS) và hãng hàng không nội địa của Thái Lan, Công ty Thai Airways.
Đến ngày 1/4/1988, Thủ tướng khi đó là Tướng Prem Tinsulanonda, với mong muốn tìm kiếm một hãng vận tải quốc gia duy nhất, đã sáp nhập các hoạt động quốc tế và trong nước của hai công ty để thành lập công ty hiện tại, Thai Airways International.
Ngày 25/6/1991, Thai Airways niêm yết cổ phiếu của mình trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan và chào bán ra công chúng.
Ngày 1/4/1977, chính phủ Thái Lan đã mua 15% cổ phần còn lại của SAS và Thái trở thành một hãng hàng không thuộc sở hữu của chính phủ Thái Lan.
Video đang HOT
Tính tới tháng 10/2017, Thai Airways hoạt động với 80 tàu bay, với 74 điểm đến trong và ngoài nước. Hãng sở hữu một đội bay hiện đại như Boeing 747-400, Boieng 737-400…Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan, lỗ ròng của Thai Airways tăng từ mức 2,11 tỷ baht năm 2017 lên 11,6 tỷ năm 2018 và 12 tỷ baht vào năm ngoái. Tính đến tháng 10 năm 2019, khoản nợ tích lũy của Thai Airways lên tới hơn 100 tỷ baht.
Cuối tháng 4 vừa qua, để tránh nguy cơ trở thành hãng hàng không quốc gia đầu tiên trên thế giới bị phá sản bởi CoVID-19, Thai Airways phải đề nghị một gói cứu trợ 10 tỷ baht (307 triệu USD) từ chính phủ Thái Lan để trả tiền lương 1 tháng cho nhân viên.
Hãng hàng không quốc gia Thái Lan cũng yêu cầu phê duyệt khoản vay trị giá 70 tỷ baht khác, với Bộ Tài chính là đơn vị bảo lãnh, để tiếp tục khả năng hoạt động.
Philippines tức tốc nhập thêm 300.000 tấn gạo, Việt Nam rộng cửa xuất khẩu
Trong một nỗ lực chiến đấu với dịch Covid-19 và nguy cơ nguồn cung gạo trong nước sẽ giảm trong quý 3/2020, Philippines đang tìm cách nhập thêm 300.000 tấn gạo để tăng cường dự trữ. Đây là cơ hội giúp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo khi vụ hè thu đang đến gần.
Theo Bangkokpost, Chính phủ Philippines đang tìm cách nhập thêm 300.000 tấn gạo để tăng cường dự trữ nhà nước trước vụ thu hoạch quý 3 để đảm bảo chiến đấu với đại dịch coronavirus, một quan chức cấp cao của Philippines cho biết hôm thứ Hai, 11/5.
Với hợp đồng G2G có khối lượng khủng này sẽ tăng nhập khẩu gạo của Philippines trong năm nay lên mức kỷ lục 3 triệu tấn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William Dar cho biết, Chính phủ đã gửi câu hỏi tới các nhà sản xuất lớn nhất châu Á như Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia.
Công nhân bốc dỡ gạo nhập khẩu tại cảng Manila. (Nguồn: mb.com.ph).
Cũng theo Bangkokpost, nhu cầu mới từ Philippines, người mua gạo hàng đầu thế giới, có thể tăng giá xuất khẩu ở châu Á vốn đã ở mức cao nhất trong vòng hai năm.
Tuần trước, giá xuất khẩu gạo từ Ấn Độ giữ mức cao gần 9 tháng do nhu cầu mạnh mẽ từ người mua ở cả châu Á và châu Phi.
Giá tại Việt Nam cũng đạt mức cao nhất hai năm do nguồn cung trong nước cạn, đạt 450 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo giống Jasmine của Việt Nam cao nhất đạt 573 - 577 USD/tấn, trong khi đó, gạo Hom Mali 92% của Thái Lan lên đến 1.093 - 1.097 USD/tấn.
Thực tế, 4 tháng đầu năm 2020, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 36,7% thị phần, sản lượng đạt 594.200 tấn (tăng 8,2%), giá trị đạt 257,2 triệu USD (tăng 19,1%) so với cùng kỳ năm trước.
Theo dữ liệu của chính phủ, Philippines đã ký hợp đồng mua 666.480 tấn gạo từ Việt Nam trong năm nay.
"Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng với các nhà nhập khẩu Philippines và xem xét các thỏa thuận cung ứng trong tương lai theo thỏa thuận thương mại song phương hiện có" - Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William Dar nói.
Khi Việt Nam quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 để đánh giá lại nguồn cung trong nước, Philippines ngay lập tức đã bày tỏ sự lo lắng.
Cụ thể, ngay sau khi có thông tin Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Philippines đã lập tức điện đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh bày tỏ sự lo ngại khi Việt Nam xem xét lại việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.
Bộ trưởng Tài chính Philippines cho rằng, Việt Nam là thị trường nhập khẩu gạo chính và vô cùng quan trọng của Philippines, vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ từ phía Việt Nam cũng sẽ khiến thị trường rối loạn, thậm chí có nguy cơ gây bất ổn xã hội.
Từ thực tế đó, Bộ trưởng Tài chính Philippines đề nghị Việt Nam đưa Philippines ra khỏi danh sách tạm dừng xuất khẩu gạo.
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cũng gửi thư cho Bộ NNPTNT với nội dung tương tự: Đưa Philippines ra khỏi danh sách tạm dừng xuất khẩu gạo.
"Việt Nam đã nối lại xuất khẩu gạo sau một thời gian tạm dừng trong những tuần gần đây và đã cam kết bắt đầu giao hàng trong tháng này 400.000 tấn gạo mà các thương nhân Philippines đã ký hợp đồng vào tháng Tư" - ông Dar nói.
"Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Việt Nam tiếp tục chính sách xuất khẩu gạo và tính đến những khó khăn mà các bên liên quan khác nhau gặp phải trong cuộc khủng hoảng này"- Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines tuyên bố.
Trong bối cảnh vụ hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang sắp sửa được thu hoạch, việc có thêm những hợp đồng mới sẽ giúp thị trường lúa gạo khởi sắc hơn.
Cố tình ho vào tiếp viên hàng không, người phụ nữ TQ bị khóa đầu Phi hành đoàn trên một chuyến bay của Thai Airways đã ghim chặt một phụ nữ Trung Quốc xuống ghế sau khi cô này cố tình ho vào một tiếp viên hàng không. Những hình ảnh ghi lại trong chuyến bay từ Bangkok, Thái Lan tới Thượng Hải, Trung Quốc hôm 6/3 cho thấy, một nam tiếp viên giữ chặt người phụ nữ...