Thách thức đặt ra với châu Âu khi Nga yêu cầu trả tiền khí đốt bằng đồng ruble
Yêu cầu đã đặt ra những rào cản mới đối với những bên mua khí đốt của Nga, chủ yếu là đối với các quốc gia châu Âu.
Mô hình ống dẫn khí đốt đặt trên đồng ruble của Nga. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/3 thông báo Moskva sẽ sớm yêu cầu các nước trong danh sách “không thân thiện” thanh toán phí mua nhiên liệu của Nga bằng đồng ruble.
Yêu cầu này đã đặt ra những rào cản mới đối với những người mua khí đốt của Nga, chủ yếu là đối với các quốc gia châu Âu. Theo thống kê, 40% lượng khí đốt của 27 quốc gia châu Âu đến từ Nga và tỷ lệ này dần tăng lên trong những năm gần đây. Mỗi ngày, châu Âu phải thanh toán từ 200 đến 800 triệu euro hóa đơn khí đốt cho Nga. Các khoản thanh toán này được trả bằng đồng euro hoặc USD.
Tổng thống Putin nói ông sẽ cho ngân hàng trung ương Nga và các quan chức chính phủ một tuần để tìm cách chuyển thanh toán sang đồng tiền của Nga. Tập đoàn sản xuất khí đốt nhà nước Gazprom cũng được lệnh sửa đổi các hợp đồng của mình để phù hợp với động thái này.
Video đang HOT
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương và hoạt động nhập khẩu năng lượng của Nga, nhằm giáng một đòn vào nền kinh tế nước này.
Trong trường hợp Nga được thanh toán hợp đồng mua bán khí đốt bằng đồng ruble, nước này có thể tránh được một số lệnh trừng phạt kinh tế trên. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý nhận định Nga không có khả năng đơn phương thay đổi điều khoản trong các hợp đồng khí đốt sẵn có.
“Hợp đồng được thực hiện giữa hai bên và nó thường được tính bằng đồng USD hoặc euro. Vì vậy, nếu một bên đơn phương thay đổi điều khoản, điều đó có nghĩa là chẳng còn hợp đồng ràng buộc nữa”, Tim Harcourt, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Chính sách Công và Quản trị tại Đại học Công nghệ Sydney, nói.
Trong khi đó, bà Susan Sakmar – giáo sư luật thỉnh giảng tại Đại học Houston kiêm nhà tư vấn kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng – cho biết: “Vẫn chưa rõ yêu cầu này ảnh hưởng lớn như thế nào. Cũng sẽ mất nhiều thời gian để biến yêu cầu đó thành hiện thực. Trong lúc đó, ông Putin có thể giữ giá tăng cao”.
Trên thực tế, các thành viên EU vẫn đang chia rẽ khi nói đến việc trừng phạt ngành năng lượng của Nga do châu Âu đang phụ thuộc nhiều vào khí đốt nước này để sưởi ấm và sản xuất điện.
Bộ trưởng Năng lượng Bulgary Alexander Nikolov cho biết một đối tác tài chính ở thủ đô Sofia có thể xử lý các giao dịch bằng đồng ruble. “Chúng tôi đã chuẩn bị trước cho bất kỳ động thái bất thường nào diễn ra. Kịch bản này đã được thảo luận. Vì vậy các khoản thanh toán theo hợp đồng hiện có không đứng trước bất kỳ rủi ro nào”, ông nói.
Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch cấp cao của công ty cố vấn năng lương Rystad, cho rằng Nga có thể tạo ra các hợp đồng mới yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble, nhưng sẽ yêu cầu các nước giữ đồng ruble trong ngân hàng trung ương của họ hoặc mua chúng trên thị trường mở.
Giới chuyên gia: Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 đang bùng phát tại châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 đang bùng phát tại châu Âu, trong khi vẫn có một số quốc gia kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của các chuyên gia dịch tễ học châu Âu, tiêm phòng toàn diện là cần thiết nhưng chưa đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, vốn phát triển mạnh trong thời tiết mùa Thu và mùa Đông. Các quốc gia đã nới lỏng rộng rãi các hạn chế về giãn cách xã hội trong mùa Hè hiện đang xem xét áp đặt trở lại các biện pháp để ngăn chặn làn sóng gia tăng các trường hợp mắc bệnh và nhập viện.
Giáo sư dịch tễ học Hajo Zeeb tại Đại học Bremen của Đức cho rằng tiêm chủng "giải quyết được một phần của vấn đề, nhưng không phải là tất cả". Mặc dù tiêm phòng có tác dụng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên vaccine không phải là hiệu quả 100%, hơn nữa điều đáng lo ngại là khả năng miễn dịch đang suy yếu theo thời gian, dẫn đến việc các quốc gia chuyển sang tiêm phòng tăng cường.
Dù tiêm chủng không phải là một giải pháp hoàn chỉnh, nhưng thực tế cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong. Giáo sư Zeeb cho biết thêm, trong khi số ca nhiễm mới thậm chí có thể cao hơn so với mùa Thu và Đông năm ngoái, nhưng "chắc chắn không cao hơn nếu xét về tỷ lệ nhập viện". Giáo sư Zeeb cho rằng "đây là tin tốt, nói lên tác dụng của việc tiêm chủng".
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ vị thành niên tại một trung tâm y tế ở Barrhead, phía Nam Glasgow, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Căn cứ vào tình hình và số liệu dịch tễ hiện tại ở các quốc gia châu Âu, có thể chia những nước này thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất là những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Malta, nơi 80% dân số trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ, có số ca nhiễm mới, tử vong và nhập viện rất thấp. Nhóm thứ hai là các quốc gia như Anh, Đức và Áo đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng trong khoảng 60-70%, chưa đủ để ngăn chặn các ca nhiễm mới gia tăng. Việc nới lỏng các hạn chế ở Anh cũng là một nguyên nhân dẫn đến các ca bệnh lây nhiễm mới.
Nhóm thứ ba là những quốc gia tụt hậu về tiêm chủng so với mặt bằng chung châu Âu. Ba quốc gia vùng Baltic và một số quốc gia ở Trung Âu, chẳng hạn như Slovenia, đang phải chứng kiến tỷ lệ mắc mới hằng ngày rất cao. Tỷ lệ tiêm chủng ở khu vực này chỉ là 50% tổng dân số, đã khiến phần lớn dân số của họ không được bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2 và số ca nhập viện cũng như tử vong cao hơn nhiều so với các nước láng giềng phía Tây.
Nhóm nước cuối cùng là những quốc gia tụt hậu nhất về tiêm chủng tại châu Âu là Bulgaria và Romania. Hệ thống y tế bị quá tải đang dẫn tới thảm họa y tế đáng lo ngại tại 2 quốc gia Đông Âu này.
Tổng thống Mỹ công bố dự luật chi tiêu xã hội sửa đổi Chỉ vài giờ trước khi lên đường đến châu Âu để tham dự các hội nghị thượng đỉnh quan trọng, ngày 28/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch chi tiêu xã hội sửa đổi trị giá 1.750 tỷ USD mà ông tin rằng đảng Dân chủ sẽ ủng hộ, qua đó kết thúc nhiều tuần tranh cãi ngay trong chính...