Telegram đứng trước nguy cơ bị siết chặt quản lý tại EU
Telegram có thể đối mặt với các quy định kỹ thuật số nghiêm ngặt hơn của Liên minh châu Âu (EU), khi khối này điều tra xem số người dùng tại EU của Telegram có cao hơn mức mà ứng dụng nhắn tin phổ biến này công khai hay không.
Biểu tượng ứng dụng Telegram. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền tảng này đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Pavel Durov bị bắt ở Pháp vào tuần trước, với cáo buộc không hạn chế các nội dung cực đoan và bất hợp pháp trên nền tảng có hơn 900 triệu người theo dõi này. Tuy nhiên, sau 4 ngày thẩm vấn, ông được tại ngoại nhưng phải nộp bảo lãnh 5 triệu euro (5,5 triệu USD), bị cấm xuất cảnh và đối mặt nhiều tội danh liên quan đến hoạt động bất hợp pháp trên ứng dụng.
Trước cả vụ việc xảy ra ở Pháp, Telegram cũng đã nằm trong tầm ngắm của EU, bị các quan chức cấp cao của khối này xem là một “vấn đề”.
Nhưng giờ đây, độc lập với cuộc điều tra của Pháp, Ủy ban châu Âu (EC) đang điều tra xem liệu số người dùng tại khối này của Telegram có đạt mức tối thiểu để phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn hay không. Trọng tâm của EU là phần “mạng xã hội” của nền tảng này, tức phần có các kênh với hàng trăm nghìn người đăng ký, chứ không phải là phần nhắn tin như trên WhatsApp hoặc Signal.
Video đang HOT
Kể từ tháng Hai, một luật mới được gọi là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) buộc tất cả các nền tảng trong EU phải bảo vệ người dùng trực tuyến khỏi nội dung bất hợp pháp và có hại. Nhưng các nền tảng có từ 45 triệu người dùng trở lên hoạt động hàng tháng tại EU phải có nghĩa vụ lớn hơn và được quản lý bởi EC chứ không phải là các cơ quan ở cấp quốc gia. Các nghĩa vụ này bao gồm xác định các rủi ro do nền tảng gây ra và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu chúng cũng như đảm bảo hoạt động kiểm toán của bên thứ ba.
EU đã xác định 25 nền tảng là “rất lớn”, trong đó có Facebook, Instagram, TikTok, X và YouTube. Telegram đã thoát khỏi các quy tắc bổ sung nói trên vì cho biết có 41 triệu người dùng trong 27 quốc gia EU vào tháng Hai. EC thừa nhận có “nghi ngờ” về tuyên bố này của Telegram.
Theo DSA, các nền tảng phải cập nhật số liệu sáu tháng một lần. Khi đến hạn cập nhật vào tháng Tám, Telegram từ chối đưa ra con số chính xác, đồng thời khẳng định trên trang web của mình rằng nền tảng này có số lượng người dùng hoạt động hàng tháng tại EU ít hơn nhiều so với con số 45 triệu người.
Nhưng ông Thomas Regnier, phát ngôn viên của EC về các vấn đề kỹ thuật số, cho biết điều cơ quan này cần là một con số chính xác. DSA quy định rằng mọi nền tảng đều phải cung cấp số liệu cụ thể.
Vì đại diện pháp lý của Telegram có trụ sở tại Brussels nên các cơ quan quản lý của Bỉ có quyền giám sát nền tảng – có nghĩa là hiện tại EC không có thẩm quyền đối với các hành vi có thể vi phạm DSA, mà chỉ có thể phạt Bỉ vì cơ quan quản lý của nước này không hoạt động hiệu quả.
Song song với đó, cơ quan dữ liệu và khoa học củaEC là Trung tâm Nghiên cứu Chung đang tiến hành tính toán ước tính số người dùng của Telegram. Nếu EU phát hiện Telegram có ít nhất 45 triệu người dùng, nền tảng này sẽ bị xếp loại là có quy mô “rất lớn”.
CEO của Telegram đối mặt với 12 cáo buộc hình sự tại Pháp
Giới chức Pháp đang phản pháo lại những cáo buộc cho rằng vụ bắt giữ Giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng nhắn tin Telegram vào cuối tuần qua là mang động cơ chính trị.
Biểu tượng của Telegram trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/8, Công tố viên thủ đô Paris của Pháp, bà Laure Beccuau, thông báo CEO Telegram Pavel Durov bị bắt để điều tra về 12 cáo buộc hình sự. Bà cho biết vụ bắt giữ diễn ra trong khuôn khổ một cuộc điều tra tư pháp bắt đầu từ ngày 8/7, tiếp sau cuộc điều tra do đơn vị chống tội phạm mạng thuộc Văn phòng Công tố Paris khởi xướng.
Cuộc điều tra này liên quan đến các cáo buộc về các giao dịch bất hợp pháp, tàng trữ hoặc cung cấp hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên...
Ngoài ra, cảnh sát Pháp cũng điều tra xung quanh hành vi từ chối cung cấp thông tin hoặc tài liệu cần thiết khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu để thực hiện các hoạt động giám sát hợp pháp.
Bà Beccuau cũng lưu ý rằng việc giam giữ ông Durov có thể kéo dài tới 96 giờ kể từ ngày 24/8, theo thủ tục áp dụng đối với tội phạm có tổ chức. Khi thời gian thẩm vấn đầu tiên kết thúc, ông Durov có thể được trả tự do hoặc bị buộc tội danh và tiếp tục bị giam giữ.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phủ nhận việc bắt giữ nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram người Nga Pavel Durov mang động cơ chính trị, nhấn mạnh việc đưa ra phán quyết vụ án tùy thuộc vào các thẩm phán điều tra. Còn ngày 26/8, hãng tin TASS đưa tin người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 26/8 cho biết Nga chưa nắm rõ cáo buộc cụ thể nào đối với tỷ phú Durov hiện đang bị giam giữ tại Pháp. Quan chức Nga cho rằng không nên vội đưa ra kết luận trước khi ông Durov bị khép tội. Hãng tin này cũng cho biết Đại sứ quán Nga tại Pháp đang thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ quyền của tỷ phú Durov và tìm cách tiếp cận lãnh sự với ông, nhưng "cho đến nay phía Pháp vẫn tránh tham gia vào vấn đề này".
Ngày 24/8 vừa qua, tỷ phú Pavel Durov, người Nga đồng thời mang quốc tịch Pháp, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) cũng như Saint Kitts và Nevis (1 quốc gia vùng Caribe), đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát tập trung vào cáo buộc ứng dụng Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt. Với gần 1 tỷ người dùng, Telegram là ứng dụng đặc biệt có ảnh hưởng ở Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Telegram bị cáo buộc thúc đẩy bạo loạn tại Anh Theo phóng viên TTXVN tại London, ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram đang bị cáo buộc là đóng vai trò thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo loạn tại Anh sau khi một số nhóm cực hữu đã sử dụng ứng dụng này để trao đổi thông tin nhằm tổ chức và kích động biểu tình. Biểu tượng của Telegram trên màn...