Tàu ma ‘hiện hình’ trong mỏ than sau 1.700 năm mất tích
Con tàu ma dài tới 20 m, đáy phẳng như sà lan và có thể là báu vật quan trọng tiết lộ về thành đô Viminacium lừng danh của La Mã.
Theo Live Science, con tàu ma được phát hiện bởi những người khai thác than ở Serbia, ngay ở vùng biên giới cổ xưa của Đế chế La Mã.
Các nhà khảo cổ vẫn đang chờ kết quả xác định niên đại chính thức bằng đồng vị carbon phóng xạ, nhưng họ tin rằng nó thuộc về thế kỷ thứ III hoặc IV sau Công nguyên, tức ít nhất 1.700 tuổi.
Một phần tàu ma La Mã dần lộ ra giữa cuộc khai quật ở Serbia – Ảnh: VIỆN KHẢO CỔ HỌC SERBIA
Video đang HOT
Nhóm khai quật đang rất vất vả chạy đua với thời gian, bởi gỗ lâu năm khi lộ ra dưới ánh nắng chói chang có thể phân hủy cực kỳ nhanh chóng, khiến báu vật này bị hư hỏng cực nhanh. Họ đã phải tưới nước liên tục vào con tàu để giữ ẩm trong khi làm việc.
Xác tàu ma này có chiều dài lên đến 20 m, ngang 3,5 m, đáy phẳng như sà lan, khiến các nhà khảo cổ từ Viện Khảo cổ học của Serbia (trụ sở tại thủ đô Belgrade) tin rằng nó là một tàu chở hàng cỡ lớn.
Thiết kế của con tàu và vị trí nó nằm cho thấy trong quá khứ, nó có thể là tàu chở hàng đến thành đô Viminacium cách đó khoảng 1 dặm dọc theo sông Danube. Nó có thể hoạt động bằng cách kéo bằng dây bởi người trên bờ hoặc dùng mái chèo.
Không có tàn tích rõ ràng của buồm được tìm thấy, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng tàu này có buồm phụ, lợi dụng sức gió hỗ trợ khi điều kiện thuận lợi.
Việc nghiên cứu con tàu ma chỉ mới bắt đầu, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó là kết nối quan trọng với Viminacium huyền thoại, một trung tâm thương mại – văn hóa quan trọng của khu vực.
Viminacium là một khu định cư kết hợp với pháo đài quân sự, thủ phủ của tỉnh biên giới Moesia Superior của Đế chế La Mã, với tận 45.000 dân, một con số khổng lồ vào thời điểm đó.
Thành đô này được dựng lên từ những năm đầu của thế kỷ thứ I sau Công nguyên, bị phá hủy bởi người Huns vào năm 411, những người đã chấm dứt sự cai trị của La Mã ở phần lớn châu Âu.
Vào đầu thế kỷ thứ VI, Viminacium được xây dựng lại bởi Justinian Đại đế của Đế chế Byzantine, nhưng rồi lại bị phá hủy vào cuối thế kỷ bởi cuộc xâm lược của người Avars từ thảo nguyên Á – Âu.
Dọn nhà, phát hiện báu vật bị lãng quên trị giá hơn 6 tỷ đồng
Không ngờ, báu vật bị lãng quên suốt nhiều năm lại có giá hàng tỷ đồng.
Một người phụ nữ người Anh trong lúc dọn nhà để chuyển đi đã vô tình tìm thấy chiếc bát sứ trên kệ để đồ. Trong trí nhớ của bà, chiếc bát này đã ở đó nhiều năm và gia đình của người phụ nữ cũng quên mất nó.
Chiếc bát sứ nhỏ màu trắng và xanh lam nhạt. Nó được chạm khắc tinh xảo với những bông hoa sen, mẫu đơn, cẩm quỳ, cùng với những quả thạch lựu, hồng, đào.
Người phụ nữ này mang chiếc bát sứ tới một nhà đấu giá ở thành phố Bath, hạt Somerset, Anh nhờ kiểm định. Sau khi kiểm tra kỹ càng, các chuyên gia nói chiếc bát sứ này là báu vật cực hiếm, niên đại từ thời hoàng đế Ung Chính của Trung Quốc (1678-1735). Tuổi đời của chiếc bát sứ đã lên tới gần 300 năm.
Hóa ra chiếc bát sứ bị bỏ quên trên kệ để đồ có giá lên tới hơn 6 tỷ đồng. (Ảnh: Dailymail)
Ban đầu, các chuyên gia ước đoán giá của chiếc bát sứ này từ 20.000-30.000 bảng (khoảng 600 - 900 triệu đồng). Nhưng cuối cùng, chiếc bát lại được bán với giá 220.000 bảng Anh (tương đương hơn 6,6 tỷ đồng) cho một vị khách người Trung Quốc.
Theo chuyên gia đồ cổ ở nhà đấu giá Aldridges of Bath - Ivan Street cho biết, người phụ nữ không hề biết giá trị thực của chiếc bát sứ. Ông chia sẻ, trước đó từng bán đấu giá một chiếc bát sứ tương tự với giá 110.000 (hơn 3,3 tỷ đồng). Vì thế, ông rất bất ngờ khi chiếc bát sứ này được trả giá gấp đôi.
Giải thích về sự quý hiếm của chiếc bát, ông Street cho hay, hoàng đế Ung Chính trị vì trong thời gian ngắn (chỉ 13 năm) nên các đồ vật chất lượng thời đó rất hiếm.
'Báu vật' trong căn cứ Mỹ tiết lộ điều gây sốc 400.000 năm trước Trong một căn cứ mật của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy trong tủ đông một báu vật bị bỏ quên từ những năm 1960, có thể tiết lộ những bí mật cổ xưa của hành tinh. Theo Sience, nhóm nghiên cứu Mỹ - Bỉ - Đan Mạch dẫn đầu bởi TS Andrew J.Christ từ Đại học Vermont (Mỹ) đã xem...