Tàu phá băng Mỹ đi Nam Cực cứu tàu Nga-Trung
Một tàu phá băng của Mỹ hôm nay 5/1 sẽ khởi hành đi Nam Cực để trợ giúp một tàu Nga và một tàu Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong lớp băng dày.
Tàu phá băng Xue Long của Trung Quốc tại Nam Cực.
Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA) cho hay Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã đồng ý với đề nghị của AMSA nhằm trợ giúp tàu Nga Akademik Shokalskiy và tàu phá băng Trung Quốc Xue Long đang bị mắc kẹt.
Xue Long đã bị kẹt trong băng sau khi sử dụng trực thăng để vận chuyển hàng chục hành khách từ tàu Akademik Shokalskiy tới một tàu của Úc an toàn.
Tàu phá băng Polar Star của Mỹ, hiện đang thực hiện sứ mệnh dọn dẹp một con kênh để tái cung ứng cho trạm nghiên cứu McMurdo của Mỹ, sẽ khởi hành từ Sydney vào hôm nay sau khi nhận các đồ hàng tiếp tế.
Con tàu dài 122 m có khả năng phá băng liên tục 1,8 m trong khi di chuyển với tốc độ 3 hải lý/giờ và có thể phá băng dày hơn 6 m.
Dự kiến Polar Star mất 7 ngày để tới Vịnh Commonwealth, nơi tàu của Nga và Trung Quốc đang bị kẹt trên băng.
Video đang HOT
“Ưu tiên cao nhất của chúng tôi là sự an toàn của các mạng sống trên biển và đó là lý do tại sao chúng tôi trợ giúp để phá đường đi cho cả hai tàu”, Phó đô đốc Paul Zukunft, chỉ huy khu vực Thái Bình Dương của Lực lượng bảo vệ bảo bờ biển Mỹ, cho biết trong một tuyên bố.
Xue Long hay Rồng Tuyết đã gần cắt được lớp băng dày để tiếp cận tàu Shokalskiy khoảng 1 tuần trước nhưng phải từ bỏ nỗ lực sau khi nhận ra rằng nó không thể vượt qua băng.
Hãng tin Xinhua, vốn có các phóng viên trên tàu Xue Long, cho hay đường đi của con tàu đã bị chặn kể từ hôm 3/1 do một núi băng trôi dài khoảng 1 km.
Còn Shokalskiy, chở 74 người, đã bị mắc kẹt kể từ hôm 24/12 tại khu vực cách trạm nghiên cứu Nam Cực Dumont d’Urville của Pháp khoảng 100 hải lý về phía đông.
52 hành khách trên tàu đã được sơ tán khỏi Shokalskiy, trong khi 22 thủy thủ vẫn ở lại trên tàu cho tới khi con tàu được giải phóng.
Theo Dantri
Rồng Trung Quốc kẹt cứng trong băng Nam Cực
Ngày 4/1, tàu phá băng Rồng Tuyết của Trung Quốc lại kẹt cứng giữa những lớp băng dày ở Nam Cực, sau khi hỗ trợ giải cứu thành công 52 hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy của Nga bị mắc kẹt ở khu vực này từ ngày 24/12.
Tàu phá băng Rồng Tuyết của Trung Quốc đã giúp đỡ đưa các hành khách trên tàu Akademik Shokalskiy của Nga bị mắc kẹt tại Nam Cực tới tàu phá băng Aurora Australis của Australia.
Sau khi tham gia cứu hộ tàu của Nga, tàu phá băng Rồng Tuyết của Trung Quốc bị mắc kẹt tại Nam Cực.
Nhưng sau đó chính con tàu này lại không thoát được băng giá Nam Cực. Hiện tàu Rồng Tuyết đang bị vây hãm trong lớp băng rất dày và cố thoát ra nhưng chưa được.
Thuyền trưởng con tàu cho biết cho đến giờ con tàu vẫn an toàn, chưa cần cứu hộ vì thực phẩm trên tàu đủ dùng trong vài tuần tới. "Tàu Rồng Tuyết đã xác nhận với cơ quan an toàn hàng hải Australia họ đang bị kẹt trong băng", cơ quan an toàn hàng hải Australia (AMSA) cho biết.
Để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, tàu Aurora Australia đã ở lại để tham gia giải cứu trong trường hợp tàu Rồng Tuyết cần giúp đỡ.
Mũi tàu phá băng Trung Quốc Rồng Tuyết đang kẹt trong biển băng dày
Tàu phá băng của Australia dự định sẽ di chuyển tới căn cứ Casey ở Nam Cực để tiếp nhiên liệu và hàng hóa trước khi đưa những hành khác trên tàu của Nga trở lạiAustralia.
Trước đó, một máy bay trực thăng từ tàu Rồng Tuyết đã tham gia giải cứu 52 nhà khoa học và khách du lịch từ tàu của Nga sang tàu của Australia vào tối ngày 2/1. Tàu Akademik Shakalskiy của Nga bị mắc kẹt giữa lớp băng dày ở Nam Cực từ đêm Giáng sinh.
AMSA khặng định 22 thành viên thủy thủ đoàn sẽ vẫn ở lại trên tàu Akademik Shokalskiy và tàu này vẫn có thể cung cấp thực phẩm cho những người ở lại trong vòng vài tuần.
Tổng giám đốc của AMSA, John Young cho biết ông không biết tàu Akademik Shokalskiy sẽ mắc kẹt trong băng bao lâu, nhưng các phương tiện truyền thông Nga trích dẫn nguồn tin từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực Nga nói rằng tàu không thể được giải cứu trước 7-8/1.
Tuy là một nước mới chen chân vào khu vực Nam Cực nhưng đã thể hiện được tham vọng của mình ở nơi đây bằng các hành động cụ thể.
Từ năm 1985 - 2012, Bắc Kinh đã tiến hành 5 cuộc thám hiểm Bắc cực và 28 cuộc thám hiểm Nam cực. Nước này cũng đã xây dựng Trạm nghiên cứu Hoàng Hà vào năm 2004 ở Ny-Alesund (Na Uy), và ký kết thỏa thuận với Công ty công nghệ Bắc cực Aker (Phần Lan) để đóng một tàu phá băng vào năm 2014, là chiếc thứ hai sau chiếc Rồng Tuyết mà Bắc Kinh đã mua của Ukraine vào năm 1993.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có đại diện tham gia vào Ủy ban Khoa học Bắc cực, Tuần Hội nghị thượng đỉnh khoa học Bắc cực, Ủy ban Quản lý khoa học Bắc cực Ny-Alesund, và dự án Năm Quốc tế Địa cực.
Bắc Kinh hiện chi khoảng 60 triệu USD mỗi năm cho việc nghiên cứu địa cực, và đang xây dựng một Trung tâm nghiên cứu Bắc cực Trung Quốc - Bắc Âu ở Thượng Hải, và có kế hoạch gia tăng số lượng nhân viên nghiên cứu từ 5 lên đến... 1.000 người.
Theo Dantri
Tàu phá băng Trung Quốc lại mắc kẹt sau khi giải cứu tàu Nga ở Nam Cực Một tàu phá băng của Trung Quốc, vốn trợ giúp giải cứu 52 hành khách khỏi một tàu thám hiểm của Nga bị kẹt lại Nam Cực, hôm nay 3/1 lại bị mắc kẹt trong lớp băng dầy, làm phức tạp thêm chiến dịch cứu hộ luẩn quẩn kéo dài 9 ngày. Tàu phá băng Xue Long của Trung Quốc tại Nam Cực....