Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
Ukraine muốn Nga chấp thuận lệnh ngừng bắn toàn diện và lâu dài sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất đàm phán trực tiếp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Bloomberg).
“Đây là dấu hiệu tốt cho thấy Nga cuối cùng cũng nghĩ đến việc chấm dứt chiến tranh. Mọi người trên thế giới đã mong đợi điều này từ lâu. Và bước đầu tiên để thực sự chấm dứt bất kỳ cuộc chiến nào là lệnh ngừng bắn”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố hôm 11/5.
“Không có lý do gì để tiếp tục giết chóc, dù là thêm một ngày nữa. Chúng tôi mong đợi Nga chấp thuận lệnh ngừng bắn toàn diện, lâu dài, đáng tin cậy bắt đầu từ ngày mai, ngày 12/5, và Ukraine đã sẵn sàng thực thi”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Tuyên bố của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất Ukraine tham gia đàm phán trực tiếp tại Istanbul , Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ ngày 15/5. Tuy nhiên, ông Putin đã từ chối lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hậu thuẫn.
Video đang HOT
Thay vào đó, ông Putin cáo buộc Ukraine vi phạm lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày mà Nga đã đơn phương tuyên bố vào dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Moscow cáo buộc Kiev đã tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới vào các khu vực Belgorod và Kursk của Nga.
“Chúng tôi đề xuất nối lại đàm phán mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào”, ông Putin nói, nhấn mạnh rằng Nga chưa bao giờ từ chối đối thoại. Ông cũng cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẵn sàng tạo điều kiện cho cuộc đàm phán của Nga và Ukraine.
Trước đó, Ukraine đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày do Mỹ làm trung gian vào tháng 3, nhưng Nga đã từ chối. Moscow yêu cầu chấm dứt hoàn toàn viện trợ quân sự của phương Tây cho Kiev.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine, vốn đã bị trì hoãn kể từ năm 2022.
Trong bài viết trên mạng xã hội hôm 11/5, ông Trump đã ca ngợi “một ngày tuyệt vời cho Nga và Ukraine”.
“Hãy nghĩ đến hàng trăm nghìn sinh mạng sẽ được cứu khi cuộc đổ máu không hồi kết này sẽ kết thúc”, ông Trump bình luận, đồng thời cho biết Mỹ “muốn tập trung vào tái thiết và thương mại”.
Đáp lại đề xuất mới của nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là “bước đầu tiên, nhưng chưa đủ” để đảm bảo con đường dẫn đến hòa bình.
Phát biểu của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Ukraine, Pháp, Đức, Ba Lan, Anh và EU đưa ra đề xuất ngừng bắn “hoàn toàn và vô điều kiện” trong 30 ngày, mà họ tuyên bố sẽ “tạo không gian cho ngoại giao”, đồng thời nói thêm rằng Mỹ ủng hộ sáng kiến này. Một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga nếu Moscow từ chối lệnh ngừng bắn.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga cần “suy nghĩ về” đề xuất ngừng bắn. Ông nói thêm rằng mặc dù Tổng thống Putin ủng hộ ý tưởng ngừng bắn “nói chung”, nhưng “vẫn còn rất nhiều câu hỏi” cần được giải quyết.
Nga từng bày tỏ lo ngại Ukraine có thể sử dụng thời gian ngừng bắn để tập hợp lại lực lượng, vốn đã kiệt sức sau 3 năm xung đột. Nga cũng nhấn mạnh rằng các lô hàng vũ khí của phương Tây phải dừng lại trong thời gian ngừng bắn.
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc
Sáng 11/5 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc đàm phán với Trung Quốc diễn ra ngày 10/5 tại Thụy Sĩ là "một sự tái thiết lập toàn diện" quan hệ thương mại Mỹ-Trung và đã đạt được tiến bộ lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN
Trên nền tảng Truth Social, Tổng thống Mỹ cho biết cuộc họp đã thảo luận nhiều vấn đề và cũng đạt được nhiều điểm đồng thuận. Nêu rõ mục đích của Washington là mở cửa thị trường Trung Quốc cho doanh nghiệp Mỹ vì lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ, ông nhận định cuộc họp đã đạt được tiến bộ lớn.
Mỹ và Trung Quốc đã khởi động cuộc họp cấp cao về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 10/5. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, trong khi đại diện phía Trung Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, phía đoàn Mỹ còn có Đại diện Thương mại Jamieson Greer.
Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn hai nước kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc và nhiều nước khác. Đáp lại, Bắc Kinh cũng áp thuế trả đũa Mỹ. Hiện Mỹ đang áp tổng mức thuế 145% lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc áp thuế 125% lên hàng hóa Mỹ.
Trước khi cuộc họp diễn ra, cả hai bên đều bày tỏ không kỳ vọng cao về một sự thay đổi lớn trong quan hệ thương mại. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết hai bên sẽ tập trung vào "giảm leo thang" chứ không phải "thỏa thuận thương mại lớn". Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế nhận định việc các cuộc đàm phán đang diễn ra đã là tin tốt cho doanh nghiệp và thị trường tài chính.
Một nguồn tin thân cận tiết lộ cuộc họp kín thứ 2 giữa các quan chức cấp cao này sẽ diễn ra vào sáng 11/5 theo giờ địa phương.
Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại? Cuộc đàm phán kín tại Geneva giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mở ra hy vọng về một thỏa thuận thương mại mới, giúp giảm thuế, kiểm soát fentanyl và hạ nhiệt căng thẳng toàn cầu. Tàu hàng tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN. Sau nhiều căng thẳng leo thang, các quan chức kinh tế hàng đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông tin mới về hoạt động bất thường của Iran tại cơ sở hạt nhân Fordow

