Té từ trên lầu xuống sàn nhà, bé 4 tuổi bị lõm hộp sọ
Trong lúc chơi ở nhà, cháu bé 4 tuổi không may bị trượt chân té từ trên lầu xuống sàn. Bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng lõm một bên đỉnh hộp sọ.
Tai nạn nguy hiểm vừa xảy ra với cậu bé T.Đ.K. (4 tuổi). Thông tin từ Bệnh viện Quận Thủ Đức ngày 7/4 cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau đớn, hoảng loạn, vùng đỉnh đầu bên trái sưng lớn. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình cho biết, trước lúc xảy ra tai nạn, cậu bé đang chơi ở nhà với cha. Trong lúc người cha bận việc, cậu bé lên lầu chơi thì không may trượt chân té xuống sàn nhà ở độ cao hơn 3m.
Hộp sọ bên trái của bệnh nhi bị móp sau cú té lầu
Nghe tiếng động lớn, người cha chạy tới thì tá hỏa phát hiện con đang nằm dưới đất, quằn quại đau đớn. Ngay lập tức, cháu bé được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức ghi nhận, vị trí vùng đầu đập xuống sàn nhà sưng to, bệnh nhi trong tình trạng choáng và hoảng loạn.
Kết quả chụp CT-Scan sọ não cho thấy bệnh nhi bị bị lõm sọ vùng đỉnh bên trái. Theo BS Trương Long Vỹ, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết: “Bệnh nhi bị lõm sọ kiểm “Ping pong” như quả bóng bàn bị móp một phần. Đây là dạng lõm sọ thường gặp ở trẻ nhỏ, vị trí lõm phần lớn nằm ở chỗ lồi của xương đỉnh. Bệnh nhi mới 4 tuổi, não và hộp sọ đang phát triển, nếu để lâu có nguy cơ bị động kinh, sau khi hội chẩn các bác sĩ quyết định định phẫu thuật nâng sọ lõm cho trẻ.
Cuộc phẫu thuật được các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh và các bác sĩ khoa Gây mê Hồi sức thực hiện. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhi được khoan một 1 lỗ nhỏ quanh vùng lõm với kích thước 0.5cm. Bằng dụng cụ chuyên dụng, ê kíp phẫu thuật đã nâng thành công vùng sọ lõm trở lại vị trí ban đầu cho bệnh nhi. Sau phẫu thuật, cậu bé tỉnh và giao tiếp bình thường, vận động sinh hoạt và ăn uống tốt, vết mổ khô. Hiện, bệnh nhi đang được theo dõi hậu phẫu tại khoa Ngoại Thần kinh.
Các bác sĩ đã phẫu thuật nâng thành công vùng hộp sọ bị lún về vị trí ban đầu
Từ trường hợp tai nạn nguy hiểm trên, bác sĩ khuyến cáo, tình hình dịch Covid-19 diễn biến nguy hiểm và phức tạp, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, trẻ phải ở nhà để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Để tránh nguy cơ đối mặt với tai nạn trong thời gian trẻ ở nhà, các bậc phụ huynh cần chú ý, quan tâm đến bé nhiều hơn, tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong trường hợp chẳng may gặp phải các sự cố va chạm vùng đầu do khi té ngã, trẻ cần được theo dõi sát, nếu có dấu hiệu đau đầu, vùng đầu va chạm bị sưng, trẻ ngủ li bì hoặc nôn ói gia đình cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời.
Video đang HOT
Vân Sơn
Đến tận nhà khám bệnh cho người cao tuổi
Để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều bệnh viện tổ chức khám bệnh tại nhà cho người từ 60 tuổi trở lên.
Sáng 6-4, bác sĩ (BS) Hoàng Xuân Thành, Khoa nội tim mạch Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức, TP.HCM, đi xe tới nhà bà NTB để khám chứng cao huyết áp. Bà B. nay đã 81 tuổi, ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức.
Không lo nhiễm COVID-19
Bà B. bị cao huyết áp từ sáu năm nay nên thường xuyên tới BV quận Thủ Đức khám theo diện bảo hiểm y tế (BHYT). Cứ cách hai tuần, bà B. được cháu nội chở tới BV khám và nhận thuốc uống. Nhiều lúc BV đông, bà B. ngồi chờ đến run chân.
"Đùng một cái, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, mặc dù sợ lây nhiễm nơi đông người nhưng định kỳ tôi vẫn phải tới BV tái khám và lấy thuốc. Cách đây vài ngày, tôi mừng rơn khi nghe BV thông báo những người bị cao huyết áp ổn định như tôi có thể được khám và cấp thuốc tại nhà. Vậy là tôi không phải lò dò tới BV vừa đông vừa sợ nhiễm bệnh nữa rồi. Tôi còn nghe nói không phải trả tiền xăng xe cho BS nữa" - bà B. cười nói.
Khám bà B. xong, BS Thành cho toa thuốc uống trong một tháng rồi bảo người nhà tới BV nhận thuốc.
"Người lớn tuổi đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh từ vi trùng, virus. Đến tận nhà khám người cao tuổi cho dù BS hơi tốn thời gian tí nhưng an toàn cho người bệnh. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu ngành y tế đề ra" - BS Thành chia sẻ.
