Ukraine phá cầu chiến lược ở Kursk, tuyến bố đạt bước tiến lớn
Tổng thống Zelensky khẳng định lực lượng Ukraine đã “củng cố” vị trí tại bang Kursk của Nga. Trong khi đó, Nga đang cố gắng cắt đứt tuyến tiếp tế của đối phương.
SkyNews hôm nay (17/8) dẫn bài đăng trên Telegram của tư lệnh không quân Ukraine Mykola Oleschuk cho biết lực lượng nước này đã phá huỷ một cây cầu quan trọng gần thị trấn Glushkovo ở bang Kursk của Nga bằng “các cuộc tấ.n côn.g có độ chính xác cao”.
Vị trí cây cầu bị phá huỷ. Đồ hoạ:RBK
Cây cầu nói trên bắc qua sông Seim, nối khu vực do Nga kiểm soát và một phần khu vực Ukraine chiếm được ở Kursk. Việc phá huỷ cầu khiến Nga gặp khó trong việc đưa lực lượng trên bộ tới đẩy lùi Ukraine và sơ tán dân thường tại khoảng 30 ngôi làng quận Glushkovsky giáp biên giới.
Theo truyền thông Nga, người dân địa phương xác nhận một cây cầu bắc qua sông gần làng Glushkovo đã bị phá hủy. Đán.h giá thiệt hại thực địa cho thấy cuộc tấ.n côn.g được thực hiện bằng rocket từ pháo phản lực HIMARS.
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Oleschuk được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev đã tiến công thêm đến 3km tại nhiều khu vực ở Kursk.
“Về chiến dịch ở vùng Kursk, chúng tôi đang củng cố vị thế của mình và bổ sung ‘quỹ trao đổi’ cho Ukraine”, ông Zelensky viết trên mạng xã hội X, ám chỉ việc bắt quân nhân Nga để trao đổi với tù nhân Ukraine.
Thiết giáp Ukraine tham gia chiến dịch ở Kursk. Ảnh: Izvestia
Ở chiều ngược lại, Nga đang tăng cường tập kích mục tiêu Ukraine ở Kursk và tỉnh Sumy bên kia biên giới nhắm cắt đứt tuyến hậu cần của đối phương. Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/8 thông báo lực lượng nước này đã đẩy lùi quân Ukraine tại khu vực Goordevka và Russkoe Porechnoe.
Quân đội Ukraine sáng 6/8 điều binh sĩ cùng xe tăng, thiết giáp tràn vào bang Kursk của Nga, đán.h dấu cuộc xâm nhập xuyên biên giới lớn nhất kể từ khi xung đột bùng phát. Kiev ngày 15/8 cho biết lực lượng nước này đã kiểm soát 82 khu dân cư và 1.150 km2 ở Kursk.
Nga gọi chiến dịch của Ukraine là “hành động khiêu khích lớn” và tuyên bố sẽ “đáp trả thích đáng”. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cho biết tổn thất của Nga ở tỉnh Kursk “rất hữu ích” cho khả năng phòng thủ của Ukraine.
Giới quan sát phương Tây tỏ ra hoài nghi với mục tiêu của Ukraine ở Kursk, dù triển khai thiết giáp tiến sâu vào lãnh thổ Nga, nhưng khả năng lực lượng Ukraine duy trì kiểm soát các khu định cư của Nga là rất thấp, khi Moscow sở hữu lực lượng cùng hỏa lực áp đảo từ cả trên không lẫn trên bộ.
Sau 10 ngày giao tranh ở Kursk, thống kê của quân đội Nga ngày 16/8 cho thấy Ukraine đã mất 2.860 quân nhân, 41 xe tăng và khoảng 300 thiết giáp các loại.
Trên chiến tuyến phía Đông Nam Ukraine, Nga vẫn duy trì động lực tiến công. Tại Donetsk, giới chức địa phương cho biết quân đội Nga hiện chỉ còn cách ngoại ô thành phố chiến lược Pokrovsk 10 km và đô thị Myrnohrad gần đó khoảng 6 km.
