Tiết lộ khuôn mặt của ‘nòng nọc sát thủ’ đã khủng bố Trái đất trước khi có khủng long
Bằng cách ghép các mảnh của hộp sọ cổ đại lại với nhau, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của một sinh vật ‘ nòng nọc’ giống cá sấu 330 triệu năm tuổi.
Crassigyrinus scoticus sống cách đây 330 triệu năm ở vùng đất ngập nước ngày nay là Scotland và Bắc Mỹ.
Với hàm răng khổng lồ và đôi mắt to, Crassigyrinus scoticus được điều chỉnh đặc biệt để săn mồi trong các đầm lầy ở Scotland và Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học đã biết về loài đã tuyệt chủng, Crassigyrinus scoticus, hơn 10 năm trước. Nhưng do tất cả các hóa thạch được biết đến của loài ăn thịt nguyên thủy đều bị nghiền nát nghiêm trọng nên rất khó để tìm hiểu thêm về nó.
Giờ đây, những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh 3D đã cho phép các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghép các mảnh lại với nhau bằng kỹ thuật số, tiết lộ thêm chi tiết về loài thú cổ đại này.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, C. scoticus là một động vật bốn chân, mà loài động vật bốn chi có liên quan đến những sinh vật đầu tiên chuyển từ nước lên cạn. Động vật bốn chân (Tetrapods) bắt đầu xuất hiện trên Trái đất khoảng 400 triệu năm trước, khi các động vật bốn chân sớm nhất bắt đầu tiến hóa từ cá vây thùy.
Tuy nhiên, không giống như họ hàng của nó, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy C. scoticus là một động vật sống dưới nước. Điều này có thể là do tổ tiên của nó đã từ đất liền trở về nước, hoặc vì chúng chưa bao giờ đặt chân lên đất liền ngay từ đầu. Thay vào đó, chúng sống trong đầm lầy – những vùng đất ngập nước mà qua hàng triệu năm sẽ biến thành các kho chứa than – ở vùng đất ngày nay là Scotland và một phần của Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học College London, Anh thực hiện cho thấy loài vật này có hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe. Mặc dù tên của nó có nghĩa là “nòng nọc dày”, nhưng nghiên cứu cho thấy C. scoticus có thân tương đối phẳng và các chi rất ngắn, tương tự như cá sấu Mỹ.
“Khi còn sống, Crassigyrinus có thể dài khoảng 2 đến 3 mét, khá lớn vào thời điểm đó. Nó có lẽ đã cư xử theo cách tương tự như cá sấu hiện đại, ẩn nấp dưới mặt nước và sử dụng cú đớp mạnh mẽ của mình để tóm lấy con mồi,” tác giả chính của nghiên cứu Laura Porro, giảng viên về tế bào và sinh học phát triển tại Đại học College London, cho biết.
Khủng long từng sống trên hành tinh rất nóng, tại sao con người không thể?
Hàng triệu năm trước, hành tinh này nóng hơn nhiều so với ngày nay. Tuy nhiên, nó vẫn tràn đầy sức sống. Vậy tại sao khủng hoảng khí hậu hiện nay lại được xem như mối đe dọa sống còn đối với loài người?
Những giới hạn của con người
Quay trở lại thời kỳ khi những con khủng long đại dương dài 25 mét bơi trên biển, T-Rex và Triceratops lang thang trên mặt đất nơi mà chúng ta đi bộ ngày nay, Trái đất là một nơi nóng bỏng, rất nóng để sinh sống. Trong Kỷ nguyên Đại Trung Sinh này - từ khoảng 250 đến 66 triệu năm trước - nồng độ CO2 trong khí quyển cao hơn hiện nay khoảng 16 lần, tạo ra "khí hậu nhà kính" với nhiệt độ trung bình ấm hơn từ 6 đến 9 độ so với hiện nay.
Ảnh minh họa: DW
Các nhà khoa học cho rằng khí mê-tan từ quá trình ợ và xì hơi của khủng long - tương tự như bò ngày nay - đã góp phần vào sự nóng lên toàn cầu vào thời điểm đó. Nhưng lý do chính là siêu lục địa Pangea đang dần bắt đầu trôi dạt và vỡ ra. Điều này cuối cùng không chỉ dẫn đến việc tạo ra các lục địa như chúng ta biết ngày nay, mà còn dẫn đến sự thay đổi khí hậu.
Sự chuyển động của toàn bộ cảnh quan và lục địa đã gây ra những vụ phun trào núi lửa khổng lồ phun khí gây hại cho khí hậu vào bầu khí quyển, do đó làm nóng hành tinh. Nó cũng dẫn đến mưa axit, axit hóa đại dương và thay đổi cơ bản thành phần hóa học trên đất liền và dưới nước, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt mở đường cho sự trỗi dậy của khủng long.
