Tàu ngầm Amur của Nga: Sự hấp dẫn không thể chối từ
Hiện trên thế giới không có loại tàu ngầm nào có sức hút lớn như tàu ngầm Amur của Nga, tính đến đầu năm 2013 đã có 3 nước chính thức đặt mua và hàng loạt quốc gia ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.
Lãnh đạo cao cấp của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport là ông Andre Sirkin vừa tiết lộ một thông tin gây chú ý là: Tính đến đầu năm 2013, trong số 9 nước đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa hoặc phát triển mới hạm đội tàu ngầm, đã có 3 nước lựa chọn loại tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur – biến thể chuyên xuất khẩu cỡ nhỏ của tàu ngầm Lada của Nga, ngoài ra còn có hàng loạt nước bày tỏ sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.
Ông Andre Sirkin từ chối tiết lộ danh tính của 3 nước đã đặt hàng tàu ngầm Amur và một số nước quan tâm nhưng ông cho biết, ngoài các ưu điểm nổi bật như: độ ồn thấp, phạm vi tác chiến rộng, khả năng an toàn cao, hệ thống vũ khí mạnh, giá thành rẻ, việc tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur được trang bị động cơ sử dụng hệ thống động lực không cần không khí (AIP) đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các khách hàng nước ngoài.
Tàu ngầm Lada – nguyên mẫu của tàu ngầm kiểu 1650 lớp “Amur”
Hiện tàu ngầm Amur đang chiếm ưu thế trong cuộc đấu thầu mua sắm 6 tàu ngầm thông thường của hải quân Ấn Độ. Tham gia dự thầu gồm có 4 nhà sản xuất tàu ngầm nổi tiếng trên thế giới là nhà máy đóng tàu HDW của Đức, công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, công ty DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha. Trước đây, lợi thế thuộc về công ty DCNS của Pháp nhưng hiện nay “gió đã xoay chiều” khi Amur 1650 sử dụng động cơ AIP.
Video đang HOT
Việc phải cạnh tranh cùng một số loại tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay như: tàu ngầm lớp “Scorpene” của DCNS, tàu ngầm kiểu 214 của HDW và tàu ngầm S-80 của Navantia không làm Rosoboronexport phải e ngại vì ngoài tính năng tương đồng, Amur có 2 ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm của nhà thầu khác.
Thứ nhất là Amur có giá rẻ hơn, Nga lại là bạn hàng thân thiết với Ấn Độ, mua tàu ngầm Amur của Nga sẽ thuận lợi cho công tác bảo dưỡng và nâng cấp hiện đại, điều này Ấn Độ đã thấy được khi mua và nâng cấp 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM trước đây, chính Nga đã biến chúng thành những tàu ngầm Kilo mạnh nhất thế giới.
Thứ 2 là Amur hoàn toàn phù hợp với các loại tên lửa thế hệ Club-S, đặc biệt là loại tên lửa siêu âm BrahMos phiên bản tàu ngầm mà Nga đang giúp Ấn Độ phát triển. Việc sử dụng các loại tên lửa này không hề có bất cứ trở ngại nào và không cần phải điều chỉnh bất cứ tham số gì.
Mô hình đồ họa của tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur
Đây chính là điểm hấp dẫn nhất đối với các bạn hàng truyền thống của Nga và cũng là điểm mà một số nước có nhu cầu “làm hàng nhái” các loại tên lửa ưu việt của Nga thèm muốn. Theo nguồn tin không chính thức, ngoài Trung Quốc ra, 2 nước đã chính thức đặt mua tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur mà ông Andre Sirkin đề cập đến có thể là Venezuela và chính là Ấn Độ.
Theo ANTD
Mỹ tái lập hạm đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo
Nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến ngầm phục vụ kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược, hải quân Mỹ bắt đầu chú trọng tới các kế hoạch phát triển tàu ngầm và có khả năng sẽ khôi phục lại lực lượng tàu ngầm như dưới thời chiến tranh lạnh.
Hiện hải quân Mỹ đang đầu tư rất nhiều kinh phí cho các kế hoạch tàu ngầm, trong đó, nổi bật là kế hoạch phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới SSBN (X).
Thiếu tướng hải quân Bruner, Giám đốc trung tâm tác chiến dưới nước của hải quân Mỹ cho biết, năng lực hạt nhân chiến lược là yếu tố tiên quyết, rất quan trọng trong cả tấn công và phòng thủ, hơn nữa, do mối quan hệ khăng khít giữa Mỹ và đồng minh quan trọng là Anh, nên các hạng mục tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lại càng trở nên cần thiết.
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ hiện nay là kết quả của 2 kế hoạch phát triển trong giai đoạn thập niên 60 và 80 của thế kỷ trước, đa số đã bắt đầu đến giai đoạn đào thải. Để tránh sự hẫng hụt quá lớn về số lượng tàu ngầm chiến lược, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng nên cải tạo, nâng cấp hiện đại các tàu ngầm lớp Virginia.
Tàu ngầm Alexander Nevsky - Project 955 lớp Borei của Nga
Thế nhưng ông Bruner cho rằng, qua phân tích các phương án thay thế, hải quân Mỹ xác định, tiếp tục sử dụng các tàu ngầm lớp Virginia sẽ rất tốn kém ngân sách vì một mặt nó sẽ cần rất nhiều các hạng mục đại tu và cải tạo, nâng cấp; mặt khác nếu tiếp tục sử dụng Virginia, hải quân Mỹ sẽ phải đóng rất nhiều tàu mới đáp ứng được yêu cầu phát triển hạm đội SSBN (X).
Với những nguyên nhân trên, vừa qua, hải quân Mỹ đã phê chuẩn nguồn ngân sách 3,1 tỷ USD để phục vụ cho các vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo trong tương lai.
Hiện nay hải quân Mỹ cũng đang bạo chi trong dự án tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo mang tên "kế hoạch thay thế Ohio" (ORP). Trong kế hoạch này, hải quân Mỹ dự định sẽ phát triển một loạt 12 chiếc tàu ngầm thế hệ mới nhằm thay thế 14 chiếc lớp "Ohio" hiện đang sử dụng. Dự tính giá thành mỗi chiếc sẽ dao động trong khoảng 5,5-6 tỷ USD, như vậy để sở hữu 12 tàu này hải quân Mỹ sẽ phải tiêu tốn tới 65-70 tỷ USD.
Tàu ngầm USS Maine (SSBN-41) thuộc lớp Ohio của Mỹ
Có thể nói, quyết định thay thế chứ không tiếp tục nâng cấp các tàu ngầm lớp Ohio và Virginia sẽ khiến Mỹ phung phí hàng trăm tỷ USD, trong khi hiện Nga chỉ có 1 dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược duy nhất lớp Borei mang tên lửa đạn đạo Bulava, mà hiện họ cũng mới triển khai đóng có 3 chiếc.
Theo ANTD
Thượng viện Mỹ cấm Bộ Quốc phòng mua vũ khí của Nga Mọi người thường thắc mắc từ trước đến nay chưa bao giờ thấy Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các hợp đồng mua vũ khí Nga, mà nếu có thì Mỹ mua vũ khí Nga để làm gì khi họ vẫn đang thừa thãi các loại vũ khí hiện đại? Vừa qua, Thượng viên Mỹ đã liệt nhà xuất khẩu vũ khí nổi...