Thách thức Putin, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan gặp họa
Chủ tịch Quốc hội Ba Lan Radek Sikorski đang phải hứng chịu cơn mưa những lời chỉ trích và thậm chí còn bị kêu gọi từ chức sau khi ông này dám “thách thức” Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng việc tiết lộ một thông tin gây sốc mà không rõ có thực hay không.
Chủ tịch Quốc hội Ba Lan Sikorski
Ông Sikorski – người từng giữ chức Ngoại trưởng Ba Lan, hôm qua (21/10) đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội từ chính Thủ tướng nước này và giới chính khách đối lập ở Ba Lan về những nội dung mà ông này đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp Mỹ gần đây. Trong bài phỏng vấn đó, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan Sikorski đã đưa ra một thông tin gây sốc rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2008 từng đề nghị Ba Lan cùng nhau “chia sẻ” đất nước Ukraine.
Tạp chí Politico của Mỹ số ra ngày 19/10 đã dẫn lời ông Sikorski nói rằng, Tổng thống Putin “muốn chúng tôi tham gia vào việc chia cắt đất nước Ukraine”. Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm của Ba Lan nói rằng, ông chủ điện Kremlin đã đưa ra lời đề nghị trên với Thủ tướng Ba Lan khi đó là ông Donald Tusk khi ông này có chuyến thăm đến thủ đô Moscow.
Theo lời ông Sikorski, Tổng thống Putin đã nói với Thủ tướng Tusk rằng, Ukraine “là một quốc gia nhân tạo và rằng Lwow là một thành phố Ba Lan, vì thế, tại sao chúng ta không cùng nhau chia cắt nó”. Trước Chiến tranh thế giới thứ II, lãnh thổ Ba Lan bao gồm một số khu vực ở phía tây hiện nay của Ukraine, trong đó có những thành phố lớn như Lwow, còn được biết đến dưới cái tên Lviv ở Ukraine.
Điều đáng nói là sau khi đưa ra thông tin gây sốc trên, ông Sikorski lại đưa ra một loạt phát biểu mập mờ và có lúc phủ nhận chính những gì mình nói ra. Riêng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan đã phải tổ chức đến hai cuộc họp báo để nói về vụ scandal mà ông này tự gây ra cho bản thân.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo đầu tiên, ông Sikorski đã nói mập mờ không rõ ràng về việc ông này có đưa ra những lời phát biểu chính xác như những gì tạp chí Politico đưa ra trong bài báo của họ hay không. Đồng thời, vị Chủ tịch Quốc hội Ba Lan cũng yêu cầu phóng viên báo chí tham khảo thêm nội dung ở một cuộc phỏng vấn khác mà ông này thực hiện trên một website báo chí của Ba Lan. Ông Sikorski thậm chí còn thừa nhận ông không trực tiếp nghe thấy những gì Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk năm 2008 nhưng nhấn mạnh những lời nói khi đó được xem như một trò đùa hoặc là thứ “không tưởng”.
Sau đó, cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan Sikorski lại tổ chức một cuộc họp báo thứ hai, trong đó ông này nói rằng trí nhớ ông đã không tốt khi ông trả lời phỏng vấn tạp chí Politico và rằng cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Putin và Thủ tướng Tusk năm 2008 không phải diễn ra ở Moscow như ông này nói ban đầu mà là tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest.
Cựu Ngoại trưởng Ba Lan Sikorski cũng thừa nhận với giới báo chí rằng, Ba Lan không có băng ghi âm ghi lại cuộc trò chuyện năm 2008 giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ba Lan.
“Đó là một vấn đề phức tạp. Tôi không tham gia vào cuộc hội đàm khi đó”, ông Sikorski nói đồng thời nhấn mạnh thêm rằng phía Ba Lan không có băng ghi âm ghi lại cuộc gặp giữa ông Putin và ông Tusk.
Trước đó, ngay sau khi bài phóng vấn ông Sikorski được công bố, ông này đã lên tiếng thừa nhận nội dung của nó không hoàn toàn chính xác. “Một số từ ngữ trong bài phỏng vấn đã bị dịch quá lên”, ông Sikorski cho biết trên trang tài khoản Twitter chiều hôm 20/10.
Những phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Ba Lan rõ ràng là không có bằng chứng. Người ta thêm hoài nghi về những lời nói của ông Sikorski khi bản thân ông này cũng đưa ra các phát biểu đầy mâu thuẫn sau đó. Chưa hết, nhiều người còn hoài nghi về động cơ của ông Sikorski khi đưa ra những phát biểu gây bất lợi cho Tổng thống Putin khi ông này vốn nổi tiếng là một trong những chính khách công khai chỉ trích điện Kremlin mạnh mẽ nhất, gay gắt nhất trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Phát biểu “vô trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội Ba Lan bị kêu gọi từ chức
Những phát biểu được miêu tả là “vô trách nhiệm” của Chủ tịch Quốc hội Ba Lan Silorski đã khiến ông này vấp phải sự chỉ trích không chỉ của phe đối lập mà ngay cả Thủ tướng Ewa Kopacz – người trong cùng đảng với ông Sikorski.
Tân Thủ tướng Ba Lan Kopacz chỉ trích Chủ tịch Quốc hội Sikorski về việc đã trốn tránh những câu hỏi của phóng viên về bài trả lời phỏng vấn tạp chí Mỹ của ông này trong cuộc họp báo đầu tiên diễn ra ngày hôm qua. Giới chính khách đối lập thì ra sức kêu gọi sa thải ông Sikorski, nói rằng trên chính trường không có chỗ cho cái mà họ miêu tả là sự vô trách nhiệm.