Ngày nay, chúng ta vẫn còn cách xa loại nhiệt độ đã biến hành tinh thành một ngôi nhà kính trong Đại Trung Sinh. Tuy nhiên, bằng cách đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt ở mức chưa từng có, con người đã làm hành tinh nóng hơn 1,1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Kết quả là, sức khỏe của hệ sinh thái đang xấu đi nhanh hơn bao giờ hết, với những tác động nghiêm trọng đối với con người cũng như các hệ sinh thái đất, rừng và biển trên toàn thế giới. Các nhà khoa học cho biết thời gian hạn hán trung bình ở Trung Mỹ sẽ tăng thêm 5 tháng với 1,5 độ C, trong 8 tháng với mức tăng 2 độ C và 19 tháng nếu nhiệt độ tăng thêm 3 độ C.
Họ cũng nói rằng thế giới sẽ chạm mốc 3 độ C vào cuối thế kỷ này nếu khí thải nhà kính tiếp tục không được kiểm soát, dẫn đến lũ lụt, bão, mực nước biển dâng cao và những đợt nắng nóng khắc nghiệt chưa từng có. Do đó, các nhà khoa học nói về cuộc khủng hoảng khí hậu như một mối đe dọa hiện hữu đối với con người.
Tại sao khủng long vẫn sống được?
Và trở lại với câu chuyện của khủng long. Việc loài động vật to lớn này đối phó tốt với điều kiện khí hậu nơi chúng sống chủ yếu là do một yếu tố quyết định: thời gian.
Mặc dù nồng độ CO2 trong khí quyển cực kỳ cao trong Đại Trung Sinh, nhưng nó tăng rất chậm. Trước đây hoạt động núi lửa mạnh mẽ và mất hàng triệu năm để làm hành tinh nóng lên vài độ, song bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, con người đã khiến thay đổi hoàn toàn khí hậu trong vòng hai thế kỷ.
Khủng long có thể sống trong môi trường rất nóng, nhưng là do có thời gian để thích nghi và có giới hạn chịu đựng tốt hơn - những điều mà con người đều đang không có được. Ảnh: DW
Georg Feulner thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK) cho biết tốc độ nóng lên chậm hơn mang lại cho thiên nhiên cơ hội thích nghi. "Các loài động vật không thích nóng có thể di chuyển đến các vĩ độ cao hơn, chẳng hạn như về phía các cực. Hoặc chúng cũng có thể thích nghi thông qua các quá trình tiến hóa".
Nhưng ông nói thêm rằng nhiệt độ cực cao có thể khiến một số loài động vật nhất định không thể ở được "bởi vì đơn giản là có những giới hạn sinh lý nhất định đối với động vật và con người". Khủng long rõ ràng khỏe mạnh và chịu đựng tốt hơn con người rất nhiều. Thực tế như đã biết, gần đây mỗi năm đã có hàng trăm ngàn người chết trên toàn thế giới vì nhiệt độ quá cao.
Và lịch sử cho thấy rằng năm cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt mà hành tinh đã chứng kiến cho đến nay đều liên quan đến sự nóng lên quá mức hoặc các kỷ băng hà của hành tinh, cũng như những thay đổi trong các chu trình hóa học ở biển hoặc trên đất liền.
Ví dụ, tác động của một tiểu hành tinh cách đây 67 triệu năm đã tạo ra một đám mây bụi khổng lồ và gây ra các vụ phun trào núi lửa dữ dội trên toàn thế giới, làm tối bầu trời và làm mát hoàn toàn khí hậu. Sự nguội đi mạnh mẽ và tương đối nhanh này khiến chúng ta có ít thời gian để thích nghi và đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên khủng long. Nhìn chung, 76% các loài đã tuyệt chủng vào thời điểm đó.
Trong một cuộc tuyệt chủng hàng loạt, ít nhất 3/4 số loài biến mất trong khoảng 3 triệu năm. Một số nhà khoa học, nhìn vào tốc độ tuyệt chủng hiện tại, nghĩ rằng chúng ta đang ở giữa đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6. Chỉ trong vài thập kỷ tới, người ta ước tính rằng ít nhất 1 triệu trong số 8 triệu loài đã biết có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Nhiều nhà khoa học tin rằng con số thực có thể cao hơn nhiều.
Bởi vậy, để tránh số phận loài người sớm giống như khủng long và hàng triệu loài khác trong quá khứ, con người phải làm mọi cách để ngăn trái đất nóng lên một cách nhanh chóng, cũng như theo đánh giá sẽ cần một khoản đầu tư hàng trăm tỷ đô la mỗi năm để con người có thể thích nghi với một khí hậu ngày càng nóng lên trong tương lai.
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng? Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái Đất 230 triệu năm. Ai có thể ngờ rằng cá sấu lại là kẻ săn mồi hàng đầu cùng thời với khủng long. Khi khủng long thống trị, cá sấu đã tung hoành khắp thế giới theo từng hệ thống nước. Trong thế giới tiền...