Trung Quốc ra tay “cứu” tàu Nga mắc cạn ở Nam Cực
Trung Quốc đã phái một tàu phá băng đến vị trí một tàu nghiên cứu khoa học của Nga đang bị mắc kẹt trên băng ở Nam Cự.
MV Akademik Shokalskiy bị mắc kẹt từ đêm Giáng sinh.
Cơ quan an toàn hàng hải Úc, cơ quan đang phối hợp cứu trợ tàu MV Akademik Shokalskiy, bị mắc kẹt trên băng ở Nam Cực từ đêm Noel 24/12, cho biết tàu mắc kẹt đã phải đối mặt với gió rất mạnh và tầm nhìn hạn chế. Tàu với 74 người trên boong đã bị mắc kẹt trên băng ở vị trí cách căn cứ Dumont D’Urville của Pháp khoảng 100 hải lý.
3 tàu được trang bị khả năng phá băng đã chuyển hướng để tới giúp tàu bị mắc kẹt, với tàu Trung Quốc Snow Dragon (Rồng Trắng) dự kiến sẽ tới khu vực tàu Nga mắc kẹt vào ngày hôm nay 27/12.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ tàu Trung Quốc sẽ cắt băng giải phóng tàu Nga luôn hay đợi 2 tàu khác, tàu L’Astrolabe của Pháp và tàu Aurora Australis của Úc, tới hỗ trợ cùng.
Chris Fogwill, nhà khoa học trên tàu Akademik Shokalskiy, cho biết tàu đã ở trong khu vực trước đây thường là vùng nước mở, nhưng do thời tiết thay đổi, khu vực đã biến thành băng. Sau đó tàu cũng gặp bão lớn vào ngày thứ năm.
Tàu của Nga được trữ lương thực đầy đủ và không gặp nguy hiểm. Thủy thủ khởi động động cơ tàu ít nhất một lần một ngày để đảm bảo tàu không bị đóng băng.
Theo Dantri
Trung Quốc xây 2 trạm nghiên cứu mới tại Nam Cực
Các công nhân Trung Quốc đang xây dựng trạm nghiên cứu thứ 4 tại Nam Cực và một trạm thứ 5 đang được lên kế hoạch, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay đưa tin. Đây là một phần trong tham vọng của Bắc Kinh nhằm tăng cường sự hiện diện tại "lục địa băng".
Tờ Chinadaily đưa tin, các công tác xây dựng tại tòa nhà chính của trạm nghiên cứu thứ 4, có tên là Taishan, sẽ hoàn thành vào năm tới.
Taishan sẽ được sử dụng trong mùa hè để nghiên cứu "địa chất học, các sông băng, khoa học địa chất và địa từ", tờ báo cho biết, nói thêm rằng tòa nhà chính sẽ có hình giống chiếc đèn lồng của Trung Quốc.
Các bức ảnh cho thấy một tàu phá băng của Trung Quốc chở 256 người đang trên đường tới Nam Cực. Đoàn thám hiểm này cũng sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường cho một trạm nghiên cứu khác.
Thông tin trên diễn ra chỉ một tháng sau khi Trung Quốc bác các đề xuất nhằm thành lập 2 khu bảo tồn động thực vật rộng lớn tại Nam Cực.
Các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích các quốc gia phản đối kế hoạch trên, nói rằng vùng biển chứa 16.000 loài động thực vật khác nhau, như cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt... đang bị đe dọa.
Trung Quốc là "người đến sau" trong cuộc thám hiểm Nam Cực, đưa nhóm thám hiểm đầu tiên tới lục địa xa xôi năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên ở đó năm 1985.
Gần 30 quốc gia hiện đang điều hành các trạm nghiên cứu tại Nam Cực, trong đó có Mỹ, Nga, Úc, Anh, Pháp, Argentina.
Argentina, một trong những quốc gia gần Nam Cực nhất, có nhiều trạm nghiên cứu nhất, 13 trạm. Mỹ có 6 trạm nghiên cứu, trong khi Nga có 12 và Nhật có 5.
Theo Dantri
Những sự thật "khó tin" về Trái Đất Có bức ảnh được chụp từ khoảng cách xa 3,7 tỷ dặm, 100 tấn bụi thiên thạch rơi xuống Trái Đất mỗi ngày hay chính xác thì một ngày không phải có 24 tiếng... Thật khó tin nhưng đó lại là sự thật. Bạn sẽ cảm thấy thế giới thật tuyệt vời và đáng khám phá chừng nào khi biết về những sự...