Cựu quan chức Mỹ cảnh báo Ukraine có thể gây ra một thảm hoạ Chernobyl nữa
Cựu sĩ quan quân đội Mỹ Stanislav Krapivnik cảnh báo lực lượng vũ trang của Ukraine có thể gây ra thảm họa hạt nhân ảnh hưởng đến hầu hết châu Âu, nếu Kiev tấ.n côn.g Nhà máy điện hạt nhân Kursk.
Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Kurchato. Ảnh: Sputnik
Trong cuộc phỏng vấn với đài RT hôm 17/8, ông Krapivnik đã thảo luận về sự khác biệt giữa bom bẩn và bom hạt nhân. Ông giải thích rằng dù bom bẩn không có khối lượng tới hạn (khối lượng nhỏ nhất của vật liệu phân hạch cần thiết để duy trì phản ứng dây chuyền hạt nhân ổn định), hoặc vật liệu làm giàu, nhưng nó có thể gây ô nhiễm trên diện rộng nếu được sử dụng để tấ.n côn.g chất thải hạt nhân.
Theo cựu sĩ quan quân đội Mỹ, nếu hệ thống làm mát trong một nhà máy đang hoạt động bị nhắm mục tiêu, nó sẽ gây ra "sự cố tan chảy hạt nhân", có thể dẫn đến sự cố tương tự như những gì đã xảy ra ở Fukushima hoặc Chernobyl và ảnh hưởng đến hầu hết châu Âu, đặc biệt là vào thời điểm này trong năm khi gió thổi về phía tây bắc.
Ông Krapivnik dự đoán nếu có đủ bằng chứng về mối đ.e dọ.a này, Chính phủ Nga sẽ buộc phải có phản ứng rất lớn, vì sự cố tan chảy ở nhà máy điện hạt nâhn Kursk sẽ khiến khu vực này không thể sinh sống được.
"Và hậu quả sẽ đi thẳng về phía tây bắc vào châu Âu", ông nói đồng thời cho biết điều đó sẽ ảnh hưởng đến Ba Lan, Đức, Đan Mạch, các nước Scandinavia và cả Anh. Nhưng theo ông, rõ ràng là giới lãnh đạo của những quốc gia đó thực sự không quan tâm.
Trước đó, hôm 16/8, nhà báo quân sự Nga Marat Khairullin trích dẫn các nguồn tin cho rằng Kiev đang chuẩn bị kích nổ một quả bom nguyên tử bẩn nhắm vào chất thải hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye hoặc Nhà máy điện hạt nhân Kursk.
Trong khi nhà máy điện hạt nhân ở Zaporozhye - nhà máy lớn nhất châu Âu - đã đóng cửa, thì nhà máy ở Khu vực Kursk vẫn đang hoạt động.
Phản hồi về cảnh báo trên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây ra "thảm họa do con người gây ra ở phần châu Âu của lục địa này" đều sẽ phải đối mặt với "các biện pháp đáp trả quân sự và kỹ thuật quân sự cứng rắn". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ngay lập tức lên án các hành động khiêu khích mà nước này cáo buộc Kiev đang chuẩn bị.
Về phần mình, Kiev đã phủ nhận các cáo buộc này. Cả Liên hợp quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đều không bình luận về mối đ.e dọ.a này.
Belarus tăng cường triển khai quân đội tới biên giới với Ukraine Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 18/8 cho biết đã bố trí gần 1/3 lực lượng vũ trang dọc biên giới giữa nước này và Ukraine. Đây là động thái của Minsk trước việc Ukraine triển khai hơn 120.000 binh lính tới khu vực biên giới hai nước. Binh sĩ Belarus tham gia diễn tập tại căn cứ huấn luyện gần thị trấn...