Phản ứng của Nga khi Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông

Ông Trump đáp trả ý tưởng một số nước cung cấp vũ khí cho Iran

Iran tuyên bố không đầu hàng giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"

Hình ảnh hiếm hoi tiết lộ quy mô thiệt hại của pháo đài hạt nhân Iran

Cách Mỹ lên kế hoạch bí mật tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Iran bác thông tin ngừng bắn với Israel

Israel tiếp tục tấn công thủ đô Tehran của Iran

EU cảnh báo 'đụng độ kinh tế thế kỷ' với Trung Quốc

Eo biển Hormuz và những tác động nếu bị Iran đóng cửa

Tấn công Iran: Canh bạc hiểm nguy và bước ngoặt chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump

Tổng Thư ký NATO chính thức công bố mức chi tiêu quốc phòng mới
Có thể bạn quan tâm

Hai tài tử Tom Cruise và Brad Pitt tái ngộ sau 24 năm
Hậu trường phim
14:30:58 24/06/2025
Điểm hẹn tài năng: Cặp thí sinh khiến Trúc Nhân phải tặng liền tay 2 điểm 10
Tv show
13:53:43 24/06/2025
Kịp thời cứu nạn một ngư dân bị đột quỵ tại Quần đảo Hoàng Sa
Tin nổi bật
13:46:27 24/06/2025
G-Dragon "xả source" tới tấp như ngầm xác nhận concert tháng 11 tại Hà Nội là thật!
Nhạc quốc tế
13:42:24 24/06/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 16: Bắc bị nói xấu vòi tiền công ty, Nam tức giận bênh vực
Phim việt
13:34:11 24/06/2025
Miu Lê và bạn trai nổi tiếng cuối cùng đã chịu công khai hẹn hò?
Sao việt
13:24:55 24/06/2025
Sự thật chàng trai lái Lamborghini đi tốt nghiệp Đại học ở Hà Nội hút 10 triệu view
Netizen
13:11:22 24/06/2025
Tôi mặc 20 món đồ suốt 4 mùa và học được cách tiêu tiền thông minh hơn nhờ tủ quần áo tối giản
Sáng tạo
12:09:39 24/06/2025
Truy tìm nữ chủ quán cà phê liên quan vụ giết người, cướp tài sản
Pháp luật
11:39:35 24/06/2025
Phú Quốc lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
Du lịch
11:35:30 24/06/2025