Teen không chọn Sử vì không phải môn thi đại học
Nhiều bạn tỏ ra vui mừng vì có thể tự lựa chọn môn thi tốt nghiệp sở trường, không phải lo học thuộc lòng kiến thức đồ sộ của Sử – Địa.
Vừa qua Bộ GD&ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp THPT 2014. Theo đó, thí sinh sẽ dự thi 4 môn thay vì 6 môn như năm ngoái gồm Văn – Toán bắt buộc và 2 môn tự chọn trong số 6 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ.
Thời gian để học sinh đăng ký môn tự chọn kéo dài một tháng từ 17/3 – 17/4. Hiện tại, duy nhất trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) công bố tỷ lệ phần trăm lựa chọn môn thi như sau: 75% đăng ký thi Vật lý, 56% thi tiếng Anh, gần 51% thi Hóa học, 11% thi Địa lý, 5% thi Sinh học và 0% thi Lịch sử.
Nhiều học sinh sướng rơn vì được lựa chọn môn thi tốt nghiệp. Ảnh: H.H.
Việc không một thí sinh nào đăng ký môn Lịch sử và rất ít môn Địa gây nhiều xôn xao. Kết quả này được xem là thực trạng chung của Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua khi tỷ lệ học sinh đạt điểm yêu cầu môn Sử tại kỳ thi tốt nghiệp, đại học chiếm tỷ lệ thấp. Thầy giáo Văn Như Cương đặt ra câu hỏi: “Không biết nên dự đoán bao nhiêu % học sinh toàn quốc thi môn Sử? Có đến 1% hay không nhỉ?”.
Teen cũng có những lập luận riêng giải thích lý do không chọn môn Sử để thi tốt nghiệp. Thương Huyền (TP HCM) chia sẻ: “Nếu như năm ngoái thi 6 môn bắt buộc phân đều ở cả Tự nhiên và Xã hội thì năm nay tụi mình dễ thở với 2 môn tự chọn. Bản thân mình cũng lựa chọn môn Tự nhiên hoặc Anh văn thôi bởi Sử – Địa không phải là sở trường của mình”.
“Mình học ban A từ năm lớp 10 để phục vụ cho mục đích cuối cùng là thi đại học. Các môn khác chỉ là phụ thôi. Khi nghe năm nay được tự chọn 2 trong số 6 môn khiến không chỉ mình mà nhiều bạn khác sướng rơn. Công việc ôn luyện của tụi mình cũng nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhiều”, Hoàng Minh Anh (Đồng Nai) nói.
Video đang HOT
Cảnh xé vụn giấy được cho là đề cương Sử từng khiến cộng đồng tranh cãi của học sinh THPT Nguyễn Hiền, TP HCM. Ảnh chụp màn hình.
Đồng Nguyên (Bình Dương) cũng chung suy nghĩ: “Học sinh hiện nay rất ghét học thuộc nên không chọn Địa – Sử là điều dễ hiểu. Ai cũng định hướng cho mình khối thi đại học từ khi bước vào THPT. Vừa thi chuyển cấp vừa là cơ hội tập dượt cho kỳ thi quan trọng là đại học thì không lý do gì không chọn môn sở trường của bản thân”.
Nói về việc tại sao lại không thích Sử – Địa, bạn Hồng Nguyên (Bà Rịa Vũng Tàu) nói: “Mình thấy thực trạng chung đang là như vậy. Xu hướng bây giờ học sinh lựa chọn học Tự nhiên hoặc Ngoại ngữ nhiều hơn. Số lượng thí sinh dự thi đại học các trường xã hội hằng năm cũng ít. Hơn nữa kết quả thi tốt nghiệp còn quyết định 50% xếp loại bằng của tụi mình mà”.
Với Q. Đăng (Phú Nhuận, TP HCM): “Được phép lựa chọn thì tụi mình phải chọn những môn đúng sở trường và có khả năng giành được điểm cao chứ. Thử hỏi nếu chọn Sử hoặc Địa mà không tự tin thì sao làm bài. Nói thật mình không thích các môn xã hội vì phải học thuộc, kiến thức khó nhớ”.
Thời gian để học sinh đăng ký môn tự chọn kéo dài một tháng từ 17/3 – 17/4. Ảnh:H.H.
Lê Liên (Nghệ An) băn khoăn: “Mấy hôm nay lớp mình xôn xao việc chọn môn thi. Đa số tụi nó nghiêng về Lý – Hóa – Sinh – Anh văn. Chỉ có những đứa yêu Sử – Địa và có ý định thi đại học khối Xã hội thì mới chọn thôi. Đứa nào cũng bảo Sử khó học, khó nhớ kiến thức về năm, diễn biến sự kiện này nọ. Mình thì lo nếu tỷ lệ chọn môn Tự nhiên cao thì đề có khó hơn mọi năm hay không?”.
Tuy nhiên, với những bạn theo đuổi ban C vẫn tỏ ra khá bình tĩnh trước hình thức thi mới này. Sao Mai (Nam Định) chia sẻ: “Đúng là thi như thế này sẽ phân ra rõ ràng xu hướng học của học sinh hiện nay. Bản thân mình học chuyên Văn, sẽ thi đại học khối C chắc chắn sẽ chọn thêm Sử , Địa. Nếu như có phương pháp học tốt thì 2 môn này không đến nỗi “ác mộng” như nhiều bạn nghĩ đâu”.
Phương Lê (TP HCM) lại tỏ ra lo ngại: “Từ nay đến kỳ thi tốt nghiệp còn khoảng thời gian khá dài. Mình sợ học sinh sẽ chểnh mảng việc học các môn không lựa chọn thi tốt nghiệp hay không phải sở trường. Cũng may, kết quả xếp loại bằng còn phụ thuộc 50% kết quả học tập lớp 12 nên cũng sẽ không quá lo ngại”.
Việc tranh luận vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều nhau. Lịch thi tốt nghiệp vẫn đang được lấy ý kiến từ 4 phương án đề xuất từ Bộ. Teen hãy thật sáng suốt trong việc lựa chọn để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề nghị xếp lịch sử là môn thi cuối
Đã có trường không học sinh nào chọn thi môn lịch sử. Điều này khiến Bộ GD-ĐT phải đặt ra nhiều tình huống trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học ôn chuẩn bị thi học kỳ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hội đồng tạm nghỉ nếu môn thi không có thí sinh đăng ký thi
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ yêu cầu mỗi trường tổ chức một hội đồng thi, không khuyến khích thi theo cụm trường (nhiều trường THPT trong một hội đồng thi) như nhiều địa phương vẫn thực hiện trong các năm qua. Nếu trở thành quy định chính thức thì chắc chắn ở những trường không có học sinh nào thi sử hoặc một môn bất kỳ thì hội đồng thi đó thay vì phải tổ chức thi 8 môn sẽ chỉ còn 7 môn.
Cùng với đó, sẽ có nhiều hội đồng thi mà môn lịch sử hoặc sinh học chỉ có một phòng thi với số lượng thí sinh ít ỏi.
Theo ghi nhận của Thanh Niên trên số báo ra ngày hôm qua 4.3, ở những trường THPT cho học sinh đăng ký thử các môn thi tự chọn, kết quả: môn lý được chọn nhiều nhất, sau đó là ngoại ngữ, hóa. Hai môn có số học sinh đăng ký thấp là sinh và sử.
Đứng trước thực tế này, một cán bộ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang xây dựng hướng dẫn tổ chức thi với những quy định cụ thể cho tất cả các tình huống phát sinh xung quanh những thay đổi trong kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, trong trường hợp dù có hội đồng thi mà môn nào đó chỉ có vài thí sinh thì vẫn phải hoạt động theo đúng quy định với đầy đủ các thành phần tham gia. Trường hợp có môn thi không học sinh nào dự thi thì hội đồng được tạm nghỉ buổi thi đó, nhưng chắc chắn không được phép đẩy môn thi sau lên để rút ngắn thời gian, vì đây vẫn là kỳ thi quốc gia với đề thi chung nên thời gian mở đề thi của mỗi môn là thống nhất trên toàn quốc.
Chính vì vậy, có ý kiến đề nghị Bộ nên đưa môn lịch sử thi vào buổi cuối cùng để trường hợp hội đồng thi không có thí sinh thi sử sẽ tránh được khoảng thời gian "chết" giữa các môn thi.
Sẽ góp ý chọn phương án tổ chức thi phù hợp
Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay: "Sở sẽ không tổ chức thi theo cụm như cách làm từ rất nhiều năm nay nữa nếu quy chế của Bộ không khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, hiện Sở chưa có yêu cầu nào với các trường về thi tốt nghiệp. Trong tuần này, chúng tôi mới tổ chức hội nghị và đưa ra những yêu cầu cụ thể".
Còn ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, thông tin đã có văn bản đề nghị các trường phổ thông cho học sinh thử đăng ký các môn tự chọn. Từ sự đăng ký này, Sở sẽ phân tích để đánh giá nên chọn phương án tổ chức thi nào để góp ý kiến với Bộ GD-ĐT.
Theo TNO
Ngày 17/3 học sinh đăng ký môn thi tự chọn Ngoài hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, thí sinh được chọn hai trong số sáu môn: Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Ngoại ngữ. Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, thời gian để học sinh lớp 12 đăng ký môn thi tự chọn sẽ kéo dài một tháng (17/3 - 17/4)...