“Chúng tôi không thể đặt niềm tin và ủy thác một vị trí cấp cao như vậy cho một người đã thể hiện sự vô trách nhiệm một cách cao độ trong quá khứ và bây giờ vẫn tiếp tục làm như vậy”, người đứng đầu đảng đối lập lớn nhất ở Ba Lan – Đảng Luật pháp và Công lý – ông Jaroslaw Kaczynski đã nhấn mạnh như vậy. “Nếu một ai đó nghe thấy bất kỳ điều gì về kế hoạch chia cắt một quốc gia được công nhận và đang tồn tại thì người đó phải có nghĩa vụ thông báo cho Tổng thống biết (Tổng thống đương nhiệm của Ba Lan là ông Lech Kaczynski) và khởi động một tiến trình quốc tế”, ông Kaczynski cho hay.
Nữ Thủ tướng Kopacz khẳng định, bà mong chờ Chủ tịch Quốc hội Sikorski trả lời trực tiếp và thẳng thắn mọi câu hỏi của giới phóng viên về cuộc trả lời phỏng vấn của ông này trên tạp chí Mỹ.
“Tôi sẽ không dung thứ cho kiểu hành xử đó. Tôi cũng không chấp nhận kiểu tiêu chuẩn mà ông Sikorski thể hiện trong cuộc họp báo ngày hôm nay”, bà Kopacz hôm qua cho biết.
Theo_VnMedia
Đột phá cho cuộc khủng hoảng Ukraine
Chính phủ Ukraine và phe chống đối đạt được thỏa thuận nhằm kết thúc cuộc khủng hoảng đẫm máu ở nước này nhưng vẫn chưa thể giải quyết hết mọi nguy cơ.
Khói lửa vẫn chưa tan tại Kiev trong ngày 21.2 - Ảnh: AFP
Ngày 21.2, dưới sự chứng kiến của ngoại trưởng Ba Lan và Đức, các thủ lĩnh phe đối lập Ukraine đã ký thỏa thuận sơ bộ với Tổng thống Viktor Yanukovych, theo AFP. Nội dung chính của thỏa thuận bao gồm: tạm thay thế hiến pháp hiện hành bằng hiến pháp cũ năm 2004 để giới hạn quyền lực của tổng thống và quốc hội giữ quyền bổ nhiệm thành viên nội các, thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời trong 10 ngày tới, cải cách hiến pháp sẽ được tiến hành ngay lập tức và kết thúc vào tháng 9 nhằm "cân bằng quyền lực giữa tổng thống, chính phủ và quốc hội".
Sau khi hiến pháp mới được thông qua sẽ tiến hành bầu cử tổng thống trước hạn chậm nhất là vào tháng 12.2014, chính phủ và phe đối lập phối hợp với Hội đồng châu Âu điều tra các vụ bạo động trong 3 tháng qua cũng theo thỏa thuận này, chính phủ không được tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cả hai bên đều chấm dứt các hành động bạo lực và tham gia tiến trình ổn định xã hội sau khủng hoảng, mọi vũ khí bất hợp pháp sẽ phải nộp về Bộ Nội vụ trong vòng 24 giờ, lực lượng an ninh chỉ được điều động để bảo vệ các tòa công sở.
Thỏa thuận mới được kỳ vọng là sẽ giúp chấm dứt tình trạng bạo lực dữ dội mấy ngày qua ở Ukraine nhưng giới quan sát vẫn lo ngại rằng khủng hoảng vẫn chưa thể kết thúc vì phần lớn người biểu tình đòi ông Yanukovych phải từ chức. Đó là chưa kể sự tham gia gây bạo động của nhiều băng nhóm cực hữu tại Kiev.
Theo số liệu mới nhất từ Bộ Y tế Ukraine, ít nhất 77 người thiệt mạng và 369 người bị thương trong 3 ngày xung đột đẫm máu vừa qua. Tại quảng trường Độc Lập, những người biểu tình hôm qua tiếp tục xây dựng các "bức tường" bằng lốp xe, sẵn sàng đốt phá khi bị cảnh sát mở chiến dịch giải tán. Đến sáng 21.2, cảnh sát Ukraine cáo buộc người biểu tình nổ súng và "tìm cách đột nhập trụ sở quốc hội".
Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo AFP. Cả ba nhà lãnh đạo đều khẳng định muốn "tìm một giải pháp chính trị" để giải quyết khủng hoảng Ukraine sớm nhất có thể. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định Nga có thể sẽ "phật ý" vì EU hầu như nắm được vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình từ đàm phán đến ký kết thỏa thuận giữa các bên ở Ukraine.
Cộng đồng người Việt vẫn an toàn Trả lời Thanh Niên ngày 21.2, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Minh Trí cho biết: "Tình hình nước sở tại vẫn phức tạp. Hiện cộng đồng người Việt vẫn được đảm bảo an ninh dù gặp một số khó khăn như đi lại hạn chế, giá cả nhu yếu phẩm tăng cao. Chúng tôi đã khuyến cáo bà con thực hiện những biện pháp phòng ngừa như: tránh ra đường, nếu phải đi thì tránh xa điểm nóng của biểu tình, tạm gác công việc, đặc biệt là việc kinh doanh ở chợ để tránh bị kích động hoặc mất mát tài sản. Chúng tôi cũng cung cấp số điện thoại của Đại sứ quán VN (284 5542) cho bà con và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết". Theo một số nguồn tin từ Kiev, tình trạng bạo lực chủ yếu xảy ra ở quảng trường Độc Lập còn những khu vực khác vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều về an ninh.
Theo TNO