Phát hiện loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất
Các nhà khoa học cho biết, hóa thạch của một phần bộ xương được phát hiện ở Peru là của loài cá voi cổ đại, được ước tính nặng hơn 300 tấn.
Họ cho biết đây có thể là loài động vật nặng nhất từng tồn tại trên Trái đất.
Đốt xương khổng lồ của loài cá voi cổ đại được nhấc lên bằng tời tại nơi khai quật
Video đang HOT
Mới đây, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch của loài cá voi cổ đại này, bao gồm đốt sống và xương sườn, ở miền nam Peru.
Từ những phần hóa thạch tìm thấy, họ đã mô hình hóa cá voi cổ đại, ước tính khoảng 39 triệu năm tuổi. Các nhà khoa học ước tính loài cá voi này dài khoảng 20m và có khối lượng cơ thể từ 85 đến 340 tấn.
Khối lượng cơ thể này bằng hoặc lớn hơn khối lượng của cá voi xanh, loài động vật được cho là nặng nhất từng tồn tại từ trước tới nay.
Các nhà nghiên cứu tin rằng con cá voi này đã sống ở vùng nước nông. Họ cho biết thông tin về hóa thạch của con cá voi rất quan trọng đối với lịch sử tiến hóa của cuộc sống động vật có vú.
Loài động vật nào xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất?
Các nhà khoa học tin rằng họ có lẽ đã xác định được loài động vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 700 triệu năm, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature tiết lộ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được loài động vật này có thể là sứa lược - một loài săn mồi khắp đại dương - nghiên cứu từ Đại học California Berkeley cho hay.
Mặc dù trông giống như sứa nhưng sứa lược là một loài sinh vật khác hoàn toàn và nó tự đẩy cơ thể trong nước bằng các lông mao thay vì xúc tu. Chúng vẫn là một phần trong hệ sinh thái dưới biển ngày nay và được tìm thấy ở khắp các vùng biển trên thế giới.
Sứa lược ở Biển Đỏ. Ảnh: Getty
"Tổ tiên thường được biết đến nhất của tất cả các loài động vật này có lẽ sống cách đây 600 - 700 triệu năm. Khó có thể biết được chúng trông như thế nào bởi chúng là động vật thân mềm và không để lại bất kỳ dấu vết hóa thạch trực tiếp nào. Nhưng chúng ta có thể so sánh các loài động vật đang sống để biết về tổ tiên của chúng", Giáo sư Daniel Rokhsar thuộc trường California Berkeley và là đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Theo Đại học California Berkeley, trong một thời gian dài người ta đã tranh luận loài động vật nào xuất hiện đầu tiên, sứa lược hay bọt biển. Bọt biển là loài sinh vật dành hầu hết cuộc đời của nó tại một vị trí, lọc nước qua các lỗ chân lông để thu gom các hạt thức ăn.
Nhiều người cho rằng do các đặc điểm nguyên thủy của bọt biển mà nó xuất hiện trước, trước cả sứa lược. Nhưng nghiên cứu mới đây đã xác định, trong khi bọt biển xuất hiện từ sớm thì chúng có thể vẫn xuất hiện sau sứa lược. Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã xem xét tổ chức gen trong nhiễm sắc thể của các cơ quan. Các nhiễm sắc thể của sứa lược rất khác của bọt biển, sứa và các loài không xương sống khác, cho thấy có thể chúng đã xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với các loài còn lại.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh các nhiễm sắc thể của sứa lược với các sinh vật không phải động vật và thấy rằng chúng có chung một vài sự kết hợp vật liệu di chuyền trong khi các nhiễm sắc thể của bọt biển và các loài động vật khác được sắp xếp lại theo cách hoàn toàn khác.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới này có giá trị quan trọng trong việc hiểu về các chức năng cơ bản của tất cả các loài động vật và con người ngày nay, như cách chúng ta ăn uống, di chuyển và cảm nhận về môi trường xung quanh./.
Loài rắn có nọc độc nguy hiểm gấp 50 lần rắn hổ mang Rắn Taipan nội địa là loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất.