Tế bào ung thư “thích” bạn làm 4 điều nhất mỗi ngày, không sửa ngay thì sớm rước bệnh vào người
Một vài thói quen bạn nghĩ là bình thường nhưng hóa ra lại là yếu tố góp phần khiến bệnh ung thư có cơ hội nhen nhóm trong cơ thể theo thời gian.
Ung thư là căn bệnh không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Đa số người phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, còn những người tìm ra bệnh sớm là nhờ chủ động đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Nguyên nhân gây bệnh thường xuất phát từ nhiều thói quen xấu trong cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên làm 4 thói quen xấu dưới đây thì các tế bào bình thường sẽ dần phát triển thành tế bào ung thư theo thời gian. Hãy sửa ngay trước khi quá muộn!
1. Ung thư phổi: thích người hay hút thuốc lá
90% trường hợp mắc ung thư phổi đều có liên quan đến thói quen hút thuốc. Có thể nói, hút thuốc lá là thủ phạm gây ra bệnh ung thư phổi phổ biến nhất. Vì hút thuốc lá sẽ tạo cơ hội cho các tế bào ung thư “định cư” trong phổi.
Trong số hàng trăm chất hóa học có trong thuốc lá, hơn 60 chất có liên quan đến ung thư. Phổi của bạn sẽ phải làm việc và sống trong môi trường đầy hóa chất như vậy suốt nhiều năm trời nên dần dần hình thành tế bào ung thư.
2. Ung thư gan: thích người uống rượu nhiều
Việc thường xuyên uống rượu có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại trong thực phẩm sẽ dễ dàng được dạ dày hấp thụ và làm viêm nhiễm vùng gan theo thời gian. Hậu quả là chức năng giải độc của gan sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến bệnh xơ gan, ung thư gan rất cao.
Video đang HOT
3. Ung thư dạ dày: thích người có thói quen ăn mặn
Những người mắc ung thư dạ dày thường có đặc điểm chung là hay ăn mặn, thích ăn thức ăn bảo quản quanh năm, ăn một tí đã cảm thấy rất no… Đây đều là biểu hiện cho thấy họ đã bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
Sau khi duy trì thói quen ăn mặn một thời gian, do áp suất thẩm thấu của muối cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày và các bệnh lý khác.
4. Ung thư tuyến tụy: thích người có thói quen ăn ngọt
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy, vì quá nhiều đường nạp vào cơ thể sẽ làm tiết ra một lượng lớn insulin, từ đó gây tổn thương chức năng của tiểu đảo tụy và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Dữ liệu dịch tễ học cho thấy, bệnh tiểu đường có mối liên quan mật thiết đến ung thư tuyến tụy. Nhìn chung, nếu bạn ăn hơn 50gr kẹo ngọt mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy sẽ tiềm ẩn theo thời gian.
Biết điều này, bạn sẽ từ bỏ loại gia vị ngọt ngào này
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể nhân lên các tế bào ung thư.
Ăn nhiều đường có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư
Đường không có lợi cho sức khỏe, nó được cho là nguyên nhân khiến bạn có vòng eo lớn, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, bệnh đái tháo đường đường túyp 2 và bệnh tim. Nếu những lý do này là không đủ thì có một lý do khác để từ bỏ gia vị ngọt ngào này.
Theo các nhà nghiên cứu Bỉ, đường cũng có thể kích thích sự phát triển của các khối u ung thư trong cơ thể.
Đường ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Trong nghiên cứu kéo dài 9 năm gần đây được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã quan sát kỹ các tế bào nấm men trong phòng thí nghiệm, chúng hoạt động giống như tế bào ung thư. Vào cuối nghiên cứu, họ kết luận rằng quá trình lên men tế bào nấm men dẫn đến sự nhân lên và mở rộng của chúng.
Nghiên cứu đã giúp kết luận rằng các tế bào ung thư có trong cơ thể lấy năng lượng từ đường lên men, được gọi là hiệu ứng Warburg. Quá trình này hoàn toàn không giống sự phát triển của các tế bào không phải ung thư, chúng sử dụng oxy để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Bỉ tiết lộ rằng đường mà chúng ta tiêu thụ sẽ đánh thức các tế bào ung thư hiện có trong cơ thể và gây ra sự phát triển nhanh chóng của khối u.
Các nghiên cứu trước đây
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên kết đường với sự phát triển của các tế bào ung thư. Các nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng tiêu thụ một lượng lớn đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư thực quản.
Ăn quá nhiều đường cũng có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và ung thư.
Hiện vẫn chưa rõ các tế bào ung thư hoạt động như thế nào, nhưng các nhà khoa học tin rằng bằng chứng này có thể giúp lập kế hoạch ăn kiêng cho bệnh nhân ung thư.
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn không ăn đường
Từ bỏ đường là rất khó khăn và đòi hỏi ý chí kiên cường. Nhưng một khi bạn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của cơn thèm đường, sức khỏe và làn da của bạn sẽ dần được cải thiện và bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.
Dưới đây là ba điều tuyệt vời có thể xảy ra với bạn khi bạn bỏ đường.
Da của bạn sẽ được cải thiện
Lượng đường cao trong máu có thể cản trở quá trình sửa chữa collagen của da, loại protein giữ cho làn da của bạn trông căng mọng. Quá nhiều đường trong chế độ ăn uống cũng có thể làm giảm độ đàn hồi của da và dẫn đến nếp nhăn sớm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng đường tiêu thụ có thể làm cho làn da của bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình lão hóa.
Giảm cân
Ăn nhiều đường thường có liên quan đến tăng cân. Kiểm soát cơn thèm ăn có thể giúp bạn giảm mỡ dễ dàng hơn, đặc biệt là vùng bụng. Sự tích tụ quá nhiều chất béo ở phần giữa nhường chỗ cho các mối quan tâm khác nhau về sức khỏe như bệnh tiểu đường, cholesterol cao và những bệnh khác.
Năng lượng của bạn sẽ tồn tại lâu hơn
Đường không chỉ là carbs đơn giản, có nghĩa là chúng được tiêu hóa nhanh và đi vào máu của bạn nhanh chóng. Điều này dẫn đến lượng đường cao và tăng năng lượng tức thì. Nhưng khi đường này được chuyển hóa, nó dẫn đến sự sụt giảm năng lượng.
4 dấu hiệu này ở cổ cho thấy tế bào ung thư đã xuất hiện trong cơ thể Cổ của chúng ta chủ yếu kết nối với cơ thể và não bộ, trên cổ có rất nhiều động mạch, mạch máu và các hạch bạch huyết phân bố. Do đó, nếu thấy 4 dấu hiệu này ở cổ thì phải nghĩ ngay đến việc tế bào ung thư đã xuất hiện. Do đó, trong trường hợp trên cổ xuất hiện một...