Hoàn tất sứ mệnh giải cứu 52 người bị mắc kẹt tại Nam Cực
Các nhân viên cứu hộ tại Nam Cực đã giải cứu an toàn tất cả 52 hành khách vốn bị mắc kẹt trên tàu nghiên cứu Akademik Shokalskiy của Nga suốt hơn 1 tuần qua.
Các hành khách lên trực thăng để được sơ tán.
Một trực thăng Trung Quốc đã đưa các hành khách ra khỏi tàu Akademik Shokalskiy trong một sứ mệnh giải cứu bị trì hoãn hôm qua.
Tàu Akademik Shokalskiy đã bị mắc kẹt trên băng ở vị trí cách căn cứ Dumont D’Urville của Pháp khoảng 100 hải lý kể từ hôm 24/12. Tàu chở 22 thành viên thủy thủ đoàn và 52 hành khách, nhiều trong số đó là các nhà khoa học.
Trực thăng Trung Quốc, từ tàu phá băng Xue Long, đã hạ cánh trên băng gần tàu Nga và sau đó chuyên chở các hành khách tới một tàu của Úc, Aurora Australis.
Video đang HOT
Sau khi quá trình giải cứu 52 hành khách hoàn tất, 22 thủy thủ vẫn ở lại trên tàu, chờ thời tiết ấm hơn để có thể đưa tàu ra khỏi băng.
Mặc dù bị mắc kẹt nhưng các nhà khoa học trên tàu vẫn tiếp tục thực hiện các thí nghiệm khoa học, đo nhiệt độ và độ mặn thông qua các vết nứt tại vùng băng lân cận. Một trong những mục tiêu là theo dõi xem băng Nam Cực tan nhanh như thế nào.
Tàu Akademik Shokalskiy mang theo nhiều độ dữ trữ và hoàn toàn không bị nguy hiểm.
Theo Dantri
Trực thăng Black Hawk của Mỹ bị nhái ở Trung Quốc?
Mẫu trực thăng Z-20 mà Trung Quốc vừa cho bay thử nghiệm đang bị giới công nghiệp quốc phòng thế giới nghi là bản nhái của trực thăng Sikorsky UH-60 (Black Hawk) của Mỹ.
Hình ảnh Z-20 của Trung Quốc đang bay thử.
Tờ Global Times vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên (dẫn từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của Trung Quốc) của mẫu máy bay trực thăng Z- 20 mà nước này sản xuất, đang thực hiện chuyến bay đầu tiên ở phía đông bắc Trung Quốc vào hôm thứ Hai tuần trước.
Tờ báo này cho rằng mẫu trực thăng này hoàn toàn do quân đội Trung Quốc thiết kế và sản xuất có công suất 10 tấn và tương tự mẫu Black Hawk do Mỹ chế tạo. Nhưng các chuyên gia về công nghệ quân sự thế giới lại tỏ ra rất nghi ngờ tuyên bố này và họ cho rằng, rất có thể đó là một phiên bản sao chép kết hợp với những công nghệ ăn cắp từ mẫu máy bay của Mỹ.
Nghi vấn này hoàn toàn có cơ sở bởi truyền thống "làm nhái" của quân đội Trung Quốc đối với những loại vũ khí công nghệ cao. Thêm vào đó, hồi những năm 1980, Trung Quốc đã đặt mua một số mẫu trực thăng 24 S-70C-2s, phiên bản dùng trong dân sự của mẫu trực thăng tấn công Black Hawk. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra đặc biệt ấn tượng với khả năng của những chiếc trực thăng Mỹ nhất là độ cao mà nó có thể đạt được. Dù hợp đồng là mua về để sử dụng trong dân sự nhưng tất cả những chiếc 24 S-70 C-2s đều được quân đội Trung Quốc quản lý và sử dụng.
Thêm vào đó, một số nguồn tin bí mật còn cho rằng giới tình báo Pakistan (một "láng giềng thân thiết" của Trung Quốc) đã chuyển cho PLA những thông tin tối mật về mẫu trực thăng Black Hawks mà thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng để tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi năm 2011. Chiếc trực thăng được các kỹ sư Trung Quốc lấy mẫu và quan sát chính là chiếc bị rơi trong chiến dịch này bất chấp quân đội Mỹ khẳng định họ đã cho nổ để xóa hết dấu vết, kể cả phần đuôi còn lại sau tai nạn.
Do đó, có vẻ như cái gọi là "tự phát triển" của Trung Quốc thực chất là một kiểu thiết kế "lấy cảm hứng" từ thiết kế của Mỹ. Hồi năm ngoái, khi Trung Quốc công bố các mẫu trực thăng tấn công Z-10/WZ-10, nó cũng tuyên bố là PLA tự thiết kế và sản xuất. Nhưng hồi đầu năm nay, Sergei Mikheyev, kỹ sư thiết kế trưởng của Cục Thiết kế Kamov, một nhà thiết kế máy bay trực thăng của Nga, tiết lộ rằng công ty của ông đã bí mật cung cấp các thiết kế ban đầu của Z-10/WZ-10 cho Trung Quốc từ giữa những năm 1990. Một số người cho rằng Trung Quốc cũng đã nhân bản mẫu trực thăng AH-64D Apache của Boeing.
Tuy nhiên, tờ "The Aviationist" chỉ ra rằng có một số khác biệt đáng chú ý giữa Black Hawk của Mỹ và Z-20 của Trung Quốc. Cụ thể, Z- 20 có một cánh quạt 5 cánh so với cánh quạt 4 cánh trên Black Hawk, Z-20 cũng có cabin lớn hơn và phần đuôi cũng khác nhau. Dựa trên hình ảnh và vị trí của các chuyến bay thử nghiệm, tờ Aviation Week nghi ngờ rằng nó được chế tạo bởi tập đoàn sản xuất máy bay Harbin (HAMC) của Trung Quốc.
Cư dân mạng Trung Quốc chỉ ra những chi tiết khác nhau của Z-20 và Black Hawk
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post - SCMP) trích dẫn nhận định của một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng "Z- 20 sẽ lấp đầy một khoảng trống trong kho vũ khí quân sự của Trung Quốc". Một nhà bình luận quân sự khác phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã nói rằng Z-20 nên được phân loại như là một mẫu trực thăng nằm giữa phân khúc trực thăng tấn công nhanh và trực thăng vận tải hạng nặng. SCMP tiết lộ, mẫu trực thăng này rất linh hoạt và có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ bao gồm cả tấn công, vận chuyển, chiến tranh điện tử và các hoạt động đặc biệt. Tờ báo Hong Kong cũng cho biết báo cáo phương tiện truyền thông Trung Quốc đã nghi ngờ rằng nó có thể được sử dụng trên các tàu chiến, bao gồm cả tàu sân bay duy nhất của nước này. Một cách sử dụng tiềm năng khác là Z-20 được sử dụng để triển khai quân cho miền núi, vùng hiểm trở của Tây Tạng.
The Aviationist dự báo Z- 20 sẽ thay thế Mi-17 và Mi- 171.
Theo Xahoi
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt giữa băng khi đi giải cứu tàu Nga Một chiếc tàu phá băng của Trung Quốc trên đường tới giải cứu một chiếc tàu nghiên cứu của Nga tại Nam Cực đã bị mắc kẹt trong băng khi còn cách mục tiêu 6,5 hải lý, báo giới Úc đưa tin. Tàu phá băng Xuelong (rồng tuyết) của Trung Quốc Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Úc (AMSA), đơn vị...