Chiều cùng ngày, BS Nguyễn Minh Quân (Khoa thận nhân tạo) và BS Phạm Công Minh (Khoa nội nhiễm), BV Thống Nhất (TP.HCM) cùng đi xe máy đến nhà khám bệnh cho vợ chồng ông QVC và bà CTH ở quận Phú Nhuận.
"Bà H. (75 tuổi) gãy cổ xương đùi, đã mổ cách đây hai năm. Bà còn bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Ông C. (93 tuổi) cũng tăng huyết áp, rối loạn tiền đình và tuyến tiền liệt" - BS Quân nói.
Sau khi khám, ông C. và bà H. được BS cho toa thuốc uống trong nhiều ngày.
Ông C. trải lòng: "Vợ chồng tôi đã già, lại đủ thứ bệnh. Đang mùa dịch COVID-19, dễ lây nhiễm nếu tập trung đông người. Có chương trình khám tại nhà thiệt đỡ cho người già quá".
Bà H. (phải) đang được BS Phạm Công Minh (BV Thống Nhất) khám tại nhà. Ảnh: TỰ SANG
Bệnh nhân lớn tuổi hài lòng
BS Hoàng Văn Dũng, Phó Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp BV quận Thủ Đức, cho biết BV này triển khai chương trình khám bệnh tại nhà cho người từ 60 tuổi trở lên sau khi Sở Y tế TP.HCM có công văn chỉ đạo vào ngày 1-4.
Theo BS Dũng, căn cứ danh sách bệnh nhân mắc các bệnh lý thông thường, bệnh lý mạn tính ổn định như đái tháo đường, cao huyết áp... thường xuyên tới khám, BV sàng lọc những bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên và đưa vào diện khám tại nhà.
"Sau khi khám, BS cho toa thuốc uống trong một tháng thay vì hai tuần như trước đây. Người nhà bệnh nhân cao tuổi có thể tới BV nhận thuốc hoặc BV cử người mang thuốc tới nhà" - BS Dũng nói.
Theo BS Dũng, hiện BV đang tính toán mức thu hợp lý đối với bệnh nhân cao tuổi khám tại nhà.
BS Nguyễn Minh Quân, phụ trách khám bệnh tại nhà thuộc BV Thống Nhất, cho biết đa phần bệnh nhân của BV lớn tuổi nên mang nhiều bệnh lý, di chuyển khó khăn.
"Do vậy, BV đưa ra hình thức khám tại nhà cho bệnh nhân lớn tuổi từ năm 2015. Hiện dịch COVID-19 đã xảy ra, rất có nguy cơ lây nhiễm nếu tập trung đông người. Vì thế, BV chỉ đạo tăng cường khám tại nhà cho bệnh nhân lớn tuổi" - BS Quân nói.
TP.HCM: Hỗ trợ bác sĩ đến khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi
Chiều 6-4, Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn khẩn hướng dẫn khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 xảy ra.
- Đối với người bệnh có thẻ BHYT: Chỉ áp dụng khám chữa bệnh và cấp thuốc tại nhà đối với người từ trên 80 tuổi mắc các bệnh mạn tính ổn định, không có điều kiện đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
- Đối với người bệnh không có thẻ BHYT: Độ tuổi áp dụng từ đủ 60 trở lên mắc những bệnh lý thông thường không cần nhập viện điều trị (chỉ khám bệnh và kê đơn, không thực hiện thủ thuật), bệnh lý mạn tính ổn định.
Về chi phí khám chữa bệnh tại nhà: Cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện thu theo biểu giá khám chữa bệnh không thanh toán từ quỹ BHYT. Cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập thực hiện thu theo giá đã kê khai với Sở Y tế TP.HCM.
Đối với chi phí vận chuyển, đi lại khám cho người bệnh có và không có thẻ BHYT, các đơn vị thống kê gửi về Phòng kế hoạch - tài chính Sở Y tế TP.HCM để được hỗ trợ.
BV quận 12 đang lên kế hoạch thực hiện
Hiện khá nhiều nhân viên y tế BV quận 12, TP.HCM được bổ sung vào các trạm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP nên BV này chưa thể thực hiện mô hình khám bệnh cho người cao tuổi tại nhà.
BV đang lên kế hoạch và sẽ triển khai hình thức khám bệnh tại nhà cho người cao tuổi trong thời gian sớm nhất.
Trước đây, BV chỉ khám ưu tiên cho bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên. Hiện nay, trong khi chờ triển khai mô hình khám cho người cao tuổi tại nhà, BV cũng có nhiều hình thức ưu tiên cho bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.
BS NHAN TÔ TÀI, Giám đốc BV quận 12, TP.HCM
TRẦN NGỌC - TỰ SANG
Giữa đại dịch Covid-19: Vì sao máy thở được coi là 'lá phổi sắt', hai loại máy thở khác nhau thế nào? Theo TS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, máy thở được xem là "lá phổi sắt" trong bất cứ khoa Cấp cứu, Hồi sức và Chống độc nào. Hai loại máy thở Trong đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh...