Tay nghề làm bếp ‘5 sao’ của giảng viên đại học ở Hà Nội
Sau những giờ dạy trên giảng đường của Trường ĐH Thương mại, ít người biết thầy giáo Đỗ Công Nguyên có tay nghề đầu bếp rất ‘cừ’.
Tốt nghiệp THPT, sau một thời gian vào miền Nam lập nghiệp nhưng không mấy thuận lợi, anh Nguyên quyết định ngược ra Bắc để theo học nghề nấu ăn tại Trường CĐ Du lịch Hà Nội.
Sau thời gian học nghề rồi đi thực tập, anh Nguyên được nhận vào làm đầu bếp chính thức ở khách sạn Hilton Hanoi Opera – một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng ở Hà Nội.
Nm 2004, anh Nguyên nhận được suất tuyển thẳng vào đại học khi giành Huy chương Vàng trong Kỳ thi tay nghề quốc gia rồi Kỳ thi tay nghề ASEAN. Vì thế, năm 2005, anh quyết định vừa đi làm vừa đi học đại học, theo đuổi chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch của Trường ĐH Thương mại.
“Lúc đó, mình vừa là nhân viên chính thức của khách sạn nhưng cũng là sinh viên của trường đại học”, anh Nguyên kể.
Anh Đỗ Công Nguyên vừa là giảng viên Trường ĐH Thương mại vừa là một đầu bếp có tay nghề cao và từng giành Huy chương Vàng nghề Nấu ăn tại Kỳ thi tay nghề ASEAN. Trong ảnh, thầy giáo Nguyên đang hướng dẫn sinh viên Nhật Bản nấu ăn.
Đến cuối năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyên tham gia thi và trúng tuyển làm giảng viên khoa Khách sạn – Du lịch của Trường ĐH Thương mại.
Cũng kể từ đó, ngoài việc giảng dạy chính tại Trường ĐH Thương mại, anh Nguyên còn dạy nghề bếp tại các trung tâm, trường nghề; tư vấn, đào tạo đầu bếp, nhân viên nấu ăn ở các nhà hàng;…
“Sau những giờ dạy trên giảng đường, mình quay trở lại với không gian bếp để chế biến những món ăn ngon. Cũng nhiều người bất ngờ khi thấy tôi đi làm đầu bếp bởi tưởng chỉ giảng viên đại học và cả ngược lại. Có người còn bất ngờ ái ngại hỏi hôm trước thấy nghe nói anh dạy ở Trường ĐH Thương mại mà, sao lại đến nấu ăn ở đây. Mình hay nói đùa rằng con người có hay tay, hai chân nên có thể làm nhiều việc khác nhau”.
Thầy giáo Nguyên bên căn bếp của gia đình.
Video đang HOT
Nhiều thời điểm, ngoài thời gian dạy ở Trường ĐH Thương mại, anh Nguyên tham gia nấu ăn tại các nhà hàng.
“Nhiều hôm, khi tôi đang sắp sửa vào giờ dạy ở trường, học trò nghề bếp vẫn gọi điện, nhắn hỏi cách nấu một món ăn thế nào cho ngon. Nhưng là giảng viên, nguyên tắc của tôi khi lên lớp là phải đúng giờ và tắt điện thoại, nên có lần, đang hướng dẫn nấu ăn cho đầu bếp một nhà hàng đến giữa chừng đành phải tắt máy để vào lớp. Lần đó, bên kia chẳng khác nào chơi Ai là triệu phú, gọi điện cho người thân nhờ trợ giúp mà mới tư vấn được một nửa đã hết giờ. Rất may, hôm đó, bạn nhân viên đó cũng nấu rất đạt và thậm chí còn ngon nhờ tự sáng tạo sau đó. Đó chỉ là một tình huống nhưng cũng là một câu chuyện rất thú vị, cho thấy rằng bản thân các bạn cũng có nhiều tiềm năng, tố chất nhưng nhiều khi không chịu tìm tòi, suy nghĩ và hay bị tâm lý dựa dẫm vào người khác, gặp cái gì cũng hỏi. Còn nếu như chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề, cố gắng, nỗ lực thì chắc chắn là làm được.
Anh Nguyên cho rằng, thực tế 2 công việc anh đang làm cũng hỗ trợ cho nhau rất nhiều. Có nhiều kiến thức thực tế thì những bài giảng, ví dụ của anh đưa ra đối với sinh viên cũng sinh động, thuyết phục và cập nhật sát thực tế hơn.
“Thực ra không chỉ hướng dẫn, đào tạo nấu ăn mà khi đi làm, với vai trò một bếp trưởng, mình cũng nắm được kiến thức về quản trị, điều hành mọi việc. Những điều này hoàn toàn có thể đưa vào trong việc đào tạo, giảng dạy sinh viên về quản trị khách sạn, nhà hàng,… Ngược lại, khi ra ngoài hướng dẫn mọi người cách nấu ăn, pha chế,… cũng cần rất nhiều yếu tố sư phạm và kinh nghiệm của một giảng viên giúp mình rất nhiều trong việc chỉ dẫn, truyền đạt”, anh Nguyên chia sẻ.
Từ đầu bếp trở thành giảng viên đại học.
Khi ở nhà, thầy giáo Nguyên vẫn thường xuyên vào bếp nấu đồ ăn cho cả nhà. “Vợ tôi cũng học ngành Khách sạn – Du lịch, nấu ăn cũng rất giỏi nên gần như không có sự phân chia mà lúc nào ai tiện việc gì thì làm việc đó. Chỉ khi gia đình có việc cỗ bàn lớn thì mình được giữ trọng trách nấu ăn. Hằng ngày, vợ chồng cũng thường xuyên trổ tài sáng tạo, chế biến những sản phẩm, món ăn mới để mời các thành viên trong gia đình và bạn bè thưởng thức”, anh Nguyên cười.
Ngày 4/10 vừa qua, thầy giáo Đỗ Công Nguyên tiếp tục được vinh danh Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam lần thứ hai liên tiếp.
Anh Nguyên cho hay, việc được trao vinh dự này càng khiến anh cảm thấy phải trách nhiệm hơn với cộng đồng, xã hội, cố gắng làm sao để lan tỏa tình yêu, tạo ảnh hưởng tích cực lên mọi người, đặc biệt đối với các bạn trẻ để họ hiểu rõ vai trò và sự cần thiết phải có kỹ năng nghề.
Thầy giáo Đỗ Công Nguyên (áo xanh, giữa) được tôn vinh một trong các Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam.
Anh dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ban chuyên gia các cuộc thi tay nghề; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các học viên thông qua các kênh thông tin khác nhau,… Qua đó, lan tỏa, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, giúp xã hội hiểu hơn về sự cần thiết của việc nâng tầm trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
Còn với vai trò của một giảng viên đại học, anh Nguyên muốn tổ chức nhiều hơn những buổi chia sẻ, tư vấn định hướng giúp các sinh viên hiểu sâu hơn về những yêu cầu của nghề nghiệp.
“Mình cũng gắng vận dụng những mối quan hệ để kết nối với các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp cận môi trường thực tế, học hỏi, làm thêm, thậm chí mở ra các cơ hội việc làm”, anh Nguyên nói.
Học nghề cũng là cách thực hiện giấc mơ
Học trò tôi không có điều kiện để theo đuổi giấc mơ vào đại học, cũng không có cơ hội để học ở một trường nghề chính quy.
Ảnh minh họa/INT
Em cũng không phải là một điển hình thành công nhưng tôi muốn kể ra đây câu chuyện vượt khó học nghề của em với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ: HỌC NGHỀ CŨNG LÀ TƯƠNG LAI.
Học trò bảo đi học nghề, tôi hoang mang...
Em từng nói với tôi về ước mơ muốn trở thành một kiến trúc sư nhưng sau đó lại bảo muốn trở thành đầu bếp. Tôi vui vẻ chúc em sẽ trở thành một đầu bếp giỏi. Mọi thứ cứ tưởng là lý thuyết, nhưng khi em bảo sẽ đi học nghề nấu ăn thì tôi ít nhiều hoang mang.
Tôi thấy tiếc. Học lực không phải là ưu thế nhưng em rất năng nổ, xông xáo. Với tác phong nhanh nhẹn và học lực tầm khá thì việc sở hữu tấm bằng đại học và một công việc ổn định là không quá khó với em. Nhưng trong buổi liên hoan chia tay lớp 9, lớp trưởng Trần Trung Chính nói sẽ đi học nghề.
Tôi thấy bất an nên hỏi: Sao em không học tiếp? Em thưa, nhà không có điều kiện. Đi học tiếp là vắt kiệt công sức của ba mẹ. Có tấm bằng đại học rồi thì chưa chắc đã kiếm được việc làm, em thấy không ổn. Để bảo đảm kinh tế, không phải bỏ học giữa chừng thì em chỉ còn cách đi học nghề.
Thật tình thì em muốn vào một trường nghề nhưng hoàn cảnh không cho phép. Em sẽ vào làm ở nhà hàng, ba của bạn em là ông chủ, bác ấy đã đồng ý cho em vào bếp của nhà hàng phụ việc và học nấu ăn.
Trong tình huống đó, tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc cầm tay em bảo cố gắng...
Gặp lại em sau mười năm
Gặp lại sau mười năm, em tự tin kể: Thời gian đầu vào bếp học nghề, mọi thứ không như ở trường học. Cũng có lúc chán nản, em cứ tự hỏi, liệu mình làm thế này có đúng không? Phải mất một thời gian em mới thích nghi với môi trường mới.
Và không lâu sau đó em nhận ra lựa chọn của mình là đúng, điều đúng nhất là em có cơ hội sớm để thể hiện sở trường. Bây giờ nếu thời gian quay ngược, nếu nhà có điều kiện, em vẫn chọn đi học nghề.
Khi được hỏi em có thấy tri kiến của mình thua các bạn cùng trang lứa thì em trả lời rất bản lĩnh: Em không có lí do để tự ti khi không theo học đại học. Mỗi người có một thế mạnh và một hoàn cảnh khác nhau.
Em nhận ra tri thức không liên quan lắm đến nhận thức. Em còn nghĩ, học cho tới cùng cũng là học để làm người, có việc làm, kiếm tiền thôi. Em thua các bạn về bằng cấp chính quy nhưng em tự trau dồi, tự rèn luyện và có cơ hội va chạm cuộc sống sớm nên em có trải nghiệm, vốn sống, kĩ năng sống thì em không thua.
Tôi tò mò hỏi công việc của em bây giờ thế nào, thu nhập ra sao thì Chính khiêm tốn chia sẻ: Hiện em chỉ là đầu bếp một nhà ăn nhỏ ở Sóc Trăng. Thu nhập không cao nhưng đủ sống và hàng tháng cũng có gửi về cho ba mẹ chút ít.
Tôi hỏi thêm, điều gì khiến em bằng lòng với lựa chọn của mình thì Chính mỉm cười: Vui nhất là em được là chính mình, được làm công việc mà em yêu thích. Nấu ăn, người ta vẫn nghĩ nghề này chẳng cần trình độ nên không cao quý (có khi không được xem trọng) nhưng em không xem nghề này chỉ là công việc nuôi thân.
Với em, nghề là nghiệp, nghề là cuộc sống nên bản thân mỗi ngày cố gắng, sáng tạo và sáng tạo. Chính thổ lộ ước mơ mở một trung tâm dạy nấu ăn, nếu nhỏ hơn sẽ là một lớp dạy nấu ăn.
Em muốn đó sẽ là một trường nghề cho những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng vào đại học. Em muốn trung tâm đó sẽ tồn tại dưới hình thức vừa học vừa làm - như ngày xưa em đã theo học.
Kết thúc câu chuyện, tôi và em đều tâm đắc với ý nghĩ: Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, học nghề cũng là tương lai. Mừng vì em đã chọn đúng đường để phát huy sở trường.
Tôi sẽ dõi theo em, sẽ chờ đợi trung tâm/lớp nấu ăn vừa học vừa làm của em, cầu mong ước mơ đó sẽ sớm đạt thành tựu.
Cô giáo người Việt hơn 10 năm dạy tiếng Anh trên đất Mỹ Chị Phùng Thùy Linh (Linh Phung) đã sinh sống và làm việc ở Mỹ 15 năm. Trong đó, chị Linh đã có tới 10 năm làm quản lý và giảng dạy ở chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế ở ĐH Chatham. Chị Phùng Thùy Linh từng là giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